【bóng đá cúp c2 châu âu】Huy động trái phiếu giảm, nguyên nhân không phải do sức cầu yếu
Đây là đánh giá của ông Nguyễn Đức Hùng Linh,độngtráiphiếugiảmnguyênnhânkhôngphảidosứccầuyếbóng đá cúp c2 châu âu Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.
* PV:Không còn sôi động như cùng kỳ năm ngoái, thị trường trái phiếu chính phủ sơ cấp từ đầu quý II/2018 đến nay có chiều hướng hạ nhiệt. Xin ông cho biết đánh giá của mình về diễn biến chung của thị trường này?
|
- Ông Nguyễn Đức Hùng Linh:Thị trường trái phiếu chính phủ sơ cấp hạ nhiệt không phải do cầu giảm mà nguyên nhân là do lãi suất. Từ đầu quý II, xu hướng tăng lãi suất bắt đầu thể hiện rõ ràng gây khó khăn cho hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ. Lãi suất từ hai phía cung và cầu không gặp nhau khiến tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt trung bình 50%. Với dự báo kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, nếu muốn đẩy mạnh huy động trái phiếu, thì tổ chức phát hành buộc phải nâng lãi suất. Tuy nhiên, do giải ngân đầu tư công vẫn chậm nên áp lực huy động có thể không lớn. Do đó, thị trường sơ cấp có thể chưa có nhiều cải thiện trong thời gian tới.
* PV:Thưa ông, theo dõi thị trường trái phiếu chính phủ sơ cấp từ đầu quý II tới nay rõ ràng nhận thấy xu hướng tăng liên tục của lãi suất trúng thầu. Ông có thể cho biết đánh giá của mình và đâu là yếu tố dẫn tới việc tăng lãi suất trái phiếu trúng thầu?
- Ông Nguyễn Đức Hùng Linh:Lãi suất trúng thầu trái phiếu chạm đáy và bắt đầu đảo chiều tăng từ đầu tháng 4 khi kỳ vọng lãi suất từ các thành viên thị trường tăng buộc tổ chức phát hành nâng lãi suất trúng thầu. Kỳ vọng lãi suất tăng chủ yếu từ các yếu tố bên ngoài bao gồm: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đẩy nhanh lộ trình nâng lãi suất cùng xu hướng thắt chặt tiền tệ ở nhiều nền kinh tế phát triển và nguy cơ chiến tranh tiền tệ leo thang gây áp lực lên tỷ giá. Thanh khoản VND giảm nhanh do Ngân hàng Nhà nước hút tiền bằng tín phiếu và bán dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, việc lãi suất tăng không đến từ áp lực lạm phát.
* PV:Nhiều ý kiến cho rằng, việc lãi suất trái phiếu tăng sẽ có tác động tới lãi suất trên thị trường ngân hàng trong thời gian tới. Tác động ở đây có thể là gì, thưa ông?
- Ông Nguyễn Đức Hùng Linh:Bản chất trái phiếu chính phủ chỉ là một kênh đầu tư của các ngân hàng thương mại, lãi suất trái phiếu tăng không trực tiếp gây áp lực lên các lãi suất giao dịch của ngân hàng. Tuy nhiên, tác động có thể theo chiều ngược lại. Khi kỳ vọng lãi suất ngân hàng tăng, sẽ làm tăng kỳ vọng về lãi suất trái phiếu từ phía cầu là các ngân hàng thương mại, từ đó đẩy lãi suất trái phiếu tăng. Do đó, có thể coi việc lãi suất trái phiếu tăng là một biểu hiện của xu hướng lãi suất trên thị trường ngân hàng.
* PV:Theo dõi những phiên huy động gần đây cho thấy, dù lãi suất trúng thầu tăng, nhưng thực tế tỷ lệ trúng thầu vẫn chưa có cải thiện, thậm chí là khá thấp. Điều này nói lên điều gì thưa ông? Phải chăng lãi suất vẫn chưa đạt kỳ vọng của nhà đầu tư?
- Ông Nguyễn Đức Hùng Linh:Tỷ lệ trúng thầu không cao do khối lượng chào thầu rất cao. Giá trị trúng thầu thực tế giai đoạn gần đây ở mức khá tốt, bình quân 4.000 tỷ đồng/phiên. Từ đầu tháng 6, Kho bạc Nhà nước liên tục chào thầu tất cả 6 kỳ hạn với khối lượng lớn trên 7.000 tỷ đồng/phiên, do đó tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt trung bình 50%. Tỷ lệ trúng thầu cũng cần xem xét trên từng kỳ hạn. Mặt bằng lãi suất hiện nay vẫn ở mức thấp nhất trong nhiều năm khiến tổ chức phát hành ưu tiên huy động các kỳ hạn dài, bằng chứng là lãi suất các kỳ hạn 10 và 15 năm liên tục được đẩy tăng từ 2-3 điểm cơ bản mỗi phiên để thu hút nhà đầu tư, đây là 2 kỳ hạn có tỷ lệ trúng thầu cao nhất, tương ứng 70% và 50% tính từ tháng 4. Hai kỳ hạn dài 20 và 30 năm có kỳ vọng lãi suất cao hơn nên phát hành khó khăn, trong khi các kỳ hạn ngắn 5 và 7 năm không phải ưu tiên của tổ chức phát hành trong giai đoạn này nên tỷ lệ trúng thầu rất thấp.
* PV:Xu hướng tăng của lãi suất trái phiếu sơ cấp thấy rõ. Vậy ông nhận định thế nào về xu hướng của lãi suất trái phiếu sơ cấp trong thời gian tới? Vì sao?
- Ông Nguyễn Đức Hùng Linh:Xu hướng tăng lãi suất đã nhìn thấy rõ, tuy nhiên, mức tăng chưa lớn, mới tăng khoảng 50 điểm cơ bản so với mức đáy vào cuối tháng 3, mặt bằng lãi suất vẫn ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Do đó khả năng lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi các nguy cơ kể trên ngày càng rõ nét hơn. Cung tiền tăng chậm do nhập siêu, áp lực tỷ giá từ bên ngoài... là những yếu tố sẽ khiến lãi suất khó giảm.
* PV:Xin cảm ơn ông!
Duy Thái
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chánh án TAND Tối cao nói gì về phiên tòa xét xử bác sĩ Lương
- ·Thành phố Hòa Bình: Cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp
- ·TikToker đồng loạt livestream quảng bá đặc sản Hà Tĩnh
- ·WinMart đồng hành cùng "Lễ hội cá tra năm 2022" tại Đồng Tháp
- ·Không khí lạnh tăng cường mạnh, Hà Nội hôm nay lạnh nhất 8 độ C
- ·Doanh nghiệp lao đao khi lãi suất tăng cao
- ·iPhone 15 series vừa ra Thế Giới Di Động và Di Động Việt đã cạnh tranh về giá
- ·Chế tài xử lý lừa đảo trực tuyến còn quá nhẹ, người dân cần biết tự bảo vệ mình
- ·VTV chắc chắn sẽ mua bản quyền World Cup 2018 với lý do bất ngờ này?
- ·Nhiều đại lý tại Hà Nội đã dừng bán, kích hoạt SIM rác
- ·Đo lường Việt Nam trước sự thay đổi về đơn vị đo lường quốc tế SI
- ·KienlongBank nâng cấp hệ thống core Thẻ Smart Vista
- ·Cách để ngân hàng tận dụng dữ liệu số hiệu quả
- ·Đầu năm CEO Sông Hương Foods kể chuyện xuất khẩu bánh nậm, bánh lọc đi Mỹ
- ·Thủ tướng yêu cầu giám sát chặt chẽ việc Facebook xử lý vụ cung cấp bản đồ sai
- ·Thất bại với modem 5G, Apple phải nhờ cậy Qualcomm năm 2026
- ·Kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI giảm hơn 9 tỷ USD
- ·Thái Nguyên và mục tiêu trở thành trung tâm chuyển đổi số
- ·Tài xế bẻ lái cứu 2 nữ sinh bất ngờ đổi ý trong việc đền bù
- ·Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động