会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd hy lap】Kỷ niệm 71 năm bộ đội Hải ngoại Cửu Long II về nước (12/1947!

【kqbd hy lap】Kỷ niệm 71 năm bộ đội Hải ngoại Cửu Long II về nước (12/1947

时间:2025-01-09 18:53:53 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:490次

Báo Cà Mau(CMO) Ôn lại một thời để nhớ! Những năm đầu kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào ta đang sống ở nước ngoài vận động tiền của mua sắm vũ khí súng đạn và đưa con em về nước tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, giành tự do, độc lập cho Tổ quốc.

Những người Việt Nam xa quê hương, đau xót khi nghe đất nước mình bị giặc ngoại xâm giày xéo. Bộ đội hải ngoại về Việt Nam còn mang theo mối tình quốc tế cao cả, các lực lượng chiến sĩ trong quân đội có nhiều dân tộc (Việt - Thái - Lào - Mã Lai - Campuchia - Nhật và Trung Quốc), trong đó Việt kiều Thái - Lào chiếm đa số, từ 16-20%, lớn nhất 25 tuổi. Bộ đội hải ngoại được tổ chức thống nhất, tập luyện kỹ thuật tác chiến từ khi còn ở nước ngoài. Theo chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đặc uỷ Việt kiều tại Thái Lan, cùng thời điểm đó thành lập rất nhiều đơn vị vũ trang rèn luyện chiến đấu, sẵn sàng lên đường về nước đánh Pháp. Quanh vùng biên giới Đông Dương (Việt - Lào - Thái Lan), chiến khu nối tiếp chiến khu, xây dựng thế trận bao vây quân giặc.

So với các đơn vị thì Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II được trang bị phương tiện thông tin điện đài tối tân, vũ khí hoả lực khá mạnh. Tiểu đoàn bí mật vận động về Sarakeo, thuộc khu căn cứ tỉnh Parachnburi, núi rừng chào đón đoàn quân trẻ mới hôm nào còn là những học sinh, sinh viên nay xếp bút nghiên lên đường cầm súng về đây với Sarakeo lập chiến khu. Giữa rừng núi sâu thẳm, xa cách người thân hàng vạn dặm, nhưng bộ đội hải ngoại luôn được sự chi viện, che chở của hàng vạn đồng bào Việt kiều yêu nước và Nhân dân Việt Nam.

Mùa hè năm 1947, bộ đội tạm biệt chiến khu Sarakeo lên đường diễn tập dã ngoại theo vạch bút chì đỏ trên bản đồ kéo dài từ Sarakeo tới Mai Ruột (Thái Lan) vừa hành quân, vừa rèn luyện nâng cao bản lĩnh chiến đấu cho đơn vị, vừa để rút ngắn đoạn đường về Tổ quốc. Quân đi trong nắng hạ, thịt da như cháy bỏng, rồi mưa rào, gió buốt, dốc đá trơn trượt, lội suối, trèo đèo là thử thách cho những người lính trẻ. Đến đây, Tiểu đoàn phó, Anh hùng Bông Văn Dĩa cùng đội tiền trạm đón tiếp Tiểu đoàn trưởng, Anh hùng Dương Văn Phúc cùng bộ đội hải ngoại tại bìa rừng chiến khu Mai Ruột. Cánh rừng trải dài dọc bờ biển, một bên là rừng núi bao la, một bên là biển cả, bên kia sườn núi là vùng đất Campuchia giặc Pháp đang chiếm đóng.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, bộ đội hải ngoại đã cùng quân dân tỉnh Cà Mau lập nên nhiều chiến công vang dội. Ảnh tư liệu

Sang mùa thu, mưa rừng như thác đổ. Đông đến cây rừng rụng hết lá, phải nguỵ trang. Đoàn quân hải ngoại dưới cờ đỏ sao vàng, lá cờ Tổ quốc có mang dòng chữ: “Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II” hành quân gian khổ, nhưng trên đôi môi rám nắng của các chiến sĩ trẻ luôn là những bản hùng ca ta đi cứu nước. Rời chiến khu Mai Ruột, nơi gắn bó và nuôi dưỡng tiểu đoàn qua nhiều ngày tháng, đoàn quân như con rắn khổng lồ đang chuyển động trên đỉnh núi Tà Lơn. Trên những dốc đá cheo leo, đoàn quân theo chiếc la bàn và đường vạch đỏ trên bản đồ từ Mai Ruột về Hà Tiên (Việt Nam). Cắt rừng mà đi, hành quân trên cao nguyên mây trắng là đà theo chân người chiến sĩ. Nhìn sang đất nước Chùa Tháp Campuchia đang bị Pháp giày xéo mà tưởng nhớ về đất Mẹ Việt Nam thân yêu đồng bào ta đang trong máu lửa. Bộ đội và đàn voi vận chuyển lương thực, vũ khí vượt suối băng rừng, biết bao hiểm trở. Cuộc hành quân thần tốc, an toàn và vượt thời gian, khi giặc Pháp đánh hơi được thì đại quân hải ngoại đã về đến cửa ngõ Hà Tiên!

Thế trận đã bày ra theo kiểu đánh của quân ta, đâu chỉ có một Hải ngoại Cửu Long II mà với cả các lực lượng vũ trang hùng hậu của Quân khu 9. Các mũi tiến đánh của quân ta vừa giết giặc, vừa mở đường, đây là lần đầu giặc Pháp tập trung toàn lực nhưng phải nếm mùi cay đắng trên chiến trường Việt Nam - Campuchia. Với cách đánh phối thuộc tuyệt đẹp của quân dân quân khu cùng bộ đội hải ngoại gây cho quân giặc nhiều lần thảm bại.

Trong một buổi sáng sớm mùa đông năm 1947, ra mắt Bộ Tư lệnh Quân khu 9, Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II nhận quyết định về hoạt động địa bàn Cà Mau. Tiếp tục với nhiều trận đánh lớn ở đồng bằng miền Tây Nam Bộ, bộ đội hải ngoại cùng quân dân tỉnh Cà Mau lập nên nhiều chiến công vang dội, phát huy khí thế chiến tranh Nhân dân, tiêu diệt hàng trăm giặc pháp và nhiều lính lê dương, lính nguỵ, bắt tù binh, thu nhiều súng đạn, quân dụng chiến tranh, trang bị cho du kích bộ đội địa phương.

Mừng xuân 1948, vùng căn cứ kháng chiến Thới Bình, nơi có nhiều cơ quan Trung ương, khu Tây Nam Bộ, cơ quan cấp tỉnh - huyện, cùng bộ đội hải ngoại Cửu Long II vui đón tết với Nhân dân Thới Bình. Các đoàn thể dân vận, Mặt trận thăm viếng bộ đội, đoàn xuồng tiếp tế chở lương thực, heo, gà, vịt, mía, khóm, dừa, chuối, trái cây… có nơi giết cả trâu mang đến tặng bộ đội ăn tết. Hội Mẹ chiến sĩ, các chị em phụ nữ chăm sóc, may vá áo quần cho bộ đội. Tình quân dân gắn bó như cá với nước. Những bài ca của dân tộc Thái, điệu múa lâm thôn, múa Lào mừng xuân tưng bừng như lễ hội, làm khơi dậy phong trào văn nghệ trong Nhân dân trên quê hương Thới Bình, vùng căn cứ kháng chiến như còn vang đọng đến ngày nay./.

Nguyễn Hiệp

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
  • Nấc thang lên thiên đường hút khách ở Na Uy
  • Triều Tiên kêu gọi dỡ bỏ trừng phạt, rút THAAD khỏi Hàn Quốc
  • Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 10 ra tuyên bố chung
  • Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
  • Các nhân tố tạo nên chủ nghĩa khủng bố
  • Người Mỹ gốc Hàn
  • Nga dùng kế gì cứu vãn nếu Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ
推荐内容
  • Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
  • Nhật Bản công bố Sách Xanh Ngoại giao, đề cao quan hệ với Mỹ
  • Du khách xắn quần lội bùn từ 4h sáng săn bình minh 'biển vô cực'
  • Quán hủ tiếu trong phim 'Mai' đông đột biến, chủ quán tiết lộ điều bất ngờ
  • Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
  • Cây cầu cao nhất thế giới xây hết 3400 tỷ đồng bắc qua sông nào ở Trung Quốc?