【kết qua bong da truc tuyen】Nước súc miệng: Dùng tùy tiện dễ gặp họa
Đã dùng là "nghiện"
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại nước súc miệng với giá cả đa dạng từ 4-5 nghìn đồng đến vài chục nghìn đồng một chai. Các sản phẩm nội thường có giá rẻ,ướcsúcmiệngDùngtùytiệndễgặphọkết qua bong da truc tuyen thành phần cũng đơn giản. Cũng là lựa chọn của nhiều khách hàng.
Trong các cửa hàng tạp hóa, mĩ phẩm, dược phẩm,… hỏi mua nước súc miệng thì ở đâu cũng có. Không chỉ có nước súc miệng dành cho người lớn, tại một số cửa hàng, sản phẩm nước súc miệng cho trẻ em còn được bán khá “chạy”.
Tâm lí của một số ông bố, bà mẹ cho rằng, trẻ dưới 3 tuổi dùng bàn chải đánh răng dễ gây tổn thương lợi, nên sản phẩm nước súc miệng được coi là lựa chọn hàng đầu.
Chị Mộc (Gia Lâm, HN) cho biết: “Bé nhà tôi hay ăn đồ ngọt vào buổi tối nên mới 3 tuổi mà đã có 4 cái răng hàm bị sâu, răng cửa thì bị sún gần hết. Điều này dẫn đến hơi thở của cháu có mùi. Cháu còn nhỏ nên chưa tự đánh răng được. Vì vậy tôi thường mua nước súc miệng về cho cháu sử dụng vào buổi tối trước khi ngủ và buổi sáng khi thức dậy”.
Nước súc miệng được "phủ sóng" khá rộng trên thị trường |
Tại phố chuyên “hàng xách tay” trên đường Nguyễn Sơn (Gia Lâm, HN), mặt hàng nước súc miệng “xách tay” cũng được bày bán khá nhiều. Những mặt hàng “xách tay” ở đây tất cả đều không có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, người mua nếu không dịch được chữ ghi trển sản phẩm thì chỉ được tư vấn và hướng dẫn sử dụng sơ sài từ người bán.
Theo một chủ cửa hàng đồ “xách tay” tại đây thì mặt hàng nước súc miệng “xách tay” từ Hàn Quốc dành cho trẻ em được nhiều người chọn mua, “xách” về bao nhiêu là hết bây nhiêu.
“Mặt hàng nước súc miệng hiện nay bán khá chạy. Nhiều khách hàng đã sử dụng cho biết, loại sản phẩm này nếu đã "lỡ" xài mà không dùng tiếp sẽ cảm thấy "khó chịu"..”, chị này cho biết.
Cẩn thận phản tác dụng
Các chuyên gia hóa học cho biết: Nước súc miệng phần lớn đều chứa hoạt chất tẩy, nếu sử dụng quá liều lượng hay sử dụng không đúng cách (ngậm quá lâu, sử dụng quá nhiều lần) sẽ gây ảnh hưởng đến màng da mỏng bên trong miệng. Bên cạnh đó, một số sản phẩm có nồng độ fluor "hơi nhiều", nếu dùng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm fluor trên răng, có thể tạo ra các đốm đen hoặc vàng trên răng, thậm chí làm giảm sức đề kháng của răng.
Nước súc miệng "xách tay" không hề có phụ đề tiếng Việt, chưa qua kiểm nghiệm được bán nhiều trên phố Nguyễn Sơn |
Theo bác sĩ (BS) Yên Lâm Phúc (Học viện Quân y), nước súc miệng có tác dụng khử khuẩn, làm sạch, chống mảng bám răng, chống cao răng. Thường các loại nước súc miệng có thành phần cơ bản: thuốc sát trùng, kháng sinh (iốt, flour hoặc chlorohexidin) tùy nhà sản xuất và thành phần khác là chất chống bám dính. "Tuy nhiên, nó không phải là SP chăm sóc tối ưu, không thay thế cho chải răng và chỉ là hình thức chăm sóc răng miệng bổ sung", BS Phúc lưu ý.
Các BS cũng lưu ý, với các thành phần hữu ích kể trên, khi sử dụng cần biết về nguy cơ của nước súc miệng vì về cơ bản, các chất có vai trò khử khuẩn, làm sạch chống bám dính đều là hóa chất. Đồng thời, với tác dụng khử khuẩn thành phần này có thể gây dị ứng, kích ứng niêm mạc miệng. Khả năng sát khuẩn càng mạnh thì nguy cơ gây kích ứng cũng tăng lên. Ngoài ra, với các thành phần trong nước súc miệng, cũng cần lưu ý về nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa trong trường hợp nuốt phải dung dịch này với một ngụm lớn, đặc biệt là trẻ em. "SP cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Trong trường hợp này vi khuẩn nhiễm trong SP bị bất hoạt do sống trong môi trường dung dịch đã có chứa kháng sinh, chất sát khuẩn. Tuy nhiên dung dịch bị nhiễm khuẩn cũng có thể ảnh hưởng không tốt với người đang có bệnh nặng, suy kiệt", BS Phúc khuyến cáo.
BS Võ Trương Như Ngọc (Viện Răng hàm mặt - Đại học Y Hà Nội) cho biết thêm: "Trong nước súc miệng có chứa thành phần là kháng sinh. Nếu lạm dụng, sử dụng không đúng có thể gây rối loạn hệ thống vi khuẩn miệng". Theo BS Ngọc, trong kem đánh răng cũng có một số thành phần tương tự như trong nước súc miệng (chất làm trắng, sát khuẩn...), nếu sử dụng cùng lúc sẽ làm "tăng liều" của các thành phần này, gây tác dụng quá mức cần thiết, người sử dụng có thể bị mòn răng hóa học. "Ở trẻ em nếu sử dụng nước súc miệng không phù hợp có thể bị say vì trong dung dịch chứa cồn. Cồn ngấm qua niêm mạc miệng sẽ tác động đến trẻ với hiện tượng như say rượu. Nên tham khảo hướng dẫn của nha sĩ khi sử dụng nước súc miệng để có hiệu quả tốt nhất", BS Ngọc nói.
Thanh Nguyên
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bắt nữ tài xế vận chuyển pháo trái phép
- ·Phạm Ngọc Thủy: Người thầy thuốc tận tụy với nghề
- ·Lối sống giúp bảo vệ tim mạch
- ·Hội chữ thập đỏ tỉnh: Tặng 200 phần quà cho người nghèo
- ·Nhận định, soi kèo Leeds vs Blackburn, 22h00 ngày 1/1: Trận đấu cao trào
- ·Khoảng 2.000 trẻ em được khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh
- ·TP.Thủ Dầu Một: Phát hiện 104 ổ dịch sốt xuất huyết
- ·Ngành y tế tích cực phòng chống dịch bệnh rubella
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Sông Lam Nghệ An, 14h30 ngày 2/1: 3 điểm nhọc nhằn
- ·Phát hiện mới 1.960 người bệnh lao các thể
- ·Apple giảm giá iPhone để giành lại thị phần tại Trung Quốc
- ·Tăng cường phòng chống bệnh cúm và dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán
- ·Bộ Y tế khuyến cáo không tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà
- ·Bệnh sốt xuất huyết gia tăng
- ·Quy hoạch vùng, 'cú hích' cho sự phát triển của miền Trung
- ·Tăng cường giữ gìn an ninh trật tự tại các cơ sở y tế
- ·Bệnh xương khớp: Nỗi lo của phụ nữ trung niên
- ·Bình Dương: Quản lý gần 1,4 triệu người tham gia bảo hiểm y tế
- ·Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- ·Số người nhiễm HIV/AIDS mới giảm đáng kể