【kqbd truc tiep hom nay】Dịch Covid
Trong điều kiện bình thường,kqbd truc tiep hom nay tháng 4 là tháng có số thu ngân sách tăng khá so với các tháng trước đó, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh và việc gia hạn một số khoản thuế, tiền thuê đất, nên số thu tháng 4 năm nay rất thấp.
Thu nội địa giảm gần 1/4 so với tháng 3
Theo nhận định của Bộ Tài chính, sự gia tăng của đại dịch Covid-19 trong những ngày cuối tháng 3 và việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trong gần hết tháng 4 đã làm cho những khó khăn của nền kinh tế phát sinh từ quý I bộc lộ rõ nét hơn, với mức độ cao hơn. Vì thế, hoạt động thu, chi ngân sách cũng chịu tác động rất lớn.
Tổng thu cân đối NSNN tháng 4 ước đạt 89 nghìn tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa ước đạt 72,5 nghìn tỷ đồng, giảm gần 1/4 so với số thu tháng 3 và chỉ bằng 65% mức cùng kỳ năm 2019.
Trong điều kiện bình thường, tháng 4 là tháng có số thu ngân sách tăng khá so với tháng 2 và tháng 3, do có một số khoản thu phát sinh quý I được kê khai nộp đầu quý II (như: thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỷ đồng). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, kết hợp chính sách gia hạn một số khoản thuế, tiền thuê đất theo Nghị định số 41/2020/NĐ- CP của Chính phủ, nên số thu tháng 4 năm nay thấp.
Thu từ dầu thô tháng 4 ước đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, giảm gần 2,9 nghìn tỷ đồng (-53,3%) so với tháng 3. Trong bối cảnh giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm sâu ở mức lịch sử (giá dầu WTI có lúc xuống mức âm, giá dầu Brent cũng chỉ còn 20-22 USD/thùng), giá dầu thanh toán bình quân của Việt Nam giảm còn 37 USD/thùng, thấp hơn 23 USD/thùng so với giá dự toán.
Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 4 ước đạt 13,9 nghìn tỷ đồng.
Luỹ kế 4 tháng, tổng thu NSNN thực hiện ước đạt 491,38 nghìn tỷ đồng, bằng 32,5% dự toán, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu nội địa ước đạt 408,76 nghìn tỷ đồng, bằng 32,3% dự toán, giảm 3,7% so cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 đạt 36,2% dự toán, tăng 13,8%). Trong đó, có 6/12 khoản thu đảm bảo tiến độ dự toán (đạt trên 33%). Các khoản thu còn lại, bao gồm cả các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, không đảm bảo tiến độ dự toán và giảm mạnh so cùng kỳ năm 2019, như: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 28,1% dự toán, giảm 16,4%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 32,2% dự toán, giảm 1,5%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 28,9% dự toán, giảm 9,6%; các loại phí, lệ phí đạt 25,5% dự toán, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2019...
Ước tính cả nước có 47/63 địa phương thu nội địa đạt trên 30% dự toán, trong đó 32 địa phương thu đạt trên 34% dự toán; 28/63 địa phương thu cao hơn so cùng kỳ; 35 địa phương thu thấp hơn so cùng kỳ.
Thu về dầu thô 4 tháng đầu năm ước đạt 18,3 nghìn tỷ đồng, bằng 52,1% dự toán, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2019. Giá dầu thô thanh toán bình quân 4 tháng đạt 58 USD/thùng, thấp hơn 2 USD/thùng so với giá dự toán, bằng khoảng 82% so với cùng kỳ năm 2019.
Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 4 tháng ước đạt 63,9 nghìn tỷ đồng, bằng 30,8% dự toán, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 162,8 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019; tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng có số thu ngân sách lớn lại giảm, như: xăng dầu các loại giảm 40,5%, ô tô nguyên chiếc giảm 36,6%, sắt thép giảm 6,4%... đã tác động làm giảm thu ngân sách của khu vực này.
Đảm bảo các nhiệm vụ chi cho an sinh xã hội
Về chi NSNN, tổng chi NSNN tháng 4 ước đạt 128,1 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế chi 4 tháng đạt 472,1 nghìn tỷ đồng, bằng 27% dự toán, trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 89,3 nghìn tỷ đồng, bằng 19% dự toán, tăng 30,3%, cao hơn cùng kỳ năm trước cả về tiến độ và mức tăng trưởng.
Nhìn chung, theo Bộ Tài chính, các nhiệm vụ chi ngân sách trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội.
Để phòng, chống dịch Covid-19, ngân sách Trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương đã tăng chi cho các hoạt động y tế, bảo đảm vệ sinh môi trường và các hoạt động hỗ trợ kiểm soát, phòng, chống dịch Covid-19. Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trích dự phòng NSTW năm 2020 bổ sung cho Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an triển khai các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 là 2,8 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ 8 địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn là 530 tỷ đồng.
Đồng thời, triển khai Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành 20 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu và tiết kiệm chi của NSTW năm 2019 để cùng với nguồn dự phòng NSTW năm 2020 hỗ trợ những địa phương khó khăn.
Theo ông Võ Thành Hưng – Vụ trưởng Vụ NSNN (Bộ Tài chính), thu ngân sách những tháng đầu năm bị tác động bởi tình hình dịch bệnh và giá dầu thô liên tục sụt giảm so với mức dự toán. Bộ Tài chính sẽ tính toán các kịch bản điều hành ngân sách trên cơ sở tăng trưởng của nền kinh tế, cũng như giá dầu ở các thời điểm. Trước nguy cơ sụt giảm nguồn thu do tác động của giá dầu, Bộ Tài chính phấn đấu tăng thu từ các nguồn thu khác, trong đó đẩy mạnh tăng thu từ nội địa trong tổng thu ngân sách. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý thu, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế, hải quan với chính quyền địa phương trong rà soát, quản lý chặt các nguồn thu, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó có cơ sở để tăng thu ngân sách.
Để phòng, chống dịch Covid-19, ngân sách Trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương đã tăng chi cho các hoạt động y tế, bảo đảm vệ sinh môi trường và các hoạt động hỗ trợ kiểm soát, phòng, chống dịch Covid-19. Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trích dự phòng NSTW năm 2020 bổ sung cho Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an triển khai các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 là 2,8 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ 8 địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn là 530 tỷ đồng. |
Minh Anh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nữ tài xế phát ngôn gây ‘sốc’: Tiếp tục ngông cuồng, phải cử 2 công an viên áp giải
- ·Bắt đầu phạt tiền hành vi ép uống rượu bia, uống trong giờ làm việc
- ·Vietwah trở thành đối tác phân phối độc quyền sản phẩm Tài Tài tại Mỹ
- ·Đĩa gốm truyền thống Biên Hoà xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam
- ·Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ vụ bãi xe lậu “rút ruột” bến xe Yên Nghĩa
- ·Hội đồng tư vấn thuế xã, phường chính thức hoạt động
- ·Gần 2.400 lao động bị ngừng việc được hỗ trợ từ gói 16.000 tỷ đồng
- ·Châu Âu đứng đầu thế giới về số ca mắc mới COVID
- ·Ford Việt Nam: Xác định nguyên nhân hiện tượng hơi ẩm dầu và ngấm dầu trên một số xe ô tô Ford
- ·WFP cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu
- ·Jaguar Land Rover phát triển màn hình cảm ứng không chạm đủ tiêu chuẩn chống COVID
- ·Những hình ảnh quý trong phim tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Ấn Độ
- ·Hơn 606 triệu ca mắc COVID
- ·Giọng soprano điêu luyện người Ý Angela Nisi biểu diễn tại Việt Nam
- ·Công bố 1.000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam 2017
- ·Yêu cầu các địa phương quản chặt cước vận tải
- ·Infographics: Không khí lạnh tiếp tục bổ sung, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm nhiệt
- ·VinaPhone khuyến mại tặng tới 75% giá trị thẻ nạp
- ·Nông sản Việt phải tuân thủ truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt khi vào thị trường EU
- ·Siêu mẫu Thanh Hằng, Trương Ngọc Ánh gây chú ý trong cuốn sách 'The Moment'