【bxh đan mạch 1】Nâng cao đời sống người dân
Cùng với sự quan tâm,đờisốngngườbxh đan mạch 1 tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự nỗ lực của bản thân, nhiều hộ nghèo trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã có cuộc sống tốt hơn.
Công tác điều tra, rà soát hộ nghèo được các điều tra viên tích cực thực hiện.
Một dự án nhân văn cho người nghèo
Theo ông Nguyễn Thanh Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Hỏa Tiến, nhờ nguồn vốn thực hiện Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2017-2019, 24 hộ nghèo trên địa bàn xã có thêm nguồn vốn để đầu tư vào mô hình sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh... phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình. Nhờ tận dụng có hiệu quả nguồn vốn ấy, cùng sự trợ giúp của chính quyền địa phương, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống. Trong số đó, hộ anh Lâm Thanh Thạnh, ở ấp Thạnh An, là một điển hình.
Gia đình anh Thạnh là hộ nghèo ở ấp mấy năm nay. Anh làm tài xế xe tải ngót mười năm, nhưng vì thu nhập bấp bênh, cộng thêm con còn nhỏ nên anh xin nghỉ. Về quê, anh được chính quyền địa phương cho mượn vốn 15 triệu đồng từ Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo. Số vốn này cộng thêm tiền mượn mẹ ruột, anh đã mua máy xới liếp. Từ ngày gắn bó với chiếc máy này, kinh tế gia đình anh đã khởi sắc. Anh Thạnh cho biết: “Những ngày đi chạy xe tải ở tỉnh Long An, tỉnh Vĩnh Long tôi thấy người ta xới liếp trồng khóm bằng máy. Lúc đó, tôi nghĩ địa phương mình chưa có loại máy này nên dự định khi nào có số vốn sẽ mua máy, để phục vụ người dân địa phương. Khi được cho mượn vốn, tôi liền mua máy”.
Trước đây, người dân chủ yếu xới liếp khóm bằng tay, nhân công thuê mướn khoảng 25.000 đồng/tầm (1 tầm dài 3m, ngang khoảng 4m). Còn xới máy chỉ từ 10.000-12.000 đồng/tầm, khi đó tiết kiệm được chi phí và thời gian nên mọi người ưa chuộng hơn. Bình quân mỗi ngày chiếc máy xới liếp của anh Thạnh xới khoảng 120 tầm. Trừ chi phí và tiền thuê mướn người làm cũng thu về từ 800.000-900.000 đồng. Theo anh Thạnh, công việc xới liếp khóm chủ yếu làm từ tháng 1 đến tháng 5, những tháng nước làm ít. Tuy nhiên, ngoài xới liếp khóm, anh còn xới liếp trồng dưa hấu, nhờ đó, công việc cũng ổn định. Từ ngày có chiếc máy xới liếp này, cuộc sống gia đình anh đã bước sang trang mới, không còn lo sợ cảnh thiếu gạo như trước và đặc biệt có tích lũy vốn. Năm 2018 vừa qua, gia đình anh đã tích góp cất lại căn nhà. “Trước kia nhà lá lụp xụp lắm, nhờ thu nhập ổn định nên chúng tôi mới cất được căn nhà vững chải như thế này. Từ rày hết lo mưa dột gió lùa rồi”, anh Thạnh bộc bạch.
Không chỉ cất lại căn nhà, 2 tháng trước, anh Thạnh đã mua thêm một máy xới liếp, để đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Hiện nay, ngoài xới liếp trồng khóm tại địa phương, anh Thạnh còn chạy máy ở những huyện lân cận như huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang), huyện Long Mỹ...
Khi thực hiện Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, mỗi hộ được mượn vốn từ 10-15 triệu đồng. Sau 2 năm, có 22 hộ thoát nghèo.
Đảm bảo rà soát hộ nghèo, cận nghèo đúng quy định
Thành phố Vị Thanh còn 871 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,3% và 1.263 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,2%.
Các điều tra viên ở thành phố Vị Thanh đang tích cực thực hiện công tác điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2019. Cuộc điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, nhằm chăm lo đời sống người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Để việc điều tra, rà soát đạt kết quả cao, các điều tra viên ở cơ sở rất chú trọng công tác thu thập thông tin hộ gia đình. Ngoài những hộ đã nằm trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo cần điều tra, địa phương còn lập danh sách những hộ có khả năng rơi vào nghèo, cận nghèo để rà soát. Theo ông Lưu Văn Châu, Trưởng ấp 7, xã Vị Tân, nhờ được tập huấn nên chúng tôi hiểu rõ quy trình điều tra hộ nghèo. Với lại, trong quá trình điều tra, ngoài lắng nghe hộ nghèo kê khai tài sản, các điều tra viên chúng tôi còn quan sát, thu thập thêm thông tin, để quá trình điều tra được khách quan, công bằng, không bỏ sót đối tượng.
Xã Vị Tân có 108 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,36%, 207 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,97%. Toàn xã có 9 ấp với 18 điều tra viên thực hiện công tác điều tra, rà soát hộ nghèo. Năm 2019 địa phương phấn đấu giảm 55 hộ nghèo và giảm 25 hộ cận nghèo. “Trong thực hiện công tác này, chúng tôi chỉ đạo các điều tra viên phải công tâm, khách quan, đảm bảo phản ánh đúng thực chất đời sống người dân. Hiện nay, các ấp đang tích cực thực hiện, đến cuối tháng 10 sẽ hoàn thành công tác điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo”, ông Trần Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Vị Tân, cho biết.
Trong quá trình điều tra, rà soát hộ nghèo, cán bộ giảm nghèo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố còn trực tiếp đến các xã, phường để hướng dẫn nghiệp vụ cho các điều tra viên. Đồng thời, Ban Chỉ đạo thành phố và xã, phường thường xuyên đến kiểm tra, giám sát phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình rà soát, góp phần hoàn thành kế hoạch điều tra hộ nghèo đúng tiến độ và phản ánh chân thực đời sống người dân. Ông Hồ Hồng Lâm, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Vị Thanh, cho biết: “Để thực hiện tốt công tác rà soát hộ nghèo, địa phương đã xây dựng kế hoạch thực hiện, triển khai, quán triệt chủ trương rà soát, tổ chức tuyên truyền về mục đích, yêu cầu của việc điều tra. Theo kế hoạch, đến cuối tháng 10, xã, phường báo cáo sơ bộ kết quả sau rà soát về Thường trực Ban Chỉ đạo Giảm nghèo - Giải quyết việc làm thành phố để tổng hợp”.
Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo, thời gian tới, thành phố tiếp tục thực hiện các mô hình giảm nghèo, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Đồng thời, tiếp tục chuyển giao khoa học kỹ thuật, để người dân áp dụng vào mô hình sản xuất, chăn nuôi của gia đình, nâng cao năng suất trên cùng diện tích canh tác. Từ đó, nâng cao hơn nữa đời sống người dân!
Thành phố Vị Thanh có 871 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,3% và 1.263 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,2%. Đầu năm có 320 hộ đăng ký thoát nghèo và 234 hộ đăng ký thoát nghèo bền vững. Từ đầu năm đến nay, địa phương đã vận động xây dựng 10 căn nhà tình thương, mỗi căn 40 triệu đồng. Có 18 hộ vay tiền xây nhà theo Quyết định số 33 của Thủ tướng Chính phủ. Mở 17 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn… |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Phổ biến chính sách trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến và chế tạo
- ·Đôi nam nữ cướp tiệm vàng ở Đắk Lắk là chị em cùng mẹ khác cha
- ·Công an điều tra vụ tài xế ở Bắc Ninh bị chặn đường, hành hung
- ·Bộ Công an tiếp tục truy nã cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn
- ·6 tháng năm 2023: Tổng Cục thuế thu ngân sách Nhà nước đạt trên 743.000 tỉ đồng
- ·Công an điều tra vụ tài xế ở Bắc Ninh bị chặn đường, hành hung
- ·Có được phép mua 2 bảo hiểm bắt buộc cho một xe?
- ·Bắt giam Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, Thái Bình
- ·Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường
- ·Cán bộ địa chính xã giúp 2 kẻ làm giả giấy tờ chiếm đoạt hơn 32 tỷ đồng
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023
- ·Khởi tố, bắt giam Tổng biên tập và 7 thuộc cấp Tạp chí Môi trường và Đô thị
- ·Cán bộ địa chính xã giúp 2 kẻ làm giả giấy tờ chiếm đoạt hơn 32 tỷ đồng
- ·Lập Facebook mạo danh nhà sư, lừa đảo tiền từ thiện
- ·Chủ tịch UBND tỉnh
- ·Gây tai nạn chết người phải bồi thường bao nhiêu tiền?
- ·Khởi tố nguyên chủ tịch huyện và 4 cấp dưới ở Thanh Hóa
- ·Trương Mỹ Lan: Đấu giá túi Hermes bạch tạng lâu, muốn con cháu chuộc lại
- ·Niềm vui bên bờ kè Kênh Nước Mặn
- ·Bộ Công an tiếp tục truy nã cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn