【kềt quả bóng đá】Hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng hiệu quả các chứng nhận bền vững
Doanh nghiệp thủy sản sẽ được hỗ trợ áp dụng hiệu quả chứng nhận bền vững. Ảnh: T.H |
Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 trên thế giới. Giá trị xuất khẩu tăng từ 1,8 tỷ USD năm 2000 lên 8,8 tỷ USD năm 2018 và theo chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 thì giá trị xuất khẩu sẽ đạt 14-16 tỷ USD vào năm 2030. Trong đó, sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản đóng góp 60-65% và tỷ trọng này sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai.
Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 160 thị trường trên thế giới và đang có vị thế nhất định ở các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Australia…
Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng sản xuất và xuất khẩu thủy sản thì các thị trường nhập khẩu cũng ngày càng tăng các yêu cầu về chứng nhận để kiểm soát và thúc đẩy các hoạt động từ khai thác đến nuôi trồng thủy sản bền vững.
Song, thực tiễn triển khai các chứng nhận không thể tránh khỏi những bất cập, cần có hướng dẫn và điều chỉnh phù hợp giữa thực tiễn và các yêu cầu của chứng nhận để đáp ứng xu hướng ngày càng nghiêm ngặt và chặt chẽ của nước nhập khẩu.
Trong thời gian qua, Hiệp hội VASEP đã tổ chức khảo sát và tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp thành viên liên quan một số bất cập, khó khăn khi thực hiện các tiêu chuẩn của chứng nhận ASC tại một số thủ tục và chỉ tiêu. Hiệp hội cũng đang nhận được sự phối hợp tích cực của Tổ chức ASC liên quan đến các kiến nghị của các doanh nghiệp.
Hội đồng cố vấn về chứng nhận bền vững của VASEP được thành lập để giúp việc cho Ban Chấp hành Hiệp hội trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hội viên áp dụng tốt và thuận lợi các chứng nhận bền vững quốc tế. Hội đồng sẽ do lãnh đạo văn phòng Hiệp hội làm Chủ tịch với các thành viên gồm đại diện Tổng cục Thủy sản, đại diện một số sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhà nhập khẩu và một số doanh nghiệp hội viên đang thực hiện các chứng nhận bền vững.
Hội đồng cố vấn về chứng nhận bền vững sẽ thực hiện 4 nhiệm vụ chính bao gồm: Góp ý các tiêu chuẩn và quy trình-thủ tục của các chứng nhận thủy sản; tổng hợp khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp hội viên để trao đổi, đối thoại, đề nghị giải quyết với đơn vị sở hữu chứng nhận và các đơn vị liên quan; phối hợp các bên hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp hội viên thực hiện các chứng nhận; quảng bá về doanh nghiệp, sản phẩm thủy sản chứng nhận tại Việt Nam.
Hội đồng cố vấn về chứng nhận bền vững kỳ vọng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên áp dụng tốt và thuận lợi các chứng nhận bền vững quốc tế, góp phần nâng cao giá trị và vị thế của sản phẩm thủy sản của Việt Nam trên thị trường thế giới, hướng tới mục tiêu XK thủy sản đạt 14-16 tỷ USD năm 2030.
(责任编辑:La liga)
- ·Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng dịch bệnh để găm hàng, tăng giá bất hợp lý
- ·Xây dựng hàng loạt trung tâm tài chính, kiến trúc, nghỉ dưỡng tại khu vực ga Hà Nội
- ·VTV và SCIC xin rút khỏi dự án Tháp truyền hình cao nhất thế giới
- ·Giấy ủy quyền của nhà thầu bị sai, làm công văn đính chính là hợp lệ?
- ·Cháy quán bar nổi tiếng Hải Phòng do công nhân hàn xì bất cẩn
- ·Gỡ khó trần lãi suất cho nhà đầu tư BOT cao tốc
- ·Ám ảnh vì xe chở rác gây ô nhiễm
- ·Trả lại đường thông, hè thoáng: Vận động người dân tự tháo dỡ các hạng mục vi phạm
- ·Một trường trường THPT tại Hà Nội bất ngờ công bố điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2018
- ·Góc hỏi đáp pháp luật
- ·Cách làm món thịt heo chiên sốt dứa chua ngọt thơm ngon, đậm đà
- ·Nắp hố ga thoát nước bể nát, nguy hiểm cho người đi đường
- ·Đầu tư 2.500 tỷ xây dựng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
- ·423 triệu USD thực hiện Kế hoạch Chiến lược chung Việt Nam
- ·Những lỗi thường gặp của hệ thống làm mát ở xe máy mà bạn cần lưu ý
- ·Đầu tư 270 tỷ đồng xây cơ sở hạ tầng và tiền xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa
- ·Kiên quyết xử lý bãi giữ xe tự phát trước cổng trường
- ·Các dự án tỷ USD đang quay trở lại
- ·Siết quản lý chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền
- ·Tai nạn rình rập tại công trình trên đường ĐT744