【nhận định hiroshima】Hải quan Việt Nam: Sáng kiến hai trụ cột được thành viên APEC đồng thuận
“Các thành viên APEC tham dự SCCP 1 đánh giá cao công tác chuẩn bị từ hậu cần đến nội dung tham luận, sáng kiến của Hải quan Việt Nam đề xuất. Đây là tiền đề quan trọng hướng tới SCCP 2 dự kiến diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 8/2017”, ông Dương Văn Tâm - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Hải quan chia sẻ với phóng viên TBTCVN.
PV: Xin ông cho biết nhận định chung về SCCP 1 do Hải quan Việt Nam tổ chức vừa qua?
Ông Dương Văn Tâm:SCCP 1 đã đáp ứng yêu cầu mà Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính đề ra. Phiên họp đã được đánh giá là rất quan trọng, góp phần cho sự thành công của APEC.
Phải nói công tác tổ chức đã được Hải quan Việt Nam coi trọng và triển khai chu toàn. Chúng ta vừa thể hiện được vai trò nước chủ nhà vừa thể hiện vai trò là thành viên tích cực đóng góp ý tưởng, sáng kiến vì một cộng đồng APEC đoàn kết, phát triển. Bạn bè quốc tế tham dự SCCP 1 rất đồng tình ủng hộ, đánh giá cao sự chuẩn bị của Hải quan Việt Nam từ công tác hậu cần đến nội dung tham luận, rất trúng với mục tiêu được APEC quan tâm.PV: Các nội dung chủ yếu được SCCP đề cập là gì và đã đạt được kết quả cụ thể nào, thưa ông?
Ông Dương Văn Tâm:SCCP 1 là bước khởi đầu chuỗi hoạt động của hải quan tham gia Năm APEC 2017 quốc gia. Hải quan Việt Nam đã tuân thủ những ưu tiên định hướng lớn của quốc gia trong năm APEC 2017, đồng thời đề xuất những ý tưởng, sáng kiến có tính đặc thù là 2 trụ cột được đặt làm trọng tâm tại SCCP 1.
|
Thứ nhất là chủ đề tạo thuận lợi thương mại đã được Hải quan Việt Nam nêu bật tại SCCP1. Và sáng kiến này được các thành viên APEC nhiệt tình ủng hộ trong bối cảnh SCCP 1 đang diễn ra tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa thì Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO đã được thông qua với 107 thành viên phê chuẩn. Đây là thông tin đáng mừng không chỉ cho các hoạt động APEC mà đồng thời rất đáng mừng đối với các cơ quan hải quan các nền kinh tế APEC. Vì đây là “cây gậy” để các cơ quan hải quan triển khai hoạt động tạo thuận lợi thương mại.
Rất nhiều các bài trình bày của Hải quan Việt Nam và đại biểu thành viên APEC liên quan đến tạo thuận lợi thương mại được đề cập tại SCCP 1. Trong đó, các bài tham luận về tổ chức tạo thuận lợi thương mại của Hải quan Việt Nam được đánh giá cao, coi đó là mô hình được các thành viên APEC và Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) quan tâm.
Thành viên APEC đặc biệt chú ý đến mô hình hoạt động của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại của Việt Nam do 1 Phó Thủ tướng làm trưởng ban, thành viên là các bộ trưởng... WCO đã đề nghị Tổng cục Hải quan cung cấp thông tin để nghiên cứu, xem xét và giới thiệu đến các thành viên hải quan thế giới.
Thứ hai là, trong SCCP 1, Hải quan Việt Nam cũng có bài tham luận về đấu tranh chống buôn lậu đã nêu ra mô hình về Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia được đánh giá cao. Chắc chắn các thành viên APEC tham gia SCCP 1 sẽ tìm hiểu, nghiên cứu và phản hồi tích cực với Hải quan Việt Nam.
Hải quan Việt Nam đã kiểm soát, giám sát được hoạt động vận chuyển hàng hóa qua biên giới, từ nước ngoài vào Việt Nam cũng như từ Việt Nam ra nước ngoài. Tạo thuận lợi thương mại mà không kiểm soát được sẽ dẫn đến vô hiệu hóa hoạt động hải quan, do đó các thành viên APEC đã thảo luận sôi nổi về chủ đề này tại SCCP 1.
PV: Thưa ông, vậy công việc chuẩn bị và mục tiêu của Hải quan Việt Nam hướng đến tại phiên họp SCCP 2 sắp tới là gì?
Ông Dương Văn Tâm: Trên cơ sở chủ đề và định hướng ưu tiên của APEC trong năm 2017, SCCP đã thống nhất triển khai các hoạt động hướng tới SCCP 2. Việc chuẩn bị cho SCCP 2 sẽ thuận lợi bởi chúng ta đã có kinh nghiệm thu được từ SCCP 1 và nhận được đề nghị hỗ trợ từ Hải quan Úc.
Về nội dung đã được trao đổi tại SCCP 1, từ nay đến trước SCCP 2, Hải quan Việt Nam sẽ cùng Ban thư ký APEC có trao đổi, thông tin hai chiều, đồng thời gợi ý cho những ưu tiên của SCCP 2. Như vậy, hoạt động SCCP 2 sẽ thuận lợi hơn nhiều, các chủ đề đưa ra nhanh chóng đạt được sự đồng thuận giữa các thành viên APEC.
PV: Xin cảm ơn ông!
SCCP tiếp tục tập trung bàn luận xung quanh 7 nội dung chính như: Triển khai thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi thương mại trong khuôn khổ WTO; Triển khai kết nối cơ chế một cửa; Phát triển chương trình DN ưu tiên; Ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý rủi ro trong quản lý hải quan; Quản lý thực thi quyền sở hữu trí tuệ qua biên giới; Thúc đẩy thương mại điện tử qua biên giới và Tăng cường khung kết nối chuỗi cung ứng... |
Hải Linh (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·CarePlus hợp tác CHA Medical Group nâng cao chuyên môn đội ngũ y tế
- ·Có những loại phẫu thuật điều trị ung thư phổi nào?
- ·Ăn trứng như thế nào để hấp thu dưỡng chất tốt nhất?
- ·Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- ·4 dấu hiệu ở trẻ, nghĩ ngay tới sốt xuất huyết
- ·Gắp hàng chục viên sỏi từ ống mật cụ ông
- ·100 người dân vùng ven TPHCM được bác sĩ 2 bệnh viện "tìm lại nụ cười"
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·4 mẹo nấu trứng siêu tốt cho sức khỏe
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·Mang tất khi ngủ có lợi ích gì?
- ·Bỗng dưng mất khoái cảm, coi chừng căn bệnh nguy hiểm
- ·Bác sĩ kể ca kéo dài chân của cô gái Hà Nội cao 1,38m
- ·Nhận định, soi kèo Brothers Union vs Fakirapool Young Mens, 15h45 ngày 3/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Chủ động tiêm vaccine phòng bệnh truyền nhiễm mùa hè
- ·U nang buồng trứng xoắn nguy hiểm như thế nào?
- ·Bệnh viện Mắt Hồng Sơn vào top 10 "Thương hiệu uy tín hàng đầu châu Á 2023"
- ·Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- ·Triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn cuối