会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lich thi dau bong da tbn】Chủ động ứng phó sạt lở!

【lich thi dau bong da tbn】Chủ động ứng phó sạt lở

时间:2025-01-09 17:34:52 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:183次

Báo Cà MauHơn 2 tháng nay, tình hình sạt lở đất ven sông đã xảy ra nhiều nơi trên địa bàn huyện Năm Căn. Những điểm nóng được khoanh vùng là trung tâm chợ Năm Căn, chợ Hàng Vịnh, xã Tam Giang, xã Lâm Hải.

Hơn 2 tháng nay, tình hình sạt lở đất ven sông đã xảy ra nhiều nơi trên địa bàn huyện Năm Căn. Những điểm nóng được khoanh vùng là trung tâm chợ Năm Căn, chợ Hàng Vịnh, xã Tam Giang, xã Lâm Hải.

Hiện nay, đa phần người dân sống ven sông đều ý thức phòng tránh sạt lở, việc chủ động di dời tài sản của người dân cũng được thực hiện nhiều ngày qua.

Cao điểm

Tuy nhiên, đối với những khu vực cảnh báo sạt lở nhưng chưa có hiện tượng nứt đất, khi sạt lở xảy ra thì người dân vẫn bị động, như trường hợp sạt lở vào ngày 6/7 vừa qua. Ông Quách Văn Miền, ấp Trường Ðức, xã Lâm Hải, cho biết: “Không thấy hiện tượng nứt đất hay sụp lún. Lúc tối tôi rọi đèn xung quanh nhà nhưng không thấy hiện tượng gì. Khuya, khi nước ròng sát lạch, chỉ kịp chạy ra thì nhà đã sụp hoàn toàn”.

Tổ phản ứng nhanh xã Hàng Vịnh thường xuyên kiểm tra khu vực có nguy cơ sạt lở (khu vực cầu tàu chợ Hàng Vịnh).

Dù đang cao điểm “mùa sạt lở” nhưng gia đình anh Trần Duy Khánh, nhà bên sông Cửa Lớn, khu vực chợ Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, vẫn phải gia cố lại để làm ăn. Anh Khánh cho biết: “Khoảng 1 tháng nay nhà bị sạt ra sông hơn 1 m, phải chằng néo lại để mua bán, chớ đợi qua mùa thì việc mua bán lỡ dở. Dù mới sửa lại nhưng chỉ mua bán trong ngày, còn đêm thì cả nhà phải chuyển về vuông ở chớ không dám ngủ lại đây”.

Còn hàng trăm gia đình sống ven sông hiện nay đang lo lắng mỗi khi đến con nước, nhiều hộ gia đình không có nơi ở an toàn, phải thức canh nước. Những nơi sạt lở đất thường ở những khu vực nước chảy mạnh, ngã ba, ngã tư sông hay các đầu voi, vịnh do nơi đây nước thường chảy mạnh theo dòng xoáy, lâu ngày để lại những hàm ếch, khi nước ròng cạn thì sạt lở xảy ra.

Từ nay đến tháng 9, 10 âm lịch, sạt lở đất sẽ vào cao điểm, người dân Năm Căn phải sống chung với sạt lở, cũng giống như bà con vùng Ðồng Tháp Mười sống chung với lũ. Tập quán sống và mua bán ven sông của người dân đã có từ bao đời. Người dân vừa kinh doanh, vừa chủ động ứng phó sạt lở, chấp nhận hao phí tài sản sau mỗi mùa sạt lở.

Hiện nay, để đối phó với “mùa sạt lở”, UBND huyện Năm Căn đã có công văn chỉ đạo các ngành, các địa phương kiểm tra, giám sát chặt chẽ, di dời dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở đến nơi ở an toàn. Ðặc biệt là các điểm nóng được khoanh vùng nguy cơ sạt lở cao như chợ Năm Căn, chợ Hàng Vịnh, phải xây dựng lực lượng chủ động ứng phó, giúp đỡ dân kịp thời khi sạt lở xảy ra.

Chủ động ứng phó

Ông Lâm Anh Ðức, Bí thư Ðảng uỷ xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, cho biết: “Hiện nay, nguy cơ sạt lở tại xã Hàng Vịnh rất cao, đặc biệt là ven tuyến sông Cái Lớn, sông Cái Ngay, trung tâm chợ. Vì vậy, tổ ứng phó nhanh sạt lở đất của xã được củng cố và hoạt động suốt thời điểm này. Thiên tai khó tránh nhưng ý thức người dân đã được nâng cao, thấy được tác hại sạt lở đối với tài sản và tính mạng, di dời vật nặng đến nơi an toàn, việc vận động tuyên truyền được bà con đồng tình cao”.

Anh Nguyễn Tấn Lộc, Tổ phó Tổ phản ứng nhanh xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, cho biết: “Tổ thành lập hơn 4 năm, năm nào mùa này anh em cũng chia nhau trực, tập trung cao điểm vào con nước xổ vuông (15 hay 30 âm lịch hằng tháng), anh em đi tuần kiểm tra những nơi có hiện tượng sạt lở để nhắc nhở bà con di dời tài sản và không cho người già, trẻ em ngủ lại. Phần lớn bà con sống ven sông đã có kinh nghiệm ứng phó sạt lở nên công tác tuyên truyền, vận động rất thuận lợi”.

 UBND huyện Năm Căn đã khảo sát trên 20 điểm có nguy cơ sạt lở cao, ảnh hưởng hơn 1.300 hộ dân, với chiều dài trên 10 km. Chỉ đạo 7 xã, thị trấn trong huyện phải đưa ra giải pháp tạm thời, tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức, nhất là đối với những nơi ở ven sông đã có hiện tượng nứt đất, hay trước đó đã từng xảy ra sạt lở, chủ động di dời người và tài sản mỗi khi đến con nước xổ vuông, không để những vật nặng trong gia đình vào thời điểm này. Ðội ứng phó nhanh và dân phòng trực, kiểm tra suốt trong những ngày được xác định là cao điểm. Ngoài giải pháp trước mắt, ông Trịnh Văn Lên, Chủ tịch UBND huyện Năm Căn, cho biết, huyện đã xây dựng các dự án lâu dài, quy hoạch, di dời dân vào nơi ở ổn định như khu tái định cư ở khóm 6, thị trấn Năm Căn; khu tái định cư xã Tam Giang Ðông, xã Lâm Hải… Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND huyện, cái khó nhất là tỉnh chưa phân bố nguồn vốn để triển khai các khu tái định cư này.

Chủ động ứng phó sạt lở như ở huyện Năm Căn hiện nay cũng chỉ là tình thế trước mắt, mang tính tạm thời. Về  lâu dài cần có những công trình nghiên cứu khoa học về ứng phó với biến đổi khí hậu đối với vùng sạt lở và nước biển dâng, để người dân Năm Căn giảm bớt thiệt hại về kinh tế, giảm bớt nỗi lo về sạt lở, nước dâng, lốc xoáy... mỗi khi mùa mưa./.

Bài và ảnh: Thiên Kim

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Fighting wastefulness: a national imperative
  • Các tích hợp bằng lái xe, thẻ BHYT trên ứng dụng VneID mang nhiều lợi ích cho người dân
  • TP Hồ Chí Minh: Thu giữ hơn 470 bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ
  • Cần bảo tăng cường trang bị cho trẻ em kiến thức và kĩ năng tự vệ trên không gian mạng
  • Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
  • Dấu hiệu nhận biết và giải pháp hạn chế tin giả trên không gian mạng
  • Hàng loạt lỗ hổng an ninh mạng nghiêm trọng mới trong các sản phẩm của Microsoft
  • T&T Group ủng hộ 1 tỷ đồng cho Quỹ “Vì người nghèo” TP.Hà Nội
推荐内容
  • Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
  • Cuba thử nghiệm thành công thuốc Jusvinza điều trị viêm khớp dạng thấp
  • Bình Dương: Thu giữ hơn 3.400 quyển sách giáo khoa nghi giả
  • Cảnh báo thủ đoạn dùng Telegram để chiếm đoạt tài sản
  • Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
  • Bạc Liêu: Tạm giữ 15 tấn phân bón không rõ nguồn gốc, xuất xứ