会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tile chaua】Linh hoạt điều hành chính sách tài khóa!

【tile chaua】Linh hoạt điều hành chính sách tài khóa

时间:2024-12-23 21:44:32 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:667次

linh hoat dieu hanh chinh sach tai khoa

Chính sách tài khóa,ạtđiềuhànhchínhsáchtàikhótile chaua tiền tệ hợp lý sẽ tháo gỡ khó khăn cho DN, thúc đẩy kinh doanh Ảnh: S.T

Gắn kết ở tầm điều hành

Mặc dù lạm phát được kiểm soát trong những tháng đầu năm 2012, nhưng tăng trưởng kinh tế thấp khiến các nhà hoạch định chính sách không khỏi lo lắng. Quý I-2012, GDP tính theo giá thực tế đạt 545.767 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2011 và là mức thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm qua (ngoại trừ năm 2009 là thời điểm suy thoái kinh tế toàn cầu). Về thực hiện chính sách tài khóa, thu NSNN quý I giảm so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động XNK giảm mạnh. Chi NSNN cũng thấp hơn so với dự toán cùng kỳ năm 2011.

Chính sách tiền tệ cũng được thực hiện theo hướng thắt chặt. Tuy nhiên trên cơ sở lạm phát có xu hướng giảm và điều kiện cung cầu vốn trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm một số lãi suất chủ đạo xuống 1%, trần lãi suất huy động điều chỉnh hạ 1% . Mặc dù vậy, mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao và DN vẫn còn khó khăn trong tiếp cận dòng vốn này.

Tại Hội thảo “Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô”, các chuyên gia kinh tế của nhiều cơ quan hoạch định chính sách của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã vẽ nên bức tranh chung ấy để tìm bước đi tiếp phù hợp hơn.

Mặc dù còn nhiều ý kiến cho rằng việc điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tách rời nhau, đâu đó còn có khoảng trống trong phối hợp… nhưng thực chất hai cơ quan chịu trách nhiệm điều hành về chính sách tài khóa và tiền tệ đã quan tâm và tổ chức triển khai từ nhiều năm nay.

Đặc biệt, các cam kết trong phối hợp điều hành chính sách hàng ngày được thể hiện trong Quy chế phối hợp công tác và trao đổi thông tin được ký giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước ngày 29-2-2012. Hai bên đã nhất trí tăng cường phối hợp trong nhiều lĩnh vực như quản lý thuế, hải quan, chủ động chia sẻ thông tin liên quan đến thu thuế qua hệ thống ngân hàng; hoạt động XNK vàng, bạc, đá quý và công tác phòng chống buôn lậu, rửa tiền…

linh hoat dieu hanh chinh sach tai khoa
Cần hạn chế đến mức thấp nhất những xung đột về mặt lợi ích khi quá tập trung vào thực thi chính sách này gây ảnh hưởng xấu đến việc thực thi chính sách còn lại. Hạn chế tình trạng đảo chiều liên tục trong điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, đồng thời tránh hiện tượng tác động quá liều nhằm đạt mục tiêu ngắn hạn nhưng lại có tác động tiêu cực trong dài hạn.
linh hoat dieu hanh chinh sach tai khoa

TS. Đào Minh Tú, Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước

Tìm tiếng nói chung

Theo TS. Đào Minh Tú, Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, việc kết hợp hài hòa 2 chính sách này luôn được Chính phủ các nước quan tâm hàng đầu ngay cả trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định. Để góp phần đạt mục tiêu chung cuối cùng là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng bền vững, cần có sự nhất quán về mục tiêu điều hành và sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng trong quá trình thực thi.

Nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của vấn đề, ông Tú cho rằng, cần phải có những bước đột phá trong định hướng chiến lược đối với hai chính sách này, đặc biệt trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Quan tâm đến độ dài hơi của chính sách, PGS. TS Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) lại quan tâm đến sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, cần được hiểu là phải đảm bảo giải quyết các tác động của hai chính sách tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong ngắn hạn, hai chính sách phải phối hợp nhằm đạt được các mục tiêu của từng chính sách một cách có trật tự, bao gồm cả ổn định giá. Trong dài hạn, hai chính sách phải phối hợp để đảm bảo lợi ích cân bằng giữa mục tiêu của từng chính sách với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, kiềm chế lạm phát.

Đưa ra những giải pháp khá cụ thể để nâng cao hiệu quả phối hợp trong hoạch định, điều hành và thực thi chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ TS. Đào Minh Tú cho rằng: Cần phải thiết lập cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin thường xuyên, đáng tin cậy giữa các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trong trước mắt và lâu dài; thiết lập cơ chế tham vấn, đóng góp và tham gia ý kiến trực tiếp giữa các đơn vị chức năng của hai cơ quan trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong dài hạn, chính sách tiền tệ cần kiên trì theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát không chỉ khi lạm phát tăng cao mà ngay cả khi lạm phát ổn định nhằm góp phần tạo niềm tin của thị trường vào các cam kết ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó, chính sách tài khóa phải nỗ lực sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững, xác lập cơ sở kinh tế cho việc thực thi chính sách tiền tệ có hiệu quả, kiểm soát lạm phát, giữ sức mua của đồng Việt Nam…

Quan trọng hơn, trước mắt chính sách tài khóa và tiền tệ cần phối hợp góp phần thực hiện 2 mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 1 con số và không để tăng trưởng dưới 6%, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho DN, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển để kịp thời ngăn chặn tình trạng số lượng DN phá sản ngày càng tăng. Đây là nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi cần sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ để vừa duy trì mức độ “thắt chặt” hợp lý nhằm kiểm soát lạm phát, vừa phải có bước “nới lỏng” thận trọng. Tưởng chừng yêu cầu trên là quá khó, nhưng thực tế chúng ta đã thực hiện và sẽ phải tiếp tục thực hiện linh hoạt từ nay đến cuối năm.

PGS. TS Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT): Cần sự phối hợp chính sách rộng hơn

Trên góc độ tổng thể của nền kinh tế quốc dân, sự kết hợp tốt giữa hai cơ quan trực tiếp phụ trách chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có lẽ mới chỉ đảm bảo một điều kiện cần. Các mục tiêu tổng quát, tổng thể nền kinh tế còn cần một sự phối hợp chính sách rộng hơn, bao trùm hơn mới có thể được coi là đủ. Dù rất quan trọng, các chính sách tài khóa và tiền tệ vẫn chỉ là những công cụ phục vụ mục tiêu chung là tăng trưởng và ổn định. Vì vậy, về dài hạn, rất cần một cách tiếp cận mới, toàn diện, tổng quát trong phối hợp chính sách với sự điều hành tập trung, xuất phát từ mô hình phát triển tổng thể kinh tế quốc gia.

Việc cứu DN sản xuất (hay thậm chí là DN kinh doanh tiền- Ngân hàng thương mại) lúc này đều cần tiền. Vậy không loại trừ phải viện đến một “gói kích cầu” đủ độ từ phía Chính phủ. Đây là vấn đề khó chấp nhận, nhưng là tình thế phải lựa chọn và quan trọng phải hóa giải được khoản tiền đưa ra kích cầu này.

PGS. TS Tô Kim Ngọc, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng: Nếu không phối hợp chặt sẽ gây tác động trái chiều

Thời gian tới, năm 2012-2013, những biến động vĩ mô sẽ trở nên phức tạp hơn và không dễ để đối phó. Những dấu hiệu kinh tế suy giảm, sức cầu giảm sâu, đặc biệt là cầu đầu tư, nguy cơ lạm phát thường trực bởi chỉ số lòng tin của người tiết kiệm và người đầu tư đối với môi trường vĩ mô và hệ thống tài chính là rất nhỏ. Các chỉ số tài chính như: Bội chi ngân sách, nợ công, nợ nước ngoài, hiệu quả đầu tư, độ lành mạnh của hệ thống ngân hàng, lãi suất… đang ở mức rất dễ bị tổn thương.

Việc điều chỉnh các chỉ số này cho mục tiêu tăng trưởng hay kiềm chế lạm phát sẽ gây nên những tác động trái chiều nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai chính sách tiền tệ và tài khóa một cách bài bản và thực chất. Trước mắt các yếu tố nền tảng cho yêu cầu phối hợp chính sách cần phải được thiết lập.

GS.TS Trần Thọ Đạt, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân: Là công cụ để phân bổ lại các nguồn lực

Kinh tế vĩ mô bất ổn một mặt làm lộ rõ tất cả những yếu kém và bất hợp lý của cơ cấu kinh tế hiện tại, nhưng mặt khác lại tạo tiền đề để tái cấu trúc lại nền kinh tế phù hợp hơn và thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Khi kinh tế vĩ mô bất ổn, nếu để nền kinh tế tự điều tiết thì có thể sẽ đi quá mức cần thiết bởi quán tính của nó và gây ra những hậu quả nghiêm trọng và kéo dài. Vai trò của Chính phủ trong quá trình điều chỉnh này là làm cho nền kinh tế tránh sự bất ổn quá mức cũng như quá trình ổn định trở lại được diễn ra nhanh hơn. Chính phủ cần sử dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ như là những công cụ phân bổ lại các nguồn lực của nền kinh tế có chủ đích, khôi phục niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính và kinh tế của đất nước.

T.Th(ghi)

Trần Thắng

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Tài xế taxi Mai Linh bị đánh nhập viện: Khởi tố chủ xe Mercedes
  • Vingroup và Vietravel hợp tác thúc đẩy du lịch xanh
  • Đẩy mạnh vận tải xanh hướng tới mục tiêu Net zero
  • Hành trình phục hồi 18.000 cây xanh, phủ lấp 27 hecta rừng của Vietnam Airlines
  • Thủ tướng: 'Địa phương nào cần, Chính phủ mang tiền đến'
  • Lợi ích của xe điện có thể bạn chưa biết
  • Công ty Trung Quốc sắp ra mắt công nghệ sạc đầy pin xe điện dưới 10 phút
  • Đường sắt cũng có thể giúp tạo ra điện mặt trời
推荐内容
  • Adele hút hơn một triệu lượt thích khi diện đầm Công Trí
  • Trồng nho dưới pin mặt trời, sản xuất ra những chai vang vị ngon bất ngờ
  • Cần nhiều giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
  • Đẩy mạnh vận tải xanh hướng tới mục tiêu Net zero
  • ‘Chính phủ tạo sức ép, nhưng nhiều nơi chưa thực tâm cải cách’
  • MINI lần đầu cho ra bộ đôi xe điện mới, ưu tiên thị trường Trung Quốc