【số áo hazard】Gần 900.000 người được tiêm vắc
(CMO) Trong tháng 12/2021 và năm 2022, tiêm nhắc lại cho trên 95% người từ 12 tuổi trở lên đủ cơ bản hoặc bổ sung vắc-xin phòng Covid-19 là mục tiêu được đề ra trong kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng liều bổ sung, liều nhắc lại cho các đối tượng đã tiêm vừa được UBND tỉnh ban hành. Đây được xem là một trong những giải pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Theo khảo sát, thống kê, nhu cầu vắc-xin cho những đối tượng này là 894.000 liều. Trong đó, người từ 18 tuổi trở lên: 786.000 liều; người từ 12-17 tuổi là 108.000 liều.
Sẽ có gần 900.000 đối tượng được tiêm vắc-xin liều bổ sung, nhắc lại. |
Đối với tiêm liều bổ sung, sẽ ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tuỳ theo loại vắc-xin) có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng... Khoảng cách tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vắc-xin.
Còn đối với tiêm liều nhắc lại, ưu tiên lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch; người ở các cơ quan trọng yếu; người có bệnh nền; người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế; người từ 50 tuổi trở lên; người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế... Khoảng cách tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.
Tuỳ theo phân bổ vắc-xin của Bộ Y tế, Sở Y tế tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh việc tổ chức tiêm cho các đối tượng theo thứ tự ưu tiên theo quy định.
Chiến dịch tiêm chủng đợt này sẽ triển khai tại tất cả các xã, phường, thị trấn và các điểm tiêm lớn tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau; Bệnh viện Đa khoa Cà Mau; Bệnh viện Sản - Nhi; Bệnh viện Quân dân Y; Bệnh viện Công an tỉnh; Bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải; các Bệnh viện đa khoa, Trung tâm Y tế huyện, thành phố trên toàn tỉnh.
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, UBND tỉnh cũng yêu cầu tiến hành khám sàng lọc chủ động để phân loại các đối tượng cần phải bố trí tiêm tại các cơ sở điều trị. Các bệnh viện và trung tâm y tế có giường bệnh tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị mình và hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng, đặc biệt là xã ở các vùng đi lại khó khăn, ít nhất 1 đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm 3-4 điểm tiêm chủng, sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
Đặc biệt, phải thực hiện 5K, giãn cách và các biện pháp phòng, chống dịch tại các điểm tiêm chủng.
Ngoài ra, để công khai minh bạch thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai chiến dịch, các đơn vị, địa phương phải sử dụng nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 để triển khai chiến dịch nhằm quản lý đối tượng tiêm chủng; Quản lý cơ sở tiêm chủng. Thực hiện theo 4 bước: Tiếp đón/ Khám sàng lọc và xác nhận đủ điều kiện tiêm/Tiêm và Theo dõi sau tiêm/cấp giấy xác nhận./.
Hồng Nhung
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chị nhường anh ấy cho em đi!
- ·5 đối tượng vụ bắt giữ người “sa lưới”
- ·Tử vong trong nhà
- ·Sẽ thành lập Tòa chuyên trách ở cấp huyện
- ·Nhận cha con có bắt buộc phải xét nghiệm ADN?
- ·10 tội sẽ không bị khởi tố nếu có bãi nại
- ·2 năm 6 tháng tù cho kẻ côn đồ
- ·Đề nghị giảm án đợt 30
- ·Hành trình
- ·Đồng Phú nỗ lực bảo đảm an toàn giao thông
- ·Phá nham nhở tuyến đê cản lũ cho Hà Nội
- ·Tử vong trong nhà vệ sinh
- ·“Nuốt” không trôi
- ·Chở 3 gây tai nạn, 4 người thương vong
- ·Pháo nổ ngày càng kinh hoàng?
- ·Vi phạm luật còn hung hăng
- ·11 tháng, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí
- ·7 năm tù giam cho kẻ tuyệt tình
- ·Vợ sinh con với người tình, chồng có được bồi thường?
- ·Nỗ lực truy bắt nhóm cướp manh động