【wolfsburg đấu với freiburg】Vốn điều lệ được phù phép, đánh tráo với các nhà đầu tư ra sao?
Cách bơm tiền nâng vốn điều lệ
Sáng 7/11,ốnđiềulệđượcphùphépđánhtráovớicácnhàđầutưwolfsburg đấu với freiburg Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.
Liên quan đến Luật Chứng khoán, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách cho biết, dự Luật sửa đổi nêu hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng cần có báo cáo vốn điều lệ đóng góp trong thời gian 10 năm tính đến thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập.
Theo đại biểu, việc kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu là nội dung rất quan trọng để xác định vốn điều lệ thực gốc và tổng số cổ phần phát hành.
"Nếu vốn điều lệ không được xác định chính xác thì sẽ là sự đánh tráo với toàn bộ các nhà đầu tư ngay từ khi mua lần đầu đến những lần mua tiếp theo", ông Toàn khẳng định.
Đại biểu nêu điển hình cho việc này là liên quan đến Công ty Faros của FLCtừ vốn điều lệ ban đầu 1,5 tỷ đồng. Sau 5 lần tăng vốn điều lệ giai đoạn 2011-2016, số vốn này lên đến mức 4.300 tỷ đồng. Điều này gây ra hệ lụy rất lớn cho thị trường.
Tiếp đó, đại biểu cũng nêu siêu dự án Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí qua nhiều lần phù phép đã nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.
"Cách phù phép là bơm một số tiền nhất định vào tài khoản. Sau đó lại rút ra, bơm vào cho đến khi đạt được doanh số tổng bằng tổng vốn điều lệ", ông Toàn chỉ rõ.
Vì vậy, đại biểu khẳng định yếu tố kiểm toán rất cần thiết, đảm bảo cho thị trường chứng khoánminh bạch, trong sạch. Nếu quy định có kiểm toán vốn điều lệ thì sẽ không xảy ra như những trường hợp trên.
Báo cáo kiểm toán thiếu trung thực
Về sửa đổi, bổ sung quy định xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập tại dự Luật, đại biểu Thái Thị An Chung (Nghệ An) đồng tình với quy định tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc hình sự.
Về quy định mức phạt tiền vi phạm hành chính tối đa 1 tỷ đồng với cá nhân, 2 tỷ đồng đối với tổ chức và thời hiệu xử phạt là 5 năm, bà Thái Thị An Chung cho rằng có nhiều điểm chưa phù hợp.
Theo đại biểu, mức phạt tiền tối đa mà dự thảo đưa ra so với mức phạt tối đa mà Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định đối với vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán độc lập (50 triệu đối với cá nhân và 100 triệu đối với tổ chức) tăng gấp 20 lần.
Trong khi đó, mức phạt tối đa 1 tỷ đồng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính chỉ được áp dụng đối với vi phạm trong lĩnh vực quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa, quản lý hạt nhân và chất phóng xạ...
Thời hiệu xử phạt dự thảo đưa ra là 5 năm, trong khi quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thời hiệu xử phạt tối đa là 2 năm.
Hiện nay, việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực về kiểm toán và kế toán được điều chỉnh chung bằng Nghị định 41/2018, theo bà Chung, 2 lĩnh vực này có tính chất khá tương đồng.
Nếu điều chỉnh tăng mức phạt vi phạm hành chính đối với kiểm toán, đại biểu đặt ra vấn đề điều chỉnh tăng trong lĩnh vực kế toán hay không?
Theo đại biểu, có thể nhận thấy vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán ảnh hưởng trực tiếp, ngay lập tức tới hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí là hàng triệu giao dịch cũng như nhà đầu tư.
Trong khi đó, vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán ảnh hưởng gián tiếp, có độ trễ và phạm vi ảnh hưởng hẹp hơn rất nhiều.
Thời gian qua, khi điều tra, xử lý một số vụ án lớn xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, đại biểu khẳng định có trách nhiệm của một số cơ quan, đơn vị, trong đó có Công ty kiểm toán, kiểm toán viên với các báo cáo kiểm toán thiếu trung thực.
Đại biểu đồng tình với việc cần phải tăng mức xử phạt và tăng thời hiệu xử phạt để đảm bảo tính răn đe đối với doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên vi phạm.
Tuy nhiên, bà An Chung cho rằng phải cân nhắc để đảm bảo phù hợp với tính chất, mức độ và hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm.
"Nếu quy định như dự thảo thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển ngành kiểm toán độc lập Việt Nam, một ngành đang cần số nhân sự gấp 3-4 lần so với quy mô của thị trường", đại biểu nói.
Do đó, đại biểu đề nghị chỉ nên tăng mức xử phạt tối đa gấp 2 lần so với hiện nay và thời hiệu xử phạt là 2 năm.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- ·FPT Telecom trình diễn công nghệ kiến tạo hạnh phúc tại Techday 2022
- ·Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa đẩy mạnh tỷ lệ ứng dụng công nghệ số
- ·Ngân hàng lãi đậm
- ·Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- ·Nutifood trợ giá sữa 50% cho người dân trong tâm dịch
- ·QUATEST 3 cung cấp dịch vụ thử nghiệm viên nén gỗ
- ·Elon Musk bị đám đông la ó
- ·Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
- ·VinCommerce cam kết thu mua 2.000 tấn vải thiều Bắc Giang
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Viettel muốn phổ cập công nghệ WiFi6 cho doanh nghiệp Việt
- ·Thực hiện tốt 3 tại chỗ, FMC vẫn duy trì tăng trưởng
- ·Doanh nghiệp thủy sản chống dịch nghiêm ngặt, duy trì đơn hàng xuất khẩu
- ·Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
- ·Xem trực tiếp World Cup 2022 Tunisia vs Australia VTV5
- ·TCIT đạt kỷ lục sản lượng xếp dỡ trên tàu mẹ cao nhất Việt Nam
- ·Nội dung thù địch tăng mạnh sau khi Elon Musk tiếp quản Twitter
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·Quảng Ninh thống kê việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt cuối năm 2022