【bóng đá kết quả pháp】Vì sao giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao nửa đầu năm?
Điều chỉnh chính sách để giảm phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi | |
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh |
Nguồn: Cục Chăn nuôi |
Theo thông tin mới nhất từ Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT): tính từ đầu năm đến hết tháng 6/2022, cả nước đã nhập khẩu 8,5 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN), bao gồm cả thủy sản, trị giá tương ứng là 3,7 tỷ USD (giảm khoảng 33,11% về số lượng và 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021).
Trong đó, ngô 3,7 triệu tấn (giảm khoảng 52,3% về số lượng và 14,71% về trị giá); khô dầu các loại 2,2 triệu tấn (giảm 39,65% về số lượng và 25,5% về trị giá); DDGS 0,43 triệu tấn (giảm 39,8% về số lượng và 17,3% về trị giá); lúa mỳ 0,73 triệu tấn (giảm 3,7% về số lượng, tăng 24,26% về trị giá).
Do ảnh hưởng của giá nguyên liệu TACN trên thế giới, giá nguyên liệu cũng như giá TACN trong 6 tháng đầu năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ 2021.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: nguyên nhân chính dẫn đến tăng giá là do giá nông sản thế giới đã được thiết lập mặt bằng giá mới (trong đó có giá gạo và hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng).
Ngoài ra, dịch bệnh Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có chuỗi cung ứng nguyên liệu TACN nhập khẩu (giảm nguồn cung, thiếu phương tiện vận chuyển). Một số quỹ đầu tư lớn trên thế giới chuyển sang kinh doanh nông sản, găm hàng, đẩy giá nông sản lên cao.
“Mỹ là một trong những nước có sản lượng ngô lớn đã tăng sản xuất cồn sinh học (Ethanol) từ ngô, làm giảm lượng ngô xuất khẩu. Đặc biệt, giá xăng dầu tăng trong tháng 2/2022 vừa qua cũng đẩy giá ngô tăng cao”, ông Tống Xuân Chinh nói.
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cũng phân tích thêm ở khía cạnh: một số nước sản xuất ngô, đậu tương lớn ở khu vực Nam Mỹ (Argentina, Brazil) có sản lượng ngô và đỗ tương giảm do tình hình hạn hán.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng ngô của Argentina niên vụ 2021/2022 dự kiến giảm còn dưới 48 triệu tấn (theo tính toán trước đây là 54 triệu tấn), Brazil dưới 110 triệu tấn (theo tính toán trước đây là 114 triệu tấn).
Đáng chú ý, cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraine (nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và thứ tư trên thế giới) đang tác động lớn đến nguồn cung và giá lương thực toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến giá ngô và các mặt hàng nông sản khác trên thị trường thế giới và Việt Nam.
Bắt đầu từ cuối tháng 5/2022, giá nguyên liệu TACN theo xu hướng giảm nhẹ. Hiện nay, giá một số nguyên liệu chính so với bình quân trong tháng 6/2022 giảm. Cụ thể: giá ngô hạt 8.600 đồng/kg (giảm 5,5%); khô dầu đậu tương 14.050 đồng/kg (giảm 0.4%); DDGS 10.500 đồng/kg (tương đương); cám gạo chiết ly 5.550 đồng/kg (giảm 0,3%).
“Dự báo trong thời gian tới giá một số nguyên liệu chính có thể giảm nhưng không nhiều. Gần đây một số nước đang thực hiện chính sách an ninh lương thực trong nước cấm xuất khẩu, điều này cũng ảnh hưởng đến giá ngô, khô đậu tương, lúa mỳ làm thức ăn chăn nuôi”, ông Tống Xuân Chinh nói.
Đánh giá về tình hình chăn nuôi nửa cuối năm, lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho biết: dịch bệnh còn xảy ra ở một số địa phương, vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao.
Ngoài ra, về vấn đề toàn cầu hóa về thị trường, khu vực các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) và FTA Việt Nam-EU (EVFTA) đều là những nước có không gian chăn nuôi lớn, có lợi thế hơn Việt Nam, sẽ càng gia tăng áp lực về thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước.
Sản phẩm chăn nuôi sẽ chịu sự cạnh tranh ngày càng lớn về giá, về chất lượng, đa dạng sản phẩm trước bối cảnh sản phẩm chăn nuôi của Mỹ và châu Âu như thịt gà, thịt lợn xuất vào thị trường Việt Nam.
Liên quan vấn đề giá TACN tăng cao thời gian vừa qua, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu Cục Chăn nuôi phối hợp với các đơn vị khác trong Bộ cũng như các đối tác quốc tế để đưa ra giải pháp chủ động nguồn thức ăn, đồng thời lưu ý việc quản lý, kiểm soát chất lượng các loại thức ăn chăn nuôi trên thị trường.
“Cần tăng cường hợp tác quốc tế trong ngành chăn nuôi, đẩy nhanh các dự án, chương trình hợp tác với đối tác nước ngoài bởi đây là nguồn lực rất quan trọng”, ông Phùng Đức Tiến nói.
Toàn ngành chăn nuôi đặt mục tiêu, tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân năm 2022 đạt khoảng 5,0-5,5% so với năm 2021. Sản lượng thịt các loại đạt khoảng 6,95 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021 (trong đó sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 4,2 triệu tấn và sản lượng thịt gia cầm đạt trên 1,9 triệu tấn); sữa tươi 1,24 triệu tấn, tăng 7,3%; trứng 18,4 tỷ quả, tăng 5%. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cải thiện chất lượng khám chữa bệnh và phục vụ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
- ·Hầu tòa vì trộm điện thoại
- ·Sự cộng hưởng của uy tín Chủ đầu tư Vạn Xuân Group
- ·Vận động người ở trọ đoàn kết phòng chống tội phạm
- ·Còn bao nhiêu doanh nghiệp Nhà nước chưa chuyển giao vốn về SCIC?
- ·Giải quyết vướng mắc tại khu dân cư Bắc đường Nguyễn Huệ
- ·Xu hướng dịch chuyển về phía Tây của cộng đồng khách Hàn, Nhật
- ·Lại xảy ra tai nạn lao động tại công trường xây dựng
- ·Đáp án môn Địa lý mã đề 307 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Tìm kiếm phong cách sống Thụy Sỹ giữa lòng Thủ đô
- ·Mức phạt nào cho cơ sở sử dụng hình ảnh đội tuyển Việt Nam để kinh doanh bao lì xì?
- ·Lực lượng cảnh sát hình sự Công an tỉnh: Tổng kết các chuyên án điển hình
- ·Thông tin về vụ mang súng nhựa đi “nói chuyện”: Công an đang xác minh làm rõ
- ·Meyhomes Capital Phú Quốc chính thức khởi công đại tiện ích sông Mey
- ·Giải mã chuyện 60.000 nông trại Mỹ muốn xuất khẩu nội tạng lợn sang Việt Nam
- ·Phối hợp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
- ·Bắt đối tượng “đá nóng” xe máy
- ·Lâm Đồng từ chối đề xuất ý tưởng quy hoạch Dự án Khu dân cư Lâm Hà
- ·Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo Hà Nội 2019: Hàng loạt startup trình diễn ấn tượng
- ·Dấu ấn Việt Nam tại “điểm đến mới của thế giới” Phú Quốc United Center