【nhận định cerezo osaka】Học online tiểu học: Có vui nhưng mệt...
Ngày học đầu tiên với giáo viên và học sinh tiểu học khá vui nhưng rất vất vả,ọconlinetiểuhọcCvuinhưngmệnhận định cerezo osaka nhiều lúng túng. Giáo viên, học sinh và cả phụ huynh đều phải dạy và học hết công suất, mới có thể hoàn thành buổi học.
Giờ học qua truyền hình của học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Vĩnh Thuận Đông 1, huyện Long Mỹ.
“Cô ơi, em không thấy cô”
Cô Nguyễn Thị Thu Liễu, giáo viên chủ nhiệm lớp 3C, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Tôi biết buổi học đầu tiên này cô và trò sẽ khá vất vả. Nhất là việc ổn định nề nếp học tập cho các em tiểu học. Mà đó lại là điều quan trọng của việc học online”. Cô Liễu đã dành cả tiết học đầu để hướng dẫn các em làm quen với thiết bị học tập, kết nối đường truyền để các em biết cách học trực tuyến, hướng dẫn lại cách viết bài vào vở, khuyến khích phụ huynh học sinh hỗ trợ con học tập online... Qua tiết 2, cô mới vào chương trình học chính thức.
Cô Liễu chia sẻ: Lúc đầu lớp học khá ổn, học sinh tập trung, giờ học nhịp nhàng. Nhưng chỉ sau bài tập đọc, nhiều sự cố xảy ra khi giáo viên tương tác với học sinh. Mạng các em bị rớt liên tục, giáo viên gọi mãi mà không có tín hiệu. Lúc thì cô nói trò không nghe, lúc trò nói cô cũng không nghe được. Ngày đầu học lớp chỉ khoảng 20/35 học sinh vào học. Để chuẩn bị cho giờ học trực tuyến đầu tiên này, cô đã đến trường từ lúc 6h50, trước giờ vào học 40 phút nhưng việc kết nối đường truyền mạng của cô trò khá cực. Cô liên tục nhắc các em học sinh tắt micro, các em quá ồn, học sinh thì réo cô em bị rớt mạng, không kết nối được với cô giáo, chút chút lại hỏi cô ơi em không thấy cô?… Dù nhiệt tình hướng dẫn và đã “test” kết nối phần mềm Google Meet từ cuối tuần rồi với học sinh.
Em Liêu Khánh Toàn, học sinh lớp 3C, bộc bạch: “Cô giáo cho em xem các hình ảnh sinh động trong giờ đọc tiếng Việt nhưng có lúc em không nghe rõ được lời dạy của cô, phải nhờ mẹ chỉnh kết nối nhiều lần”.
Có phụ huynh vì quá lo nên từ nhà chạy ngay vô trường để hỏi khi gặp vấn đề về đường truyền. Chị Nguyễn Thị Kiều Tiên, phụ huynh có con học Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, nhà ở xã Vị Tân, đã phải chạy ngay đến trường để hỏi trực tiếp giáo viên. Chị Tiên chia sẻ: “Sáng nay, con học trực tuyến buổi đầu nên tôi xin nghỉ làm buổi sáng để cùng con học. Ngồi học cùng con, nghe cô gọi tên con điểm danh, rồi đọc bài, cô nhắc tên bé nhiều lần mà bên này con trả lời và đọc bài rồi. Tôi nghĩ chắc do lỗi kết nối micro, nên chạy luôn vào trường hỏi cô để kịp giờ học toán tiếp theo”.
Phụ huynh học trước để biết mà dạy lại con
Chuẩn bị sẵn tâm thế cho con khi bước vào lớp 1, chị Huỳnh Thị Thiện Nhân, phụ huynh học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Vĩnh Thuận Đông 1, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Khi thấy dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, bắt đầu từ hè là tôi đã chủ động dạy con cách làm quen với chữ cái và các con số. Tôi cũng nghe giáo viên chủ nhiệm nói con học qua truyền hình xem trên kênh VTV7 hoặc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang để con làm quen với giờ học, tôi cũng đã tranh thủ xem và học trước những ngày qua, để sáng nay vào giờ học chính thức môn tiếng Việt qua truyền hình, mình học cùng con. Tôi thấy con học khá vui, con nói mong ngày mai học tiếp”.
Đúng 8 giờ, tiết học qua truyền hình của các em học sinh khối lớp 1 đã bắt đầu. Cô Lê Thị Kim Hường, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A, Trường Tiểu học Vĩnh Thuận Đông 1, cho biết: “Sáng nay, giờ học đầu tiên qua Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang là hướng dẫn bảng chữ cái và 6 dấu câu. Tôi thấy giáo viên giảng dạy khá kỹ, hình ảnh minh họa sinh động, hấp dẫn, thu hút học sinh. Cách hướng dẫn cầm bút, cách viết cũng khá cụ thể, nhưng có phần hơi nhanh, học sinh sẽ ghi bài không kịp nếu không có sự hỗ trợ của phụ huynh. Tôi đang hệ thống lại giờ học vừa rồi để gửi phụ huynh ôn lại cho con”.
Ông Trần Văn Thiện, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Học sinh tiểu học không có được ý thức học tập như học sinh THCS, THPT. Nhất là học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 lại càng khó vì các em vẫn còn ham chơi, khó tập trung được lâu. Việc dạy học qua truyền hình, qua trực tuyến đối với học sinh tiểu học rất cần sự liên kết hỗ trợ từ phía phụ huynh với giáo viên để cùng con học tập. Nếu phụ huynh không đồng hành thì trẻ tiểu học khó học online. Rất hoan nghênh là nhiều phụ huynh vẫn cố gắng hỗ trợ con em học tập, nhiều phụ huynh tạm gác công ăn việc làm để cho con làm quen với việc học online ngày đầu tiên này”.
Gác việc mua bán qua một bên, chị Bùi Thị Ngọc Chánh, ở khu vực 3, phường V, bộc bạch: “Ngồi một bên học cùng con mà tôi khá lo lắng. Cô giáo thì dạy nhiệt tình bên kia, hướng dẫn tỉ mỉ từng phần đọc, còn xem trên nhóm học thấy các cháu khá ồn, mỗi cháu mỗi nói. Con học thế này chắc tôi phải học trước để hỗ trợ con học mới được”. Theo chị Chánh, con trai học tập trung chỉ được hơn nửa tiếng thì con bắt đầu chán do chưa quen nề nếp học tập, khi phải ngồi suốt trên ipad để học.
Ông Hồ Văn Bé Hai, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học - Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Đây là năm học đặc biệt nhất khi giáo viên và học sinh cấp tiểu học dạy và học qua online, qua truyền hình. Tôi biết sẽ có nhiều điểm khó nhưng không vì khó mà không làm. Nhà trường, giáo viên sẽ hỗ trợ học sinh hết mình để các em có những tiết học hấp dẫn, chất lượng nhất. Ấn tượng ban đầu của giờ học đầu tiên rất quan trọng, nên chúng tôi đã yêu cầu mỗi giáo viên phải tạo được sự hứng thú cho học sinh. Sắp tới sẽ phát động giáo viên các khối lớp tạo thêm nhiều clip, bài giảng hay để tạo sự linh động, hấp dẫn hơn cho giờ học của học sinh”.
Như vậy, sau cấp THCS, THPT, cấp tiểu học từ khối 3 trở lên (lớp 1 và 2 chỉ học qua truyền hình) đã bước vào học trực tuyến. Học trực tuyến, học qua truyền hình thì vai trò của phụ huynh rất quan trọng. Nhất là với học sinh cấp tiểu học, độ tuổi các em còn nhỏ, nhà trường và giáo viên rất cần sự chung tay hỗ trợ từ phía phụ huynh, cần tạo tâm lý thoải mái cho con, học mà chơi, chơi mà học để trẻ tiếp thu bài hiệu quả, tránh sự nhàm chán!
(HG) - Từ ngày 27-9, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang phát sóng các bài giảng có nội dung cốt lõi theo khung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 dành cho khối lớp 1, mỗi tiết 30 phút, từ nguồn học liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã, thành phố triển khai việc tổ chức cho học sinh lớp 1, lớp 2 học trên truyền hình, phân công giáo viên phụ trách lớp kết nối với gia đình học sinh để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, thông báo cụ thể lịch phát sóng các bài giảng, phối hợp theo dõi quá trình học tập, hỗ trợ các em. Riêng học sinh khối lớp 2, thời gian đầu này sẽ học qua kênh VTV7 và dự kiến khoảng tháng 10, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát sóng các bài giảng cho khối lớp này. |
Bài, ảnh: CAO OANH
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nhiều chủ tài khoản Ngân hàng Agribank 'hoảng hồn' vì mất tiền trong đêm
- ·Thị xã Ngã Bảy: Giải quyết việc làm cho 1.156 lao động
- ·Hầu hết hộ kinh doanh chấp hành tốt quy định về vệ sinh thú y
- ·Xâm nhập mặn có xu hướng giảm dần
- ·Ông lớn ngành bán lẻ tại Mỹ chính thức đệ đơn phá sản do ảnh hưởng Covid
- ·Sẽ xử lý đúng người, đúng hành vi, đúng tội
- ·Khoanh vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
- ·Thành phố Vị Thanh: Bàn giao nhà đại đoàn kết
- ·Gần 3,38 triệu hồ sơ doanh nghiệp thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia
- ·Thu nhập khá từ nghề phơi lúa mướn
- ·Ngay sau khi Thủ tướng phát động, ngành Ngân hàng ủng hộ 140 tỷ đồng phòng chống dịch Covid
- ·Hội thi trang trí mai
- ·Huyện Phụng Hiệp: Vận động hơn 1.200 phần quà trao tặng những hoàn cảnh khó khăn
- ·Những bước chân tròn vẹn
- ·4 kịch bản cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân khu vực cách ly vì dịch Covid
- ·Bàn giao nhà tình thương cho hội viên người mù
- ·Trao tặng 333 phần quà cho nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam
- ·Huyện Long Mỹ: Thực hiện các biện pháp phòng, chống mặn xâm nhập
- ·Đại gia chi ‘khủng’ nửa tỷ mua 3 chậu lan chở máy bay từ Hà Nội vào TP.HCM
- ·100% cơ sở ở các xã nông thôn mới thực hiện bảo vệ môi trường