【nhận định c1】Truyền thống tôn vinh những người có công với nước ở Việt Nam
Ở Việt Nam, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tưởng nhớ và tôn vinh những người có công với dân, với nước đã trở thành truyền thống tốt đẹp từ lâu đời. Vua Hùng là người có công dựng nước, là Tổ chung của cả dân tộc đã được người Việt Nam từ đời này sang đời khác kính trọng và tưởng niệm hằng năm.
Ở Việt Nam, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tưởng nhớ và tôn vinh những người có công với dân, với nước đã trở thành truyền thống tốt đẹp từ lâu đời. Vua Hùng là người có công dựng nước, là Tổ chung của cả dân tộc đã được người Việt Nam từ đời này sang đời khác kính trọng và tưởng niệm hằng năm.
Vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, các lễ hội diễn ra khắp mọi miền đất nước. Hàng vạn người từ khắp nơi đã không quản đường sá xa xôi, vất vả để hội tụ về các đình, đền là những di tích lịch sử văn hoá với tấm lòng thành kính dâng hương, làm lễ tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, các danh nhân, những người có công với nước với làng quê. Ðây chính là đạo lý tốt đẹp, là lẽ sống của người Việt Nam.
Giỗ Tổ Hùng Vương là một nét đẹp trong truyền thống văn hoá. (Trong ảnh: Giỗ Tổ Hùng Vương tại Ðền thờ Hùng Vương ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình). Ảnh: PHONG PHÚ |
Mỗi làng Nam Bộ đều có một ngôi đình thờ những vị anh hùng dân tộc đã có công dẹp giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc như đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Tiền Giang, Thoại Ngọc Hầu ở An Giang; thờ các danh nhân văn hoá như Nguyễn Ðình Chiểu hay ông tổ đã dạy nghề cho người dân ở đó biết cách khai hoang, lập ấp, trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề tiểu, thủ công, mỹ nghệ… để đảm bảo cuộc sống hoặc do vua ban sắc tứ. Ðình là điểm tựa tinh thần của Nhân dân ở địa phương. Họ tin tưởng đình có thần phò hộ mạnh khoẻ, tránh tai ương, ruộng lúa trúng mùa, làm ăn phát đạt.
Thông thường lễ cúng Kỳ yên được tổ chức vào ngày 16 và 17 tháng 3 âm lịch hằng năm. Lễ chánh tế xong đến lễ cúng Thần nông. Ngày xưa, nông nghiệp nước ta lệ thuộc vào thiên nhiên nên Nhân dân cúng Thần nông để cầu mưa thuận, gió hoà, được trúng mùa. Lễ cúng Thần nông rất trang trọng.
Thông qua các hoạt động thờ cúng, lễ hội nhắc nhở mọi người luôn hướng về cội nguồn, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân công đức của tổ tiên cũng như đối với các vị anh hùng của quê hương, đất nước, đồng thời tạo sự gắn bó trong cộng đồng, dòng họ trong từng khu vực và cả đất nước. Nhờ những hoạt động đó, đạo đức tốt đẹp của con người được tôn vinh, làm giảm bớt những thói hư, tật xấu và tệ nạn xã hội vì tuyệt đại đa số những người tham gia vào các hoạt động thờ cúng, lễ hội đều sợ làm những việc có lỗi với tổ tiên, với các bậc tiền bối và nhờ đó đã góp phần phát triển bền vững mối quan hệ xã hội.
Vào những dịp lễ hội, mọi người có dịp tìm hiểu, tưởng nhớ công lao, bày tỏ lòng tôn kính, trân trọng, tri ân những vị có công với dân, với nước đã được Nhân dân tôn thờ là thần, thánh. Có thể khẳng định rằng, thông qua các lễ hội, mọi người tiếp thu được cái hay, cái đẹp và tự mình thấy phải sống tốt hơn, sống có đạo đức, có văn hoá hơn.
Nghị quyết 25 NQ/TW ngày 12/3/2003 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá IX về công tác tôn giáo đã chỉ rõ các quan điểm và chính sách đối với tôn giáo, trong đó có nêu: “Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc, với Nhân dân”. Nhân dân ta có một tình cảm rất đặc biệt, cũng rất thiêng liêng, cao cả đối với các chiến sĩ, những người đã có công với đất nước, đó là trong những ngày giỗ, lễ thành hôn, ngày Tết… Nhân dân ta dâng cúng, đốt nhang, van vái vong linh các chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc về chứng giám tấm lòng thành. Trong không khí xuân vui tươi, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đến viếng nghĩa trang, đặt vòng hoa, thắp hương tưởng nhớ đến sự hy sinh anh dũng, cao cả của các chiến sĩ để giành lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, thể hiện sự biết ơn, lòng trân trọng, sự khâm phục của Nhân dân ta đối với các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh.
Ðặc biệt quan trọng là khi các chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc thì hài cốt của các liệt sĩ được Ðảng và Nhà nước ta quy tập về các nghĩa trang lo mồ mả, chăm sóc chu đáo. Ðiều đặc biệt nữa là, hằng năm, vào ngày 27/7, một tình cảm trân trọng mà Nhân dân ta dành cho các liệt sĩ. Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể, Nhân dân và học sinh tập trung về đông đủ để làm lễ kỷ niệm ngày thương binh - liệt sĩ, thắp hương tưởng nhớ đến công lao to lớn của các chiến sĩ đã ngã xuống cho độc lập, tự do của Tổ quốc./.
Trần Mười
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chuyển mục đích sử dụng đất, thủ tục thế nào?
- ·Hoa hậu Phương Lê chưa muốn sinh con cho Vũ Luân?
- ·Á hậu yêu tỷ phú hơn 26 tuổi, ở cơ ngơi 320 tỷ đồng hiện ra sao?
- ·Kỳ Duyên công khai sao kê 500 triệu đồng quyên góp cho bà con vùng lũ
- ·Giúp việc bị chủ 'trừ tiền' cao gấp 4 lần lương
- ·Á hậu Huyền My tiết lộ chuyện có con?
- ·Cuộc sống bị chồng bỏ của thí sinh U90 thi hoa hậu và kết quả khó tin
- ·'Cam thường' ngày đầu tiên Miss Grand 2024: Quế Anh có bất ổn?
- ·Bị bệnh lạ, bé 14 tuổi như học sinh cấp 1
- ·'Hạnh Nguyên quá thông minh'
- ·Chuyện lớn ở một ngõ nhỏ Hà Nội
- ·'Bóc trần' khối tài sản 1900 tỷ của siêu mẫu bị nghi ăn chặn từ thiện
- ·Miss Charm lại hoãn
- ·Hoa hậu Lê Hoàng Phương 'đối đầu' Á hậu Hương Ly
- ·Liệu có giàu bằng …cờ bạc?
- ·Xôn xao Miss Grand Vietnam 2024
- ·H'Hen Niê chăm chỉ tập thể thao
- ·Hoa hậu Thùy Tiên chúc mừng sinh nhật 'mami Teresa'
- ·Hãy đồng hành cùng miền Trung thân yêu
- ·Bạn trai và Trương Ngọc Ánh vướng ồn ào nợ nần