会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【giải indonesia hôm nay】Xây dựng hệ thống Kho bạc hiện đại, an toàn, hiệu quả và tiến tới điện tử!

【giải indonesia hôm nay】Xây dựng hệ thống Kho bạc hiện đại, an toàn, hiệu quả và tiến tới điện tử

时间:2025-01-11 03:04:33 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:546次

xay dung he thong kho bac hien dai an toan hieu qua va tien toi dien tu

Đại diện KBNN Trung ương, KBNN Kiên Giang đến thăm ông Nguyễn Thành Ngay- nguyên Chi cục trưởng Ngân khố Nhà nước Kiên Giang. Ảnh: T.Hằng

Hệ thống KBNN góp phần cùng với ngành Tài chính triển khai đồng bộ nhiều đề án, cơ chế chính sách để xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính - tiền tệ.

Những ngày mở đường...

Vào những ngày cận kề kỷ niệm 25 năm thành lập hệ thống KBNN (1-4-2015), chúng tôi được tham gia đoàn công tác của KBNN đến tỉnh Kiên Giang và An Giang - đây là hai địa phương đầu tiên được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Bộ Tài chính chọn thí điểm đưa vào hoạt động hệ thống Ngân khố, một mô hình cải cách công tác quản lý ngân quỹ ngân sách Nhà nước (NSNN) và là bước đệm để ra đời hệ thống KBNN Việt Nam (ngày 1-4-1990).

Nhìn lại quãng thời gian những ngày đầu thành lập, ông Nguyễn Thành Ngay- nguyên Chi cục trưởng Ngân khố Nhà nước Kiên Giang, năm nay đã bước qua tuổi 90 vẫn không khỏi xúc động. Ông bồi hồi nhớ lại: Tại Hội nghị tổng kết công tác Tài chính năm 1987, trên cơ sở kết luận của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, Bộ Tài chính đã lựa chọn Kiên Giang thí điểm thành lập KBNN đầu tiên trong cả nước (ngày 1-10-1988), với tên gọi ban đầu là Chi cục Ngân khố Nhà nước Kiên Giang thuộc Sở Tài chính - Vật giá tỉnh.

Những ngày đầu tiên ấy, hệ thống Ngân khố Kiên Giang hoạt động trong bối cảnh hết sức khó khăn, vất vả. Chi cục có "vỏn vẹn" 24 cán bộ, công chức nhưng thực hiện đầy đủ 4 bộ phận nghiệp vụ như: Kế toán thống kê, Kho quỹ, Giao dịch và Kế hoạch tổng hợp. Trong đó, phần lớn cán bộ được chuyển từ cơ quan Tài chính, Thuế, Ngân hàng và một số ngành khác, phần lớn chưa qua đào tạo. Công việc lúc đó bộn bề với các hoạt động nghiệp vụ như một ngân hàng như: Thực hiện các khoản chi, cấp phát, thanh toán vốn NSNN cho các ngành, cơ quan trong tỉnh; Quản lý toàn bộ các nguồn thu của NSNN bao gồm cả vàng, bạc, kim khí quý, ngoại tệ... Do vậy, trong quá trình thực thi nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn, phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm nhưng vẫn đảm bảo công tác thu- chi kịp thời chính xác.

Những kết quả ban đầu trong quá trình thí điểm thực hiện quản lý quỹ ngân sách của tỉnh Kiên Giang đã được tỉnh An Giang nghiên cứu, rút kinh nghiệm và đã triển khai khá thành công.

TS. Nguyễn Thị Kim Thư- nguyên Giám đốc KBNN An Giang nhớ lại, thời gian hoạt động của Ngân khố An Giang chỉ kéo dài trong 9 tháng (1-7-1989 đến 31-3-1990) sau đó trở thành một thành viên của hệ thống KBNN Việt Nam, nhưng 9 tháng hoạt động đó là 9 tháng mở đường, 9 tháng vất vả và vinh quang, 9 tháng khó khăn và sáng tạo.

TS. Nguyễn Thị Kim Thư kể rằng, khi bà dẫn đoàn cán bộ Ban trù bị thành lập Ngân khố An Giang sang thăm và học tập kinh nghiệm của Ngân khố Kiên Giang mới vỡ ra quá trình hình thành ngân khố đã khó, nhưng việc triển khai hoạt động của ngân khố còn phức tạp hơn với nhiều vấn đề tưởng không thể giải quyết như: Nguồn lực, tiền mặt, thông tin, thanh toán.

Cũng giống như Kiên Giang, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm về tài chính, ngân hàng, thuế được điều động sang Chi cục Ngân khố An Giang chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong giai đoạn thử nghiệm này, để phát huy năng lực sức mạnh của đội ngũ trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, Ban lãnh đạo Ngân khố An Giang đã đề ra giải pháp trong quản trị nhân sự với 3 nguyên tắc là: Đoàn kết- Trách nhiệm- Kỷ luật và hai đòn bẩy là Tiền lương- Thi đua. Các giải pháp này đã góp phần thu NSNN nhanh hơn, chi NSNN bám sát kế hoạch được duyệt; công tác điều hòa vốn đảm bảo chủ động và linh hoạt; công tác kế toán thanh toán được thực hiện kịp thời và thống nhất. Do đó, về cơ bản, mô hình hoạt động của Chi cục Ngân khố An Giang đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác quản lý và điều hành NSNN. Không chỉ dừng lại ở những hoạt động trong nội bộ tỉnh, Chi cục Ngân khố An Giang còn mở rộng hoạt động, giúp các tỉnh lân cận như: Tây Nguyên, Gia Lai, Kon Tum và cả các tỉnh miền Đông Nam bộ như Bình Dương, Đồng Nai... mỗi khi họ cần đổi tiền mặt để chi cho các kế hoạch mà chưa có ngân sách.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Chu Tam Thức lúc đó đã ghi nhận những nỗ lực của 2 địa phương Kiên Giang và An Giang và cho rằng nhờ những kinh nghiệm, thực tiễn hoạt động của các địa phương này, tổ chức KBNN đã được hình thành.

... tiến tới hiện đại hoá quản lý ngân quỹ

25 năm qua, hệ thống KBNN không ngừng lớn mạnh về đội ngũ nhân lực, với tổng số gần 15.000 cán bộ làm việc tại 725 đơn vị KBNN trên toàn quốc và bền bỉ thực hiện theo đúng phương châm: Củng cố, ổn định và phát triển. Toàn hệ thống đã có những bước đi vững chắc, từng bước khẳng định vai trò là một công cụ quan trọng trong bộ máy hành chính Nhà nước với các chức năng: Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính Nhà nước, huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển.

Còn nhớ khi về thăm KBNN năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (nguyên Cục trưởng Cục Kho bạc đầu tiên) đã phấn khởi trước những đổi thay toàn diện của hệ thống KBNN. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, hệ thống KBNN là một trong những trụ cột của nền tài chính quốc gia vì đây là nơi quản lý ngân quỹ quốc gia, NSNN, dự trữ tài chính Nhà nước và kế toán, kiểm toán, thực hiện thu chi của đất nước từ trong kháng chiến, khi hòa bình và trong công cuộc đổi mới hiện nay. Mặt khác, KBNN vừa huy động nguồn lực tài chính phát triển đất nước, vừa đảm bảo quản lý trước, trong và sau đối với hoạt động tiền bạc và giúp cho đồng tiền Việt Nam đến với các đối tượng phù hợp.

Nhìn lại những năm qua, hệ thống KBNN có quyền tự hào về kết quả đã đạt được. Theo Phó Tổng giám đốc KBNN Trần Quốc Vinh, trong 5 năm trở lại đây (2010-2014), trong lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên KBNN đã kiểm soát 2.551.014 tỷ đồng, từ chối thanh toán 270.483 món với tổng số tiền là 3.265 tỷ đồng, trong đó số tiền thực từ chối thanh toán là 246 tỷ đồng. Trong lĩnh vực kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản, KBNN đã kiểm soát với tổng số tiền là 1.560.922 tỷ đồng và đã từ chối thanh toán tổng số tiền là 580 tỷ đồng chi chưa đúng chế độ quy định.

Đặc biệt trong những năm gần đây, KBNN đã thực hiện kiểm soát chi NSNN chặt chẽ theo đúng quy định pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính về cắt giảm một số khoản chi tiêu chưa thực sự cần thiết. Qua đó, đã kiểm soát chi tiêu NSNN chặt chẽ, tiết kiệm và tạo điều kiện sử dụng nguồn vốn đầu tư từ nguồn NSNN có hiệu quả, dẫn dắt, đẩy mạnh các nguồn vốn đầu tư khác trong toàn xã hội, góp phần kích cầu, giải quyết hàng tồn kho và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Thông qua việc quản lý, điều hành ngân quỹ Nhà nước của hệ thống KBNN đã tạo ra một lượng vốn tạm thời nhàn rỗi để tạm ứng cho Ngân sách Trung ương khi nguồn thu chưa tập trung kịp, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng của một số dự án nằm trong kế hoạch năm của địa phương cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện để sớm hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương… Ngoài ra, với mục tiêu đổi mới công tác quản lý ngân quỹ Nhà nước đảm bảo mục tiêu vừa an toàn, vừa hiệu quả, nâng cao hiệu sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước, KBNN đã và đang triển khai nhiều nội dung để tiến hành cải cách quản lý ngân quỹ Nhà nước và gắn kết quản lý ngân quỹ Nhà nước với quản lý nợ.

Chỉ tiêu huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) của KBNN tăng bình quân 40%/năm.

Trong 5 năm (2010-2014), KBNN đã huy động được 753.000 tỷ đồng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu bù đắp bội chi NSNN và bổ sung vốn cho các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia. Hiệu quả công tác phát hành TPCP được cải thiện rõ rệt như: Kỳ hạn vay trung bình của TPCP từng bước được nâng lên nhằm giãn áp lực trả nợ cho NSNN trong ngắn hạn (năm 2014 là 4,87 năm); lãi suất phát hành trung bình TPCP có xu hướng giảm dần qua các năm (từ mức 10,85%/năm trong năm 2010, xuống mức 6,7%/năm trong năm 2014), góp phần giảm chi phí vay nợ cho NSNN.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • 5 phút sáng nay 4
  • Nét đẹp khai bút đầu xuân
  • Lặng thầm làm đẹp Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
  • Trải nghiệm chợ phiên vùng cao tại Làng Văn hóa
  • Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
  • Hội thi hoa mai vàng chào đón xuân
  • Xôn xao chiều Bù Đăng
  • Nghệ sỹ Nhân dân Tường Vi
推荐内容
  • Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
  • Chỉ còn là kỷ niệm
  • Giá điện tăng 165 đồng/kWh từ 1
  • Về Thanh An thưởng thức nghệ thuật truyền thống
  • Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
  • Văn hóa mang niềm tin tới…