【nhận định soi kèo hôm nay】Phí bảo vệ môi trường: Cần gắn với cấp độ gây ô nhiễm
Sản xuất phải gắn với công tác môi trường |
Phân bổ chưa hợp lý
Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được nhà nước thu nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường tại địa phương - nơi có hoạt động khai thác khoáng sản. Theo quy định hiện hành, trường hợp khai thác khoáng sản khai thác phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra; căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn, UBND tỉnh quyết định cụ thể tỷ lệ quy đổi từ số lượng quặng khoáng sản thành phẩm ra số lượng quặng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tuy nhiên, theo bà Trần Ngọc Ánh - đại diện Công ty Nikel Bản Phúc - các công ty khoáng sản đang thanh toán rất nhiều loại phí, thuế cho mục đích bảo vệ môi trường.
Bà Trần Thanh Thủy - Liên minh Khoáng sản - cho rằng, thực tế, hầu hết các tỉnh không quy định tỷ lệ phân bổ và cơ chế sử dụng phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, như các tỉnh Bắc Kạn, Bình Phước, Điện Biên, Gia Lai, Lào Cai, Phú Thọ… Một số tỉnh có quy định, nhưng lại với mức khác nhau, như Long An quy định mức phí 40% đối với tỉnh, 60% đối với huyện, không quy định với xã; tỉnh Yên Bái lại có mức thu 35% với tỉnh, 25% huyện và 40% với xã… Chính điều này dẫn đến nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường chưa được phân bổ và sử dụng hợp lý.
Trên thực tế, phí bảo vệ môi trường thu từ các DN khai thác khoáng sản sử dụng có đúng mục đích hay không thì lại không được làm rõ. Bà Thủy cho hay, phỏng vấn 30 xã có hoạt động khai thác mỏ từ năm 2009 – 2012 cho thấy, 6 xã hàng năm có nhận được khoản thu từ khai thác khoáng sản nhưng không rõ có phải phí bảo vệ môi trường hay không, 12 xã không được phân bổ từ nguồn thu khai thác khoáng sản, 12 xã không biết có được phân bổ hay không. Bên cạnh đó, 21 xã cho biết, chưa từng được đầu tư các công trình hay dự án cải tạo môi trường; 9 xã được đầu tư công trình nước sạch nhưng các công trình này thuộc Chương trình 135 (chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn) hoặc chương trình 925 (chương trình đường giao thông nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường). Đặc biệt, năm 2012, có xã được phân bổ 1.4 tỷ đồng, trong đó tiền từ phí bảo vệ môi trường là 450 triệu đồng, nhưng toàn bộ số tiền này lại được sử dụng để… chi lương cho cán bộ.
Nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường cần được quản lý trong Quỹ bảo vệ môi trường với sự tham gia của cơ quan môi trường, địa phương và cộng đồng bị ảnh hưởng. Đồng thời, cần có quy định rõ ràng hơn cơ chế quản lý và sử dụng nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường. |
Cần nâng cao công nghệ khai thác
Việc áp dụng công cụ phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản thời gian qua đã phát huy tác dụng trong việc hạn chế khai thác khoáng sản một cách tràn lan, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn kinh phí đáng kể cho các địa phương để đầu tư trở lại cho việc khắc phục hậu quả môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.
Tuy nhiên, do chưa được quản lý và sử dụng đúng mục đích, phí bảo vệ môi trường chưa thể hiện là công cụ tài chính hiệu quả để phục vụ việc bảo vệ môi trường. Nhiều DN cho rằng, điều này thể hiện sự thiếu công bằng đối với cộng đồng và DN. Là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp, cộng đồng không được đầu tư để giảm nhẹ các tác động môi trường. Mặt khác, dù đóng phí để cải tạo môi trường, các DN vẫn tiếp tục phải thỏa thuận với địa phương về các vấn đề môi trường ngoài hàng rào. Hoạt động của DN có thể bị ảnh hưởng bởi sự phản kháng từ cộng đồng địa phương.
Để bảo đảm quyền lợi cho DN cũng như cộng đồng mà không gây thất thu cho nhà nước, ông Phạm Ngọc Thạch - Trưởng phòng Phí và lệ phí, Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) - cho rằng, cần tính toán cách tính phí và phương thức thu đối với phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, tránh trường hợp “dễ đào, khó bỏ” gây lãng phí tài nguyên. Đặc biệt, cần gắn với cấp độ gây ô nhiễm, khuyến khích DN khoáng sản đầu tư thiết bị, công nghệ để hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường, đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm khai thác trước khi bán ra.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Muốn đi xa thì phải cùng đi'
- ·Bão số 8 trên Biển Đông hướng vào Hà Tĩnh, Quảng Trị
- ·Thứ trưởng Bộ Y tế: Không để xảy ra dịch bệnh, không để người dân vùng lũ ăn mỳ tôm dài ngày
- ·Hội nghị Trung ương 7 hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra
- ·Toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý khoảng 900.000 tỉ đồng nợ xấu
- ·Tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hàn Quốc
- ·Sửa đổi Quy chế theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao
- ·51 địa phương thu đạt tiến độ dự toán
- ·PV GAS thu xếp nguồn vốn vay cho Dự án Kho chứa LNG Thị Vải
- ·Một nửa sự thật và chuyện Laura Coffee
- ·Chi tiết nội dung thỏa thuận giữa Donald Trump và Kim Jong
- ·Thổ Nhĩ Kỳ trở thành tâm dịch ở Trung Đông
- ·Xử lý nghiêm sai phạm về quản lý đất đai ở các đặc khu, thành phố lớn
- ·Thủ tướng đôn đốc chuẩn bị tổ chức các Hội nghị chuyên đề năm 2018
- ·Mỹ tiếp tục điều tàu sân bay sở hữu hàng loạt tên lửa cực mạnh tới Syria
- ·Nhân dân thảo luận, góp ý những nội dung gì của dự thảo các Văn kiện Đại hội XIII?
- ·Doanh nghiệp Việt phải tuân thủ "luật chơi" để tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
- ·Dư luận trái chiều về vắc
- ·Dư luận dậy sóng việc thu phí “BOT Yên Tử” mùa lễ hội 2018
- ·Phí bảo trì đường bộ: Thiếu cơ sở pháp lý