【ty le bong đá tv】Nhiều kết quả đáng ghi nhận về cải thiện môi trường đầu tư
Báo cáo tình hình và kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Bộ KH&ĐT cho thấy, trong 3 năm thực hiện Nghị quyết 19 đã có sự chuyển biến tích cực, năm sau cao hơn năm trước về số lượng các bộ, ngành, địa phương tham gia triển khai thực hiện nghị quyết.
Cụ thể, trong năm đầu tiên (2014) chỉ có 5 bộ, cơ quan, địa phương gồm Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan), Tập đoàn Điện lực, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh chủ động, tích cực thực hiện. Hầu hết các cơ quan, bộ ngành, địa phương khác chưa quan tâm, thậm chí thờ ơ với các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết.
Sang năm thứ 2 và thứ 3 đã có thêm nhiều bộ, ngành tham gia tích cực vào việc thực hiện nghị quyết như Bộ GTVT, Ngân hàng Nhà nước, Bộ NN&PTNT, VCCI, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp…
Cũng theo bộ KH&ĐT, thực hiện Nghị quyết 19 năm 2015 và 2016, nhìn chung đa số bộ ngành , địa phương đã ban hành Kế hoạch hành động, nhưng nhiều nơi thực hiện vẫn mang tính hình thức. Một số cơ quan như Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội, Bộ GTVT, Ngân hàng Nhà nước… xây dựng kế hoạch hành động theo đúng phương pháp, nhưng ở một số địa phương, kế hoạch hành động chỉ đưa ra mục tiêu nhưng không có nhiệm vụ, giải pháp, cách thức thực hiện cụ thể.
Về kết quả, Bộ KH&ĐT cho biết, sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 19, Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Cụ thể, môi trường kinh doanh tăng 9 bậc, trong đó có 5 chỉ số tăng hạng gồm: Bảo vệ nhà đầu tư tăng 31 bậc nhờ những cải cách theo thong lệ quốc tế tốt của Luật Doanh nghiệp 2014; Giao dịch thương mại qua biên giới tăng 15 bậc nhờ thực hiện hải quan điện tử và quản lý chuyên ngành; Nộp thuế và BHXH tăng 11 bậc, thời gian được rút ngắn 230 giờ (từ 770 xuống còn 540 giờ); Tiếp cận điện năng cải thiện được 5 bậc; Giải quyết phá sản DN tăng 1 bậc.
Tuy nhiên, theo nhận định, dù đã đạt những kết quả nhất định song việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia chưa đạt được mục tiêu đề ra là trung bình ASEAN 4, thậm chí một số chỉ tiêu chưa đạt trung bình ASEAN 6. Bên cạnh 5/10 chỉ số tăng hạng thì 5/10 chỉ số còn lại lại giảm bậc. Hơn nữa, theo đánh giá Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới thì năm nay thứ hạng của Việt Nam là 60/138, giảm 4 bậc so với năm 2015 (56/140). Thứ hạng này thấp hơn hầu hết các nước ASEAN (sau 6 nước) và chỉ đứng trên Lào và Campuchia.
“Rõ ràng vẫn còn khoảng cách khá xa giữa mục tiêu và thực hiện Nghị quyết. Trên thực tế còn tồn tại nhiều rào cản, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nhất là những quy định về điều kiện kinh doanh, quản lý chuyên ngành”, Bộ KH&ĐT nhận định.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
- ·Cháy lớn tại kho chứa vải, nhiều công nhân bỏ chạy
- ·Tại sao người ta có thể ăn thịt bạn thân của mình?
- ·Tin vắn 20
- ·Giá xăng dầu hôm nay 24/6: Tiếp tục giảm
- ·Xã Tiến Hưng hoàn thành xóa nhà tranh tre cho người nghèo
- ·Sập hầm vàng, 3 phu vàng bị vùi lấp
- ·Đắk Lắk: Chơi Tết ở thác, hai thanh niên chết đuối
- ·Hơn 5.300 tỷ đồng trả chi phí khám chữa bệnh BHYT cho học sinh, sinh viên năm 2022 và 8 tháng 2023
- ·Phụ nữ vũ trang “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
- ·Mỹ Phẩm Xách Tay
- ·45 triệu đồng giúp người nghèo xã Thuận Lợi đón tết
- ·Hà Nội ứng phó khẩn cấp các chủng virus cúm nguy hiểm
- ·Con đường từ sức dân
- ·Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
- ·Từ xóm chài đến... xóm làm mướn
- ·Giao đất của dân hiến tặng cho UBND xã quản lý
- ·Xe đầu kéo bốc cháy khi đang chạy trên Quốc lộ 1A
- ·Cà Mau phấn đấu sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 570.000 tấn
- ·Tiêm vét vắcxin để sớm khống chế dịch sởi