【soi kèo bochum】Doanh nghiệp bán lẻ làm gì để đón đầu cơ hội, hóa giải thách thức?
Thời của chọn lọc trong thị trường bán lẻ | |
Đại gia bán lẻ Nhật Bản đặt mục tiêu nhập khẩu 1 tỷ USD hàng Việt | |
Cạnh tranh khốc liệt trong ngành bán lẻ | |
Hàng Việt ầm ầm xuất ngoại qua các “đại gia" bán lẻ | |
"Cuộc chiến nghẹt thở" của các doanh nghiệp bán lẻ |
Nhờ biết chọn lối đi riêng, ngành bán lẻ Việt Nam đẫ gặt hái nhiều thành công . Ảnh: Internet |
Dư địa còn rất lớn
Theo báo cáo của Vietnam Report, trong những năm gần đây, ngành bán lẻ Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) trong giai đoạn 2013-2018 là 10,97%. Tổng doanh thu bán lẻ cũng dự kiến sẽ đạt 180 tỷ USD vào năm 2020, tương đương mức tăng 26,6% từ năm 2018.
Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, chi tiêu hộ gia đình sẽ tăng trung bình 10,5%/năm đi kèm tốc độ gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu. Trong quy mô dân số hơn 97 triệu người (theo số liệu mới nhất năm 2019), cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18-50) thì có khoảng 70% dân số Việt Nam đã được đảm bảo về mặt kinh tế, trong đó có 13% thuộc tầng lớp trung lưu theo chuẩn thế giới. Các tầng lớp thu nhập này đang tăng nhanh, khoảng 20%/năm trong giai đoạn 2010-2017. Tính từ 2014, trung bình mỗi năm có 1,5 triệu người Việt Nam gia nhập tầng lớp trung lưu.
Tuy nhiên, các khó khăn, thách thức đến từ nhu cầu tiêu dùng thay đổi liên tục đang đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các chính sách linh hoạt nhằm thích nghi với những xu thế cạnh tranh dựa trên công nghệ nhằm phù hợp với thói quen tiêu dùng hiện đại của thị trường có dân số trẻ như Việt Nam.
Nên chọn lối riêng, tránh đối đầu
Trong Bảng xếp hạng Top 10 Công ty uy tín ngành Bán lẻ năm 2019 vừa được Vietnam Report công bố ngày 10/10, đáng chú ý có hai doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là Công ty CP Dịch vụ Thương mại tổng hợp Vincommerce và Công ty CP Đầu tư Thế giới di động đứng đầu hai nhóm ngành hàng gồm nhóm Hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị và nhóm Hàng lâu bền, điện máy, điện lạnh, vàng bạc…Đây là 2 doanh nghiệp có điểm số uy tín hàng đầu và giữ vững vị trí đầu bảng trong hai năm liên tiếp. Vincommerce đứng đầu nhóm Hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị nhờ hệ thống VinMart và VinMart+ còn Thế giới di động đứng đầu nhóm Hàng lâu bền, điện máy, điện lạnh, vàng bạc nhờ có thương hiệu Điện máy xanh.
Qua khảo sát của Vietnam Report cho thấy, VinMart được đánh giá rất cao về sự đa dạng hàng hóa, chất lượng của sản phẩm và khâu hậu mãi, chăm sóc khách hàng còn Thế giới di động được đánh giá cao về tài chính và thương hiệu.
Sở dĩ 2 doanh nghiệp trên thành công là do biết chọn lối đi riêng. Thay vì đối đầu với chuỗi bán lẻ nước ngoài có mô hình hiện đại (trung tâm thương mại) và tiềm lực tài chính, các doanh nghiệp Việt đã chọn hướng đi riêng là xây dựng chuỗi cửa hàng tiện ích. Chuỗi cửa hàng này có quy nhỏ và vừa rất tiện lợi trong việc bố trí ở nhiều nơi, len lỏi vào các khu dân cư đồng thời vẫn đáp ứng nhu cầu mua bán truyền thống - một trong những thói quen chưa thể bỏ của người tiêu dùng Việt Nam. Khảo sát của Vietnam Report cho thấy có đến 98% số doanh nghiệp bán lẻ cho rằng gần như toàn bộ doanh thu đến từ các cửa hàng, đại lý. Trong năm 2018 và nửa đầu năm 2019, thị trường đã chứng kiến việc mở mới thêm hàng trăm cửa hàng tiện ích, siêu thị để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đang gia tăng tại các đô thị lớn trên địa bàn cả nước. Hiện tại, thị trường bán lẻ của Việt Nam đang có hơn 3.000 cửa hàng tiện lợi (tăng gấp đôi so với hai năm trước), hơn 8.000 khu chợ và 2,2 triệu hộ kinh doanh bán lẻ. Dự kiến quý IV năm 2019 và trong cả năm 2020, nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục xu hướng phát triển chuỗi hệ thống bán lẻ trên thị trường cả nước.
Tận dụng công nghiệp 4.0 để vượt lên chính mình
Theo các thống kê gần đây của Appota công bố, Việt Nam đang nằm trong top 20 nước có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới với 49 triệu người kết nối Internet. Số người chỉ sử dụng điện thoại để truy cập Internet ở Việt Nam, nhất là ở độ tuổi từ 18-34 tuổi chiếm tỷ lệ rất cao so với tỷ lệ người chỉ sử dụng máy vi tính hoặc các thiết bị khác. Không những thế, Việt Nam là nước được biết có kết nối di động cao: 55% người Việt sở hữu điện thoại thông minh và theo dự báo, đến năm 2020 cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện thoại di động (Google APAC) và 46% người sở hữu máy tính cá nhân. Đây chính là động lực để xu hướng mua bán online tại Việt Nam nói chung sẽ ngày một gia tăng.
Một số mặt hàng tiêu thụ trực tuyến phổ biến |
Theo khảo sát của Vietnam Report về hành vi người dùng, trong các nhóm mặt hàng mà người tiêu dùng thường sử dụng kênh trực tuyến để mua nhất thuộc về ba nhóm hàng chính là Đặt chỗ du lịch, vé máy bay, khách sạn (chiếm tỷ lệ 54,4%); Quần áo, giày dép (41,2%) và thiết bị đồ dùng gia đình (38,2%).
Các dữ liệu trên cho thấy việc ứng dụng thành tựu cách mạnh công nghiệp 4.0 của người tiêu dùng đang ngày một thay đổi và có xu hướng mở rộng. Trên thực tế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực bán lẻ đang âm thầm diễn ra và tạo nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam với những thay đổi đột phá từ những tiêu chuẩn dịch vụ đa dạng, hiệu quả và nhanh chóng dựa trên nền tảng công nghệ số.
Khi trả lời về nhận định xu hướng chính của ngành Bán lẻ trong ít nhất 3 năm tới, kết quả khảo sát của Vietnam Report cho thấy các doanh nghiệp Việt nhận thức được top 3 xu hướng chính, đó là sản phẩm thân thiện môi trường; chú trọng trải nghiệm khách hàng và có sự tham gia nhiều hơn của Trí tuệ nhân tạo như robot bán hàng, thanh toán tự động…(chiếm 63,64% tỷ lệ phản hồi).
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã dần nắm bắt được thị hiếu và thói quen người tiêu dùng Việt để điều chỉnh các hướng chiến lược kinh doanh phù hợp. Do vậy, các doanh nghiệp bán lẻ Việt phải thay đổi để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này. Ngoài vấn đề hoạch định chiến lược tốt phải chú trọng vào quản trị tốt và thương hiệu uy tín, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần tận dụng tốt sức mạnh công nghiệp 4.0 để vượt qua chính mình, phát huy thế mạnh về văn hóa, kinh nghiệm, đồng thời liên kết với nhau và với các hiệp hội ngành hàng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chất lượng không khí kém, Hà Nội đưa ra giải pháp
- ·Thủ tướng khảo sát vị trí xây dựng Nhà máy điện Long An 3 tỷ USD
- ·Huyện Phú Giáo: Khai thác lợi thế, tạo đà tăng trưởng
- ·Phường An Thạnh, TP.Thuận An: Ra quân thực hiện “xây dựng nếp sống văn minh đô thị”
- ·Học Bác và làm theo Bác để mỗi người làm tốt hơn
- ·Tiên phong cùng Đông Hòa trong giai đoạn phát triển mới
- ·Kiên Giang: Vĩnh Thuận khai thác hiệu quả nền tảng kinh tế nông nghiệp
- ·Có nên mở rộng chủ thể ký kết thoả thuận quốc tế đến cấp huyện, xã?
- ·Hoạt động đo lường bứt phá, phát triển
- ·Hà Nội cho phép 6 công trình được thi công trong thời gian giãn cách
- ·Xôn xao thông tin máy bay lắp thêm ghế ở cửa thoát hiểm: Vietnam Airlines nói gì?
- ·Bất động sản công nghiệp tiếp tục thăng hoa bất chấp làn sóng Covid
- ·Quảng Bình: Sẽ xử lý nghiêm cá nhân cố tình làm chậm giải ngân đầu tư công
- ·Toàn tỉnh có 43 mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói
- ·Hàng loạt 'ông lớn' Agribank, Vicem, MobiFone được Thủ tướng yêu cầu cổ phần hóa trước 2021
- ·Chính phủ phê duyệt Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định ATIGA
- ·Hà Nội: Hàng loạt dự án chậm triển khai, sai phạm về đất đai
- ·Từ 20/7, tạm dừng thu phí BOT các tỉnh phía nam để phòng chống Covid
- ·Khẩu trang chống dịch Virus Corona có cần đạt chuẩn?
- ·Tập đoàn Thiên Minh đề xuất xây dựng KĐT gần 50 ha tại Trà Vinh