【bang xep hang u19 y】Kỳ vọng cú hích từ Luật Khám bệnh, chữa bệnh
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư,ỳvọngcúhíchtừLuậtKhámbệnhchữabệbang xep hang u19 y TS. Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho rằng, thời gian tới, công tác khám, chữa bệnh sẽ thay đổi theo hướng tích cực.
TS. Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) |
Từng giữ cương vị Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) nhiều năm và có kinh nghiệm trong công tác xây dựng pháp luật y tế, ông đánh giá thế nào về tác động của Luật Khám bệnh, chữa bệnh vừa được Quyền Chủ tịch nước công bố đối với những cán bộ đang công tác trong ngành?
Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 có rất nhiều quy định mới liên quan tới người hành nghề.
Một trong số đó là việc thay đổi phương thức cấp giấy phép hành nghề từ việc cấp giấy phép hành nghề thông qua xét hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề.
Quy định nêu trên bảo đảm mục tiêu người hành nghề đủ khả năng để thực hiện việc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh một cách an toàn, hiệu quả. Đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu sử dụng nhân lực trong thực tiễn.
Một quy định mới nữa mà Luật đưa ra là giấy phép hành nghề của nhân viên y tế có giá trị 5 năm và quy định cập nhật kiến thức y khoa là một trong các điều kiện để gia hạn giấy phép hành nghề.
Tôi cho rằng, quy định này là một trong những biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng của người hành nghề. Theo đó, người hành nghề sẽ phải thực hiện việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục, hạn chế tối đa các sai sót chuyên môn y tế để đủ điều kiện gia hạn giấy phép hành nghề cũng như phải chứng minh mình còn đủ sức khỏe để hành nghề tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề.
Còn với người dân và cơ sở y tế, liệu những quy định của Luật có giúp các cơ sở khám chữa bệnh được “cởi trói” và quyền lợi của người dân khi khám, chữa bệnh được bảo đảm, thưa ông?
Về phía người dân, Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Cụ thể, Luật đã thay đổi quy định từ 4 tuyến chuyên môn thành 3 cấp chuyên môn, tăng khả năng tiếp cận của người dân ngay trên địa bàn, hạn chế phải chuyển lên bệnh viện tuyến cuối, gây tốn kém và quá tải bệnh viện tuyến cuối.
Để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, Luật đã bổ sung quy định bắt buộc cơ sở phải tự đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh theo bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản do Bộ Y tế ban hành theo định kỳ hằng năm và phải cập nhật kết quả tự đánh giá lên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để làm căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá cũng như công khai thông tin về mức độ chất lượng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Về giá khám, chữa bệnh, ông có kỳ vọng, quy định mới tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh sẽ góp phần khắc phục tình trạng thu không đủ chi tại cơ sở y tế như hiện tại?
Giá khám, chữa bệnh được quy định tại Luật lần này đã khắc phục được một số tồn tại, bất cập liên quan đến thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, như sử dụng yếu tố phân hạng bệnh viện làm căn cứ để xác định mức giá khám bệnh, ngày giường điều trị, dẫn đến tình trạng bệnh viện tuyến cao hơn thực hiện kỹ thuật cao hơn, nhưng do ở hạng thấp hơn, nên chỉ được hưởng mức giá thấp.
Thực tế, hiện tại, giá dịch vụ y tế mới kết cấu được 2 yếu tố, gồm tiền lương và các chi phí trực tiếp. Muốn nâng chất lượng, thì phải đảm bảo giá khám, chữa bệnh đảm bảo đủ 4 yếu tố: chi phí trực tiếp; tiền lương - tiền công; chi phí quản lý; chi phí cho khấu hao thiết bị.
Liên quan đến công tác tự chủ bệnh viện, với các quy định mới của Luật, có thể kỳ vọng những hạn chế, bất cập đang tồn tại bấy lâu liên quan tới công tác tự chủ tại các cơ sở y tế sẽ được khắc phục, thưa ông?
Luật đã bổ sung quy định cụ thể về tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, khẳng định: “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao”, đồng thời cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được tự chủ trong quyết định nội dung thu, mức thu của các dịch vụ, hàng hóa liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, phục vụ người bệnh, thân nhân của người bệnh, trừ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Quy định nêu trên được xem như “bệ đỡ” với những cơ sở y tế công lập dù đã nỗ lực hết sức nhưng chưa đảm bảo được cân đối thu - chi (tức là thu không đủ bù chi, thì Nhà nước có thể hỗ trợ bằng cách trả lương cho cán bộ y tế), hoặc Nhà nước đặt hàng những nhiệm vụ cần thiết và cơ sở được trả chi phí.
Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung quy định về các hình thức huy động nguồn lực, trong đó khẳng định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được vay vốn để đầu tưcông trình hạ tầng, thiết bị y tế; thuê, cho thuê tài sản, dịch vụ lâm sàng, dịch vụ cận lâm sàng, dịch vụ phi y tế, dịch vụ nhà thuốc, quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; mua trả chậm, trả dần; thuê, mượn thiết bị y tế.
Theo ông, để Luật Khám bệnh, chữa bệnh đi vào cuộc sống nhanh nhất, Bộ Y tế cần làm tốt điều gì?
Để Luật sớm đi vào cuộc sống, cần phải sớm ban hành đẩy đủ các nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ. Tiếp đó, Bộ Y tế phải ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tôi cho rằng, trong năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế là cần phải dốc toàn lực để xây dựng văn bản dưới Luật nhằm hướng dẫn thi hành các quy định như tự chủ bệnh viện, xã hội hóa y tế, giá dịch vụ khám chữa bệnh…
Cùng với đó, phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào cuộc sống bằng cách truyền thông trực tiếp hoặc gián tiếp. Đối tượng truyền thông trước tiên là Bộ Y tế, sau đó là các sở y tế, cán bộ y tế, các bộ, ngành liên quan và người dân. Người dân là đối tượng thụ hưởng Luật, người dân có hiểu, thì mới thi hành được Luật.
Các cơ sở khám chữa bệnh nhà nước cũng cần có bước chuẩn bị để khi Luật có hiệu lực phải tổ chức thực thi bằng các điều kiện bảo đảm, như đầu tư về cơ sở vật chất, quy trình chuyên môn, công nghệ thông tin, nhân sự, bảo đảm yêu cầu tuyển dụng, sử dụng, đào tạo kỹ năng thực hành y khoa.
Một vấn đề nữa là đối với các cơ sở y tế, hiện nay, nguồn tài chínhchủ yếu vẫn là bảo hiểm y tế. Vì vậy, cần khẩn trương xây dựng Luật Bảo hiểm y tế để có được nền tảng tài chính ổn định. Bởi nếu một cơ sở y tế mà bị bảo hiểm y tế xuất toán, treo quyết toán, thì không đủ nguồn lực để duy trì bộ máy, trả lương cho cán bộ y tế, chưa nói tới việc nâng cao trình độ, chất lượng khám, chữa bệnh.
Trên cơ sở Luật Khám bệnh, chữa bệnh, phải cải cách thủ tục hành chính một cách cơ bản, toàn diện, công khai, minh bạch và phân cấp. Có như vậy, mới thực hiện được các nội dung mà Luật Khám bệnh, chữa bệnh đưa ra.
Là cơ quan chủ trì thực hiện Luật, Bộ Y tế cũng cần có các chỉ đạo để áp dụng công nghệ vào công tác khám, chữa bệnh. Nếu làm tốt điều này, thì việc quản lý hệ thống dữ liệu sức khỏe quốc gia, quản lý nguồn tài chính tại các cơ sở y tế sẽ minh bạch và người dân cũng được giám sát. Chẳng hạn, nếu các cơ sở áp dụng đồng loạt bệnh án điện tử, thì không chỉ tiện lợi cho các cơ sở y tế, mà người dân cũng được lợi.
Thiết nghĩ, nếu làm tốt những điều trên, Luật Khám bệnh, chữa bệnh sẽ sớm được thực thi trong cuộc sống với những thay đổi tích cực, giúp “bộ mặt” ngành y tế được thay đổi, hạn chế những bất cập đang tồn tại bấy lâu trong ngành.
(责任编辑:La liga)
- ·Thành công từ niềm đam mê chế biến nông sản
- ·Hà Tĩnh triển khai mô hình “Zalo kết nối bình yên”
- ·Sự cố Internet nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng ở Nga
- ·Gần 2000 tỷ đồng được Agribank cam kết cấp tín dụng cho các dự án nhà ở xã hội
- ·Chuyên gia đề xuất giải pháp kiểm soát lạm phát giai đoạn 2021
- ·Những lời khuyên đắt giá để doanh nghiệp không rơi vào khó khăn, nắm được cơ hội mới
- ·Chất lượng tìm kiếm trên Google ngày càng đi xuống
- ·Trung Nguyên Legend chinh phục toàn cầu bằng sản phẩm mới
- ·Các nền tảng số lớn không 'bảo mật' thông tin người tiêu dùng sẽ bị xử phạt
- ·Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp diễn tập thực chiến ATTT
- ·Hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp
- ·FUJIFILM Manufacturing Hải Phòng được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
- ·Sự bùng nổ của công nghệ AI cũng không thể cứu giúp lĩnh vực đám mây Trung Quốc
- ·Hiệu quả bước đầu từ mô hình điểm ASM tại Cao Bằng
- ·Bộ Tài chính lấy ý kiến về đề xuất giảm 35 khoản phí, lệ phí, áp dụng từ 1/7 đến 31/12/2023
- ·Tiềm năng hợp tác với các đối tác Ấn Độ rất lớn
- ·Lần đầu tiên TP.HCM có Trung tâm Livestream
- ·Chiêu thức mới lừa đảo trẻ em và các biện pháp phòng ngừa
- ·Chủ tịch UBND TP Hà Nội khen tặng thanh niên dũng cảm cứu bé gái rơi từ tầng 12A
- ·CMC bắt tay với Tập đoàn KCG đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao