【lịch thi đau bong da hom nay】Minh bạch để tái cấu trúc ngành điện
Bắt đầu từ DN
Khi Nghị quyết 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012 được ban hành,ạchđểtáicấutrúcngànhđiệlịch thi đau bong da hom nay cùng với nhiều DN khác, EVN đã khẩn trương ký kết và cam kết cắt giảm chi phí. Có thể coi đây là động thái đầu tiên trong việc thực hiện tái cấu trúc DN. Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Phạm Lê Thanh cho biết, EVN cam kết trong năm 2012 EVN sẽ triệt để tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh với mục tiêu trên 1.800 tỷ đồng. Trong đó, EVN tập trung thực hiện tiết giảm 5% chi phí (vật liệu, dịch vụ mua ngoài, điện nước, điện thoại văn phòng, hội nghị, hội thảo…) tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên gần 162 tỷ đồng, phấn đấu giảm thêm 0,2 % tỷ lệ điện tự dùng trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện từ 9,5% xuống 9,3%, tương đương giảm điện mua và sản xuất 255 triệu kWh (330 tỷ đồng). Bên cạnh đó, EVN phấn đấu tiết kiệm sản lượng điện tiêu dùng trong xã hội khoảng 1 tỷ kWh, tương đương 1.300 tỷ đồng.
Việc Thủ tướng Chính phủ cho “thôi” chức người đứng đầu EVN, cũng được cho là một “mốc” đánh dấu sự thay đổi về chất trong công tác điều hành một tập đoàn Nhà nước lớn. Ông Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng, đây là một dấu hiệu tích cực mà các DN khác phải học tập. Một trong những nguyên nhân Thủ tướng cho ông Đào Văn Hưng thôi chức là do để xảy ra thua lỗ trong kết quả sản xuất kinh doanh tại EVN Telecom. Thực tế, không chỉ EVN Telecom thua lỗ nghiêm trọng dẫn đến phải chuyển cho đơn vị khác tiếp nhận, nhiều khoản đầu tư khác vào các lĩnh vực không thuộc ngành điện cũng đang “thua to”.
Chính vì vậy, trong “lộ trình” tái cấu trúc ngành điện, EVN đã tuyên bố thoái vốn khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành, chỉ tập trung vào việc sản xuất, kinh doanh điện năng và phát triển theo Quy hoạch điệnVII. Cụ thể, bàn giao toàn bộ EVN Telecom cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) với giá trị hơn 2.000 tỷ đồng, đàm phán với các đối tác để bán bớt cổ phần tại Ngân hàng An Bình (AB Bank) và thực hiện việc chuyển nhượng vốn 5,3% tỷ lệ sở hữu cổ phần của EVN tại AB Bank cho Ngân hàng HD Bank. Trong lĩnh vực bất động sản, EVN sẽ chuyển nhượng cổ phần tại các công ty mà tập đoàn này liên kết. Đối với bảo hiểm, EVN cũng đã chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Bảo hiểm Toàn cầu (GIC). Một mặt khác, EVN đang xin ý kiến Thủ tướng cho bán tiếp cổ phần đang nắm giữ tại các công ty phát điện đã cổ phần hoá mà nhà nước không nắm giữ cổ phần như Công ty cổ phần thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, Thuỷ điện Thác Bà, Thác Mơ, Nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh… Nguồn vốn thu được sẽ tập trung đầu tư nguồn và lưới điện.
Phá thế độc quyền
Với những động thái quyết liệt của EVN, nhiều người vẫn tỏ ra “nghi ngờ”. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết, con số cam kết tiết giảm 1.800 tỷ đồng của EVN là phù hợp với yêu cầu của Thủ tướng nhưng chưa thuyết phục bởi con số này chưa có mẫu số chung (nghĩa là số tiền này tương đương với bao nhiêu % của cái gì). Do vậy, việc công khai minh bạch, giám sát độc quyền đối với EVN càng phải được làm rõ, nhất là trong việc công khai về giá cả, chi phí, lỗ lãi… Đây chính là mấu chốt để có thể tái cấu trúc ngành điện. “Việc tái cấu trúc ngành điện là khó khăn nhưng nếu công khai được tình hình của EVN như chi phí 1 kWh điện bằng bao nhiêu, chi phí quản lý là bao nhiêu… thì mới có cơ sở để so sánh với giá điện các nước khác”, ông Doanh nói.
Nhiều chuyên gia trong ngành điện đều cho rằng, khâu mua - bán điện còn thể hiện nhiều bất cập, làm cho thị trường điện không cạnh tranh, khó thu hút đầu tư. Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, chỉ cần tách ngay khâu mua bán điện và điều độ hệ thống điện ra khỏi EVN thì thị trường điện sẽ minh bạch. Ông Ngãi lý giải, mua bán điện là khâu vướng mắc, có nhiều phàn nàn nhất trong dư luận. Nếu EVN vẫn nắm giữ khâu mua bán điện như hiện nay thì tập đoàn này sẽ luôn muốn mua rẻ. Vì vậy, có thể lập 2 đến 3 công ty mua điện tại 3 miền do Bộ Công Thương hoặc Bộ Tài chính phụ trách để không xảy ra tình trạng “mua rẻ”. Và nếu Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (đơn vị lập kế hoạch huy động công suất và theo dõi biểu đồ phụ tải) thuộc quyền quản lý của EVN thì sẽ có xu hướng ưu tiên huy động các nguồn điện của EVN trước. Vì vậy, Tổng công ty mua bán điện quốc gia có thể thuộc Tổng công ty kinh doanh vốn Nhà nước, Bộ Tài chính. Khi đó, công ty này sẽ mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện hoặc các tổng công ty phát điện và ký hợp đồng dịch vụ với Tổng công ty truyền tải và các công ty phân phối để bán điện tới hộ tiêu dùng. Còn khâu phát điện không nhất thiết phải tách ra ngoài EVN bởi EVN đã có lợi thế về đường dây, kinh nghiệm.
Với phương án trên, hệ thống ngành điện không bị xáo trộn và dần phá vỡ được thế độc quyền của EVN. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng phương án này chưa thể thực hiện được ngay. Và nhất thiết cần phải có cơ quan chuyên trách giám sát hoạt động tái cơ cấu ngành điện.
Phan Thu
(责任编辑:Cúp C2)
- ·CIEM dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023
- ·TP.HCM: Phụ thu giá vé dịp lễ không quá 40%
- ·Nhiều chính sách giúp quản lý tài sản công vào nề nếp
- ·Vietjet công bố đường bay mới Nha Trang
- ·GIAHUNGPRO
- ·Giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng nông sản rớt giá?
- ·Ra mắt Câu lạc bộ bệnh nhân Parkinson
- ·Những nghiên cứu đáng ngưỡng mộ của học sinh Trung học phổ thông
- ·Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo luôn gần gũi và lắng nghe dân
- ·Soi chi tiêu công để đảm bảo bền vững tài khóa
- ·Năm 2022: Ngành Nông nghiệp tăng trưởng 3,36%
- ·Tạm giữ thầy giáo bị tố dâm ô 9 học sinh lớp 3 ở Hà Nội
- ·Kho bạc Nhà nước: Giảm thiểu chi phí giao dịch
- ·Linh thiêng hành hương về đất Tổ
- ·Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm phiên giao dịch đầu tuần
- ·Hơn 1.700 tấn gạo hỗ trợ 6 huyện của Hà Giang để bảo vệ rừng
- ·TP.HCM: Học sinh dự thi vào lớp 10 điều chỉnh nguyện vọng từ ngày 4/5 đến 10/5
- ·Ông Đặng Quyết Tiến được bổ nhiệm Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp
- ·Thị trường vàng 'nín thở' trước thông tin sửa Nghị định 24
- ·Quy định các mức chi soạn thảo đề cương điều ước quốc tế