【kết quả thi đấu la liga】Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 127: Chế tài cần đủ sức răn đe
Theo Tổng cục Hải quan, Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều nội dung quy định mới về thủ tục hải quan, do đó, cần phải có chế tài xử phạt phù hợp trong các trường hợp các quy định pháp luật này bị vi phạm. Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, Luật Hải quan 2014 đã thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục hải quan từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử. Thủ tục hải quan hiện rất thông thoáng và nhanh gọn. Trong đó, áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Mặt khác, một số hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP có định danh hành vi tương tự như một số hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 127 nhưng lại có mức phạt cao hơn so với mức phạt quy định tại Nghị định 127. Do vậy, để phù hợp với phương thức quản lý mới của cơ quan Hải quan, đảm bảo chế tài xử phạt đủ sức răn đe, mang tính phòng ngừa cao. Đồng thời, để tương đồng với chế tài tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP, dự thảo Nghị định sử đổi chế tài theo hướng tăng mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm quy định về chính sách quản lý hàng hóa XNK.
Góp ý vào dự thảo Cục Hải quan Hà Nội cho rằng, căn cứ từ Điều 61 đến Điều 64 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thì thời hạn cung cấp thông tin hồ sơ hải quan và trách nhiệm của DN kinh doanh cảng hàng không đã được quy định rất rõ ràng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lại chưa được quy định cụ thể, do đó, đề xuất bổ sung chế tài xử phạt đối với hành vi của các hãng vận chuyển hàng không hoặc các công ty làm dịch vụ thương mại mặt đất, các công ty làm dịch vụ hàng hóa cho các nhà vận chuyển không cung cấp thông tin, cung cấp thông tin không đúng thời hạn quy định, cung cấp không đầy đủ, không đúng thông tin về hàng hóa, hành khách, tổ bay theo quy định của pháp luật.
Cục Hải quan Hà Tĩnh cho biết, trên thực tế có phát sinh trường hợp phương tiện vận tải đường biển có chở hàng hóa, máy móc, thiết bị sau khi đã làm thủ tục tái xuất vẫn không ra khỏi lãnh thổ Việt Nam mà quay lại cập cảng. Để DN phải chấp hành quy định này, Cục Hải quan Hà Tĩnh đề nghị bổ sung thêm chế tài xử phạt đối với hành vi không tái xuất phương tiện vận tải, hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi đã làm thủ tục tái xuất.
Nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 127, Cục Hải quan Khánh Hòa đề nghị bổ sung vào dự thảo chế tài xử phạt, mức phạt cụ thể đối với các hành vi quy định tại Khoản 1, Điều 54 Luật Hải quan 2014 và Khoản 3, Điều 59 Nghị định 08/2015/NĐ-CP theo hướng: Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được kiểm tra qua hệ thống máy soi hàng hóa và các trang thiết bị khác. Trên cơ sở phân tích thông tin và quá trình giám sát người xuất cảnh, nhập cảnh, cơ quan Hải quan quyết định lựa chọn hành lý có rủi ro để kiểm tra thực tế.
Tại Điều 7 sửa đổi, bổ sung Nghị định 127, theo Cục Hải quan Hải Phòng, do những sai sót được quy định tại điểm này xuất phát từ trình độ khai báo hải quan của người khai hải quan trong giai đoạn thí điểm áp dụng VNACCS/VCIS, không nên quy định định danh hành vi vi phạm và chế tài xử phạt nhằm hỗ trợ người khai hải quan phối hợp tốt cùng với cơ quan Hải quan để thực hiện thành công Hệ thống VNACCS/VCIS. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo bỏ Điểm a, Khoản 1, Điều 7 để thuận lợi và khuyến khích người khai hải quan. Cục Hải quan Hải Phòng cũng đề nghị tại Khoản 3, Điều 10 quy định hành vi: “Không xuất trình hàng hóa phải kiểm tra thực tế đúng thời hạn đã đăng ký với cơ quan Hải quan”. Đơn vị cho rằng, trường hợp này trên thực tế xảy ra rất nhiều, cơ quan Hải quan không chủ động về thời gian giải quyết công việc, đã nhắc nhở nhiều lần nhưng DN vẫn tái phạm do chưa có quy định chế tài xử phạt cụ thể.
Sau khi đã bổ sung chế tài xử phạt hành vi vi phạm thời hạn khai bổ sung, theo Cục Hải quan Đồng Nai, Ban soạn thảo nên loại bỏ hành vi tại Điểm c, Khoản 1, Điểu 6: “Không khai bổ sung thông tin số hiệu container hàng hóa XK đúng thời hạn quy định”. Đồng thời, trong Thông tư hướng dẫn Nghị định xử phạt cần có hướng dẫn sử dụng quy định này xử phạt các trường hợp không đăng ký tờ khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa theo Điều 21, Thông tư 38/2015/TT-BTC nhưng không ảnh hưởng thuế, chính sách mặt hàng. Cục Hải quan Đồng Nai lý giải, nhằm chặt chẽ và đủ sức răn đe, thì trong các quy định pháp luật về Hải quan nên có chế tài xử lý tất cả các hành vi vi phạm quy định về khai bổ sung nhưng chưa ảnh hưởng đến thuế, chính sách mặt hàng quy định tại Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Để tăng cường trách nhiệm của DN, đại lý hải quan trong chống gian lận thương mại qua lợi dụng chữ ký số và thực hiện quy định tại Khoản 3, Điều 5 Thông tư 138/2015/TT-BTC được hiệu quả, Cục Hải quan Đồng Nai kiến nghị bổ sung quy định trách nhiệm bảo quản chữ ký số của người khai hải quan, đại lý hải quan và có chế tài xử phạt về việc thiếu trách nhiệm trong bảo quản chữ ký số, để cá nhân, tổ chức khác chiếm dụng chữ ký số với mục đích buôn lậu, gian lận thương mại. Theo đó, nên bổ sung tại Khoản 1, Điều 13 chế tài xử phạt hành vi sử dụng chữ ký số trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo hướng: “Không đăng ký sửa đổi, bổ sung thông tin chữ ký số đã đăng ký với cơ quan Hải quan khi có sự thay đôi, gia hạn chứng thư số, thay đổi cặp khóa, tạm dừng chứng thư số”.
Cục Hải quan Đồng Nai cũng cho rằng nên bổ sung chế tài xử phạt đối với hành vi người khai hải quan không khai thông tin về giải phóng hàng và không thực hiện các thủ tục về trị giá hải quan đối với hành chưa có giá chính thức tại thời điểm XK, NK theo quy định tại Điểm a (a.1.1) của Thông tư 38/2015/TT-BTC và Khoản 1, Điều 7 Thông tư 39/2015/TT-BTC. Bảo vệ quan điểm này, Hải quan Đồng Nai lý giải, cần có chế tài trên để xử phạt DN trong việc không cung cấp thông tin lô hàng chưa có giá chính thức, dẫn đến tình trạng hàng được thông quan thay vì đúng pháp lý chỉ có thể tạm giải phóng hàng, có thể dẫn đến tình trạng số tiền giao dịch ngân hàng trong thanh toán với đối tác không đúng thực tế giao dịch mà cơ quan Hải quan không phát hiện được. Hải quan Đồng Nai nhấn mạnh, hiện nay hóa đơn thương mại mới là chứng từ thương mại cơ bản trong giao dịch XK, NK và đối với các lô hàng luồng Xanh thì cơ quan Hải quan phải đợi đến kiểm tra sau thông quan mới có thể phát hiện ra được khai sai trị giá giao dịch.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- ·Đội tuyển Việt Nam sẽ thi đấu AFF Cup 2024 trên sân vận động Việt Trì, Phú Thọ
- ·Rủi ro tổn thương não khi Mike Tyson thượng đài sau 19 năm
- ·Bất ngờ cái tên Maxwell James Peereboom trong đội hình tuyển U17 Việt Nam
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·Kỳ chuyển nhượng giữa năm 2024 phá nhiều kỷ lục
- ·Doanh nghiệp du lịch kiệt quệ, đồng loạt rời bỏ thị trường
- ·Sporting Lisbon
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·Yemen trên bờ vực tan rã
- ·Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- ·Vĩnh biệt “người vĩ đại trên sân khấu nhỏ”
- ·Hạ viện Mỹ bác quyền đàm phán nhanh của Tổng thống Obama
- ·Duy Mạnh làm đội trưởng đội tuyển Việt Nam tại ASEAN Cup 2024
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·Hy Lạp về đâu sau tổng tuyển cử?
- ·Kinh tế Mỹ giành lại vị trí “đầu tàu” của nền kinh tế toàn cầu
- ·Siêu cúp Quốc gia 2023
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Liệu “voi” có vượt “rồng”?