【kq psv eindhoven】Kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực nông nghiệp: Quyết xóa chồng chéo trong quý IV
Thời gian KTCN cực ngắn
Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác KTCN,ểmtrachuyênngànhlĩnhvựcnôngnghiệpQuyếtxóachồngchéotrongquýkq psv eindhoven Bộ NN&PTNT đề nghị cắt giảm danh mục hàng hóa phải KTCN theo nguyên tắc: Cắt giảm tối đa việc KTCN đối với hàng hóa XK; chỉ thực hiện khi có yêu cầu của nước NK hoặc của chủ hàng, hoặc quy định tại các Công ước quốc tế một cách linh hoạt, phù hợp. Quán triệt nguyên tắc quản lý rủi ro, kiểm tra giảm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, áp dụng chế độ DN ưu tiên. Bên cạnh việc giảm thiểu thủ tục, thời gian, chi phí, vẫn cần duy trì KTCN đối với nông sản hàng hóa nhập. Theo đó, Bộ NN&PTNT đề xuất cắt giảm 5 loại hàng hóa không có nguy cơ cao gây mất an toàn (chiếm 23,8%) ra khỏi Danh mục hàng hóa phải KTCN khi NK; cắt giảm hàng hóa phải kiểm dịch thực vật ít nguy cơ chứa đối tượng kiểm dịch, cắt giảm 4 nhóm hàng hóa phải kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn; cắt giảm 9 nhóm hàng hóa phải kiểm dịch sản phẩm thủy sản. |
Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy: Hiện nay, các cơ quan thuộc Bộ thực hiện 40 thủ tục hành chính KTCN gồm 32 thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa NK và 8 thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa XK. Trong thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải quy định rõ về thời gian, hồ sơ, trình tự, thủ tục theo hướng tinh gọn, giảm thiểu chi phí, thời gian thực hiện.
Thực tế cho thấy, thời gian KTCN lĩnh vực nông nghiệp được rút ngắn rõ rệt. Cụ thể, đối với kiểm tra lô hàng thủy sản XK, thời gian rút ngắn từ 5-7 ngày làm việc xuống còn 8 giờ/1 lô hàng, thậm chí nhiều lô hàng được cấp Giấy chứng nhận trong 2-3 giờ, tiết kiệm cho DN từ 15-20% chi phí. Đối với kiểm dịch thực vật, theo quy định của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, thời gian giải quyết là 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, song thực tế đã rút ngắn xuống còn không quá 4 giờ đối với hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường hàng không và không quá 10 giờ đối với đường biển.
“Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo mạnh mẽ việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, giảm phương thức kiểm tra trước và giảm hợp lý dung lượng lấy mẫu kiểm định, kiểm nghiệm, trước hết là đối với thức ăn chăn nuôi NK, thuốc thú y NK, giống thủy sản NK. Các mặt hàng này được kiểm tra theo tần suất dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của DN hoặc thừa nhận kết quả kiểm tra của quốc gia đối tác theo thông lệ quốc tế. Hầu hết các mặt hàng được phép đưa về kho của DN để chờ kết quả kiểm tra, giảm chi phí lưu kho bãi cho DN”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.
Cũng theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Để tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thiểu KTCN, Bộ NN&PTTN đã rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa 18/40 thủ tục hành chính KTCN theo hướng hợp nhất thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm và thủ tục kiểm dịch đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật vừa phải kiểm dịch, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm; nhập 2 thủ tục đăng ký kiểm dịch và khai báo kiểm dịch đối với đối với hàng hóa thuộc diện kiểm dịch có nguồn gốc động vật và áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, quy định tần suất kiểm tra đối với các mặt hàng đang thực hiện kiểm tra 100% lô hàng. Phương án nêu trên đã góp phần tiết kiệm chi phí đáng kể cho DN. Chỉ tính riêng hoạt động kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật giảm khoảng 654,4 tỷ đồng, kiểm dịch thực vật giảm khoảng 178,1 tỷ đồng.
Chỉ cần một đầu mối KTCN?
Đánh giá cao những kết quả mà Bộ NN&PTNT đạt được trong lĩnh vực cải cách thủ tục KTCN, tuy nhiên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng lưu ý một số vấn đề tồn tại mà Bộ này cần khắc phục.
Cụ thể, hiện vẫn còn tình trạng một mặt hàng chịu sự điều chỉnh của nhiều hình thức quản lý của nhiều đơn vị khác nhau cùng trực thuộc Bộ NN&PTNT. Vấn đề thứ hai là một mặt hàng chịu quản lý kiểm tra chuyên ngành từ 2 bộ trở lên. Ví dụ, mặt hàng sữa chua, sữa bột phô mai vừa phải kiểm dịch theo quy định của Bộ NN&PTNT lại vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Công Thương. Đây là sự rườm rà, phức tạp, gây khó cho DN. “Đề nghị Bộ NN&PTNT đề xuất cách thức quản lý đối với hàng hóa đang bị KTCN chồng chéo do Bộ NN&PTNT quản lý và Bộ NN&PTNT cùng các bộ khác như Bộ Công Thương đồng quản lý. Ngoài ra, Bộ NN&PTTN còn là phải hoàn thiện Danh mục hàng hóa thuộc diện KTCN nhưng chưa có mã HS, chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Tiếp thu những ý kiến của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, ngay tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hà Công Tuấn đã đề xuất và dự kiến nhiều giải pháp khắc phục đối với nhóm hàng có chồng chéo KTCN. Cụ thể, đối với 7 loại hàng chịu sự KTCN của 2 Bộ, Bộ NN&PTNT đề nghị Chính phủ xem xét giao một bộ đầu mối chủ trì, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo hướng một cơ quan KTCN có lực lượng, điều kiện tại cửa khẩu, nên giao cả kiểm tra về kiểm dịch và an toàn thực phẩm. Đối với 6 nhóm hàng chịu sự KTCN của 2 đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT, Bộ kiên quyết bố trí hợp lý trong quý IV/2017.
Bộ NN&PTTN cũng kiến nghị Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ, tạo điều kiện để Bộ đẩy mạnh xã hội hóa trong các hoạt động kiểm nghiệm kiểm chứng phục vụ hoạt động KTCN, nhưng cũng cần cơ cấu lại để tổ chức một trung tâm PSC quốc gia đa lĩnh vực, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời cho ý kiến định hướng về xây dựng, ban hành Nghị định của Chính phủ sửa đổi các Nghị định để thực hiện cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh và đơn giản hóa thủ tục hành chính theo trình tự, thủ tục rút gọn để nhanh chóng đưa các đề xuất trên của Bộ NN&PTNT được triển khai thực hiện trong thực tiễn.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP): Định nghĩa rõ về xã hội hóa kiểm tra chuyên ngành thì DN mới được lợi Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm các mặt hàng phải KTCN, về cơ bản hiện nay không có tình trạng độc quyền. Bộ đã công nhận, chỉ định 63 tổ chức đủ điều kiện thực hiện KTCN. Tuy nhiên, vấn đề quan ngại hiện nay là kết quả kiểm nghiệm từ những đơn vị được công nhận đủ điều kiện nêu trên có được dùng cho cơ quan quản lý nhà nước để ban hành các giấy tờ cần thiết trong giao thương XNK hay không? Định nghĩa về xã hội hóa ở đây phải rõ ràng thì các DN mới được hưởng lợi. Khi xã hội hóa, DN có thể tiến hành kiểm nghiệm ở bất kỳ đâu theo quy định kiểm tra nhà nước. Vì vậy, phải làm rõ vấn đề, khi DN đem kết quả kiểm nghiệm tại các đơn vị xã hội hóa đến cơ quan nhà nước để làm thủ tục cấp các giấy tờ cần thiết thì có được cấp không hay phải tiến hành kiểm nghiệm tại các đơn vị được chỉ định thì mới được cấp. Uyển Như (ghi) |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giải mã hộp đen để điều tra vụ máy bay hạ cánh lệch đường băng ở Nội Bài
- ·Người có lương hưu cao nhất cả nước hiện nay là hơn 124 triệu đồng/tháng
- ·Giáo dục Việt Nam còn hổng kỹ năng phản biện
- ·Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017: Đừng “ham” đăng ký nhiều nguyện vọng
- ·PTT Vũ Đức Đam: Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong học sinh sinh viên
- ·Fubon Life Việt Nam mang đến trung thu đầy ắp yêu thương cho trẻ em
- ·3 công khai ở các trường ĐH: Công khai nhưng không minh bạch
- ·Ukraine đề nghị đổi 'đồng minh' của ông Putin lấy tù binh, hòa đàm Moscow
- ·Quảng Ninh: Đình chỉ 20 tàu du lịch do thiếu hệ thống cảnh báo PCCC tự động
- ·Thêm quyền lợi bổ sung cho người lao động nếu không rút bảo hiểm xã hội một lần
- ·Cựu Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị bắt vì lý do gì?
- ·Đề xuất thành lập Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp dự phòng rủi ro
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 7/10/2023: Tỷ giá Yen Nhật, Yen VCB giảm đột ngột
- ·Phát triển hiệu quả số người tham gia vào “lưới” an sinh
- ·Ngân hàng thế giới: Việt Nam có thể đạt mức tăng GDP 2,8% năm 2020
- ·Ông Putin bay đến vùng viễn đông gặp Tổng thống Belarus bàn về Ukraine
- ·Tỷ giá Won hôm nay ngày 5/10/2023: Giá đồng tiền Won tiếp tục tăng, VCB mua vào 15,63 VND/KRW
- ·Cán bộ Bảo Việt hiến 2.800 đơn vị máu trong chương trình hiến máu tình nguyện
- ·Hà Nội: Đặt tên phố mang tên Trịnh Văn Bô, người hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng
- ·Tỷ giá USD hôm nay 4/10/2023: Giá đô hôm nay, USD VCB, USD chợ đen tiếp tục đà tăng mạnh