【xem tỷ lệ kèo trực tuyến】Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Góp phần bảo vệ thế hệ tương lai
Thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con, hướng tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030, Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã phát động Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (viết tắt là DPLTMC) năm 2015 với chủ đề “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con”. Với chủ đề trên, Tháng cao điểm DPLTMC trên địa bàn tỉnh cũng diễn ra với nhiều hoạt động cụ thể.
Phụ nữ mang thai cần đến cơ sở y tế làm xét nghiệm HIV sớm. Trong ảnh: Khám thai tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh (ảnh mang tính minh họa)
Tại Bình Dương, Tháng cao điểm DPLTMC diễn ra từ ngày 1 đến 30-6. Bác sĩ (BS) Nguyễn Kiều Uyên, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh cho biết, thực hiện Tháng cao điểm, ngành y tế đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở dịch vụ y tế có liên quan chuẩn bị và tăng cường cung cấp DPLTMC và sẽ tổ chức giám sát các hoạt động DPLTMC triển khai trong Tháng cao điểm.
Để Tháng cao điểm đến với mọi đối tượng người dân, công tác thông tin, giáo dục, truyền thông được ngành y tế đặc biệt chú ý. BS Nguyễn Thị Thúy Minh, Phòng truyền thông Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh cho biết, trong truyền thông Tháng cao điểm sẽ tập trung tuyên truyền về lợi ích tiếp cận sớm các dịch vụ, đặc biệt là tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các can thiệp DPLTMC và hiệu quả của những biện pháp can thiệp DPLTMC. Ngoài lây truyền qua đường máu và đường tình dục thì lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong 3 con đường chính trong lây truyền HIV/AIDS. Khi mang thai, tỷ lệlây truyền HIV từmẹ sang con chiếm khoảng 25 - 40%.
Theo kết quả nghiên cứu của Tổchức Y tế thế giới (WHO) trên 100 bà mẹ mang thai có HIV (không được can thiệp) cho thấy 9 trẻ bịnhiễm HIV từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai, 17 trẻ bị nhiễm trong giai đoạn chuyển dạ và 10 trẻ bị nhiễm trong giai đoạn bú mẹ. Như vậy, cứ 100 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV thì có khoảng 36 trẻ bị lây nhiễm.
Tại Việt Nam, số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệlây truyền HIV từmẹ sang con nếu không có bất kỳ sự can thiệp nào để dự phòng là khoảng 36%. Do đó, theo BS Minh, việc tiếp cận sớm các dịch vụ rất có ý nghĩa đối với các bà mẹ mang thai và đứa con mà họ đang mang trong bụng. Lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ nhằm phát hiện người mẹđó có nhiễm HIV hay không. Nếu người mẹ có kết quả dương tính, sẽ được can thiệp DPLTMC sớm có thể ngăn được HIV truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai nhằm bảo đảm sức khỏe cho đứa con tương lai.
Ngoài các hoạt động truyền thông, ngành y tế còn cung cấp dịch vụ can thiệp DPLTMC. Theo đó, các đơn vị y tế sẽ đẩy mạnh công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, tư vấn và xét nghiệm ngay từ lần đầu khi phụ nữ mang thai đến khám thai tại các cơ sở y tế. Đặc biệt, trong tháng hành động năm nay, ngành y tế sẽ mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại tuyến xã và tăng cường hình thức xét nghiệm lưu động tại nơi có dịch cao, phụ nữ mang thai khó tiếp cận với y tế. BS Kiều Uyên cho rằng, để thực hiện tốt công tác DPLTMC, cơ chế phối hợp để chuyển gửi kết quả giữa cơ sở phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS cần được tăng cường hơn nữa nhằm bảo đảm phụ nữ mang thai nhiễm HIV phải được điều trị ARV sớm để phòng lây truyền HIV sang con. Ngoài ra, còn phải bảo đảm việc cung ứng thuốc ARV liên tục, sử dụng phác đồ điều trị phù hợp, hỗ trợ tuân thủ điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV để giảm tối đa tình trạng nhiễm HIV từ mẹ.
Tháng cao điểm DPLTMC được tổ chức vào tháng 6 hàng năm nhằm huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, những tổ chức xã hội và mọi ngưòi dân vào các hoạt động DPLTMC. Đây cũng là dịp để tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ đang mang thai vềlợi ích của chương trình DPLTMC. Thông qua các hoạt động của Tháng cao điểm, phụnữmang thai có thể tiếp cận sớm các dịch vụphòng lây truyền HIV từmẹ sang con; góp phần thực hiện thành công mục tiêu “Loại trừ hoàn toàn tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015” của Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. Do đó, muốn sinh ra đứa con khỏe mạnh, phụ nữ mang thai hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn và xét nghiệm HIV sớm. Có như thế, phụ nữ mang thai nhiễm HIV mới được chăm sóc và điều trị DPLTMC kịp thời, góp phần bảo vệ thế hệ tương lai.
CẨM LÝ
(责任编辑:Thể thao)
- ·Công ty du lịch Đà Nẵng nào có tour chất lượng?
- ·Xứ đạo Nam Định rộn ràng không khí đón mừng Giáng sinh
- ·Cúng ông Công ông Táo giờ nào để gặp may mắn cả năm?
- ·Hà Đức Chinh lần đầu khoe ảnh đôi mừng sinh nhật bạn gái
- ·Ô nhiễm nhựa toàn cầu đang gần đến mức không thể cứu vãn?
- ·Khi đàn ông chia sẻ việc nhà, gia đình sẽ hạnh phúc hơn
- ·Bánh xèo và 5 món ăn miền Trung hút khách tại TP.HCM
- ·'Toát mồ hôi' với cầu dốc đứng như tàu lượn siêu tốc
- ·Hội thảo Khoa học Quốc gia về phát triển bền vững sắp diễn ra tại Hà Nội
- ·Long An đứng đầu về thu hút vốn FDI trong 4 tháng đầu năm
- ·Dịch vụ hút hầm cầu tại Bình Minh mang đến những lợi ích gì?
- ·Dạo bước Varanasi, thành phố kỳ bí bên sông Hằng
- ·Xuất khẩu sang Chile tăng ấn tượng, tận dụng ưu đãi đứng đầu
- ·Chi Dân bị phản ứng khi cải trang thành đối tượng mặt đen
- ·Một số diện tích lúa Đông Xuân sớm bị đe dọa do nước lũ tăng nhanh
- ·Hành khách cắt phăng đuôi tóc dài của cô gái vì “ngứa mắt”
- ·Học cách bài trí bữa ăn ngày Tết của người Nhật
- ·Giá vàng giữ đà tăng mạnh, USD trượt dốc
- ·BHXH Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh DN tiêu biểu trong thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT
- ·3 dự án đường cao tốc: Cần ưu tiên giải quyết dứt điểm những dự án còn đang dở dang