【bxh bd c2】Thủ tướng: Kiên quyết không để người dân, DN thiếu vốn đầu tư
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc Tết ngành ngân hàng. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Trong không khí ra quân làm việc những ngày đầu năm, chiều 27/1 (tức mồng 6 tháng Giêng) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và chúc mừng năm mới cán bộ, người lao động Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngành ngân hàng.
Cùng dự có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo, đông đảo cán bộ, người lao động ngành ngân hàng.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, năm 2022 ngành ngân hàng đã hoàn thành xuất sức nhiệm vụ, góp phần kiểm soát lạm phát ở mức thấp, kinh tế phục hồi và tăng trưởng ở mức cao; thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định; Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ, đồng thời, đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đặc biệt Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền tại một kỳ họp; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số; công tác đối ngoại, truyền thông, phân tích dự báo, phát hành kho quỹ… và nhiều mặt hoạt động khác tiếp tục được triển khai tích cực, đóng góp quan trọng vào kết quả chung của toàn ngành trong năm qua.
Năm 2023, ngành ngân hàng tiếp tục các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.
Ngành ngân hàng tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô; kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất-kinh doanh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc Tết ngành ngân hàng. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Ngành ngân hàng tổ chức triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”; thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng gắn với đảm bảo an ninh, an toàn; tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách; cải cách mạnh mẽ quy định, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; các Chương trình/Kế hoạch hành động và các đề án của ngành đã ban hành...
Thông tin đến cán bộ, nhân viên, người lao động ngành ngân hàng về tình hình Tết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết cả nước vừa vui Xuân - đón Tết Quý Mão 2023 cơ bản đủ đầy, vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; sẵn sàng bước vào năm mới 2023 với khí thế mới, xung lực mới.
Cùng với chúc mừng thành công của Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng trong năm 2022, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng năm 2023 toàn ngành sẽ chủ động, sáng tạo, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả và đạt kết quả cao hơn năm 2022.
Theo Thủ tướng, nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong năm 2023 và những năm tiếp theo là bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, điều hành cân bằng, hợp lý giữa tỷ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm thanh khoản, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hiệu quả, an toàn hệ thống ngân hàng và an ninh tài chính, tiền tệ, vừa góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
“Ngân hàng Nhà nước phải tăng cường năng lực phân tích, dự báo, tham mưu kịp thời, ứng phó linh hoạt với diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, có đối sách phù hợp, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ,” Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch và an toàn hệ thống; thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm an ninh, an toàn; tập trung hỗ trợ phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, hỗ trợ đổi mới, sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Ngân hàng phải đảm bảo an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống; đảm bảo công khai minh bạch, phát triển an toàn, lành mạnh; đảm bảo quyền và lợi ích, chính đáng của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan; đảm bảo thông suốt trong thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về tiền tệ ngân hàng để tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thúc đẩy thị trường tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, khắc phục các sơ hở, hạn chế bất cập ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.
Ngành ngân hàng tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách tín dụng góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; tập trung tín dụng vào sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát tín dụng các lĩnh vực rủi ro, đẩy mạnh phát triển tín dụng tiêu dùng, giảm nạn tín dụng đen và tội phạm về tín dụng...
“Kiên quyết không để người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mà lại thiếu vốn để đầu tư kinh doanh,” Thủ tướng lưu ý.
Nhân dịp năm mới, Thủ tướng Chính phủ chúc mừng và tin tưởng, ngành ngân hàng sẽ bám sát, thực hiện tốt chủ đề điều hành năm 2023 của Chính phủ là "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả"; tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, nỗ lực vượt qua thử thách, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao, nhân dân, doanh nghiệp mong đợi; góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, người dân ấm no, hạnh phúc./.
Phạm Tiếp (TTXVN/Vietnam+)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nóng rẫy chuyện đất di tích bị xâm hại
- ·Thua lỗ chất chồng, Vinachem “kêu cứu” cho 4 dự án “sa lầy”
- ·PV GAS triển khai nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa nhân ngày phụ nữ
- ·Diễn đàn, triển lãm đô thị thông minh châu Á sẽ tổ chức tại Việt Nam
- ·Đồng phục Tiến Bảo
- ·Đường dây nóng (Hotline) báo cuộc gọi lừa đảo
- ·5G sẽ đem lại 1,5 tỷ USD cho các nhà mạng Việt Nam vào năm 2025
- ·Lợi ích vượt trội của nền tảng Kubernetes với doanh nghiệp
- ·Hợp tác xã Nông nghiệp rau, củ, quả Khánh Hậu trồng rau theo hướng hữu cơ trong nhà kính
- ·Nâng cấp công nghệ hướng tới phát triển bền vững
- ·Chú trọng phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ logistics
- ·Ấn Độ ra tối hậu thư cho các doanh nghiệp VPN và đám mây
- ·Bộ Nông nghiệp sẽ công bố nền tảng quản lý cơ sở chăn nuôi vào 10/6
- ·Một người tuyên bố biết rõ mọi trò bẩn trong ngành tiền số
- ·Bộ Công Thương: Xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp, cao gấp 2 lần năm trước
- ·Nguy cơ bị lật đổ bằng tấn công mạng, Costa Rica tuyên chiến với nhóm hacker mã độc
- ·Các nước đang phát triển thích metaverse nhưng các nước giàu thì không
- ·Hệ điều hành iOS 16 sẽ có gì mới?
- ·Doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm tại Hội chợ Triển lãm dệt may New York
- ·Công ty chứng khoán nào nộp thuế nhiều nhất?