会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq bulgaria】Doanh nghiệp thủy sản chống dịch nghiêm ngặt, duy trì đơn hàng xuất khẩu!

【kq bulgaria】Doanh nghiệp thủy sản chống dịch nghiêm ngặt, duy trì đơn hàng xuất khẩu

时间:2024-12-23 16:47:57 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:401次
4951-16-2740-myt-day-chuyyn-syn-xuyt-tom-tai-fimex-vn-copy
Chế biến thủy sản XK tại Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (Ảnh: DN cung cấp)

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng lây lan ở một số địa phương trong nước và TPHCM, các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu (XK) hai mặt hàng chủ lực là tôm, cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang thực hiện nghiêm ngặt phương châm 5K của Bộ Y tế. Do vậy, cho tới nay, không có công nhân, người lao động nào đang làm việc ở các DN chế biến tôm, cá tra tại ĐBSCL bị lây nhiễm Covid-19.

Theo VASEP, kim ngạch XK thuỷ sản của Việt Nam phần lớn tập trung ở các tỉnh ĐBSCL - nơi có nhiều nguồn nguyên liệu thuỷ sản nuôi và khai thác.

Trong 5 tháng đầu năm 2021, XK thuỷ sản của 13 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL đạt gần 2 tỷ USD, chiếm 60% tổng kim ngạch XK thủy sản của cả nước, XK của 6 tỉnh thành Đông Nam Bộ chiếm 18% với 602 triệu USD, còn lại là các tỉnh miền Trung và miền Bắc.

Trong đó, Sóc Trăng là địa phương có kim ngạch XK thủy sản lớn thứ hai cả nước (sau TPHCM) với 346,5 triệu USD, chiếm 10,4%, Cà Mau đứng thứ 3 với 315,2 triệu USD, chiếm 9,5%. Đây là 2 tỉnh có thế mạnh về XK tôm. Đồng Tháp đứng đầu cả nước về XK cá tra, có doanh số XK thuỷ sản 5 tháng đầu năm đạt 271 triệu USD, chiếm 8% XK của cả nước.

Rút kinh nghiệm từ một số địa phương nằm trong tâm dịch đã chịu hậu quả lớn do tác động của Covid-19 khi nhiều doanh nghiệp và khu công nghiệp phải ngừng hoạt động, tác động rất lớn không chỉ tới tình hình sản xuất kinh doanh mà còn làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa trên toàn thế giới, các DN chế biến, XK tôm, cá tra tại ĐBSCL đã chủ động nâng cao cảnh giác và có thêm nhiều biện pháp tập trung bảo vệ sức khỏe cho công nhân và người lao động làm việc tại các nhà máy.

Bên cạnh đó, nhiều DN đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19, xây dựng nhiều kịch bản cũ thể, kế cả trường hợp xấu nhất nếu có công nhân bị lây nhiễm. Các DN cũng đã chủ động hướng dẫn và trang bị những kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho công nhân, người lao động để đảm bảo vừa duy trì sản xuất kinh doanh ổn định, vừa đảm bảo an toàn phòng dịch; Nỗ lực áp dụng các thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tăng năng suất, khả năng quản trị và kiểm soát, tối đa hóa lợi ích và duy trì XK bền vững.

Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta, ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến xản xuất, xuất khẩu, FMC xây dựng các kịch bản đến xấu nhất ở từng đơn vị và cả công ty nhằm chủ động hơn khi tình huống không hay xảy ra.

Hàng ngày, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 của DN nhận thông tin diễn tiến từ các đơn vị để có đúc kết và đưa ra giải pháp ứng xử bổ sung. Thường xuyên giữ mối liên lạc giữa DN với các khách hàng, nhằm kịp thời nắm bắt tình hình tiêu thụ, xuất hàng nhanh nhất có thể nhằm giảm thiểu rủi ro…

Đồng hành cùng với DN, mới đây, VASEP cùng các DN thủy sản cũng đã đề xuất với Chính phủ được ưu tiên tiếp cận nguồn vắc xin cho người lao động trong các DN thành viên và cam kết chung tay cùng Chính phủ về nguồn ngân sách cho tiêm phòng.

Việc triển khai nhanh chóng vắc xin phòng Covid-19 cho công nhân, người lao động là lựa chọn hàng đầu để các DN giảm thiểu rủi ro, tránh những thiệt hại không đáng có và duy trì ổn định sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh phòng chóng dịch, các DN cũng chú trọng đến chế biến sâu, đáp ứng sản phẩm ưa dùng trong đại dịch, như: Giảm giá thành sản phẩm bằng cách tận dụng phế phẩm, từ phế phẩm tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu, làm chế phẩm dinh dưỡng, dầu ăn, bột cá, các sản phẩm khác như chả cá, bao tử cá; Tăng giá trị sản phẩm thông qua nghiên cứu chế biến mặt hàng giá trị cao như tẩm bột chiên, tẩm gia vị, nướng..., nhất là giai đoạn hiện nay, người tiêu dùng rất cần sản phẩm chế biến sẵn.

Tính đến hết tháng 5/2021, tổng giá trị XK thủy sản Việt Nam đạt 3,27 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị XK tôm đạt 1,31 tỷ USD, tăng 11,8%; giá trị XK cá tra đạt 637,8 triệu USD, tăng 14,7%; cá ngừ đạt 291,5 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2020.

Hiện các DN thủy sản vẫn đảm bảo tốt công tác phòng dịch Covid-19 tại các nhà máy và địa phương. Hoạt động sản xuất, XK vẫn được duy trì ổn định, đảm bảo thông suốt các đơn hàng XK đang gia tăng trong nửa cuối năm nay.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • “Đi ra chỗ khác để chị kiếm ăn”
  • Lâm Đồng có Dự án kéo sợi len lông cừu Đà Lạt vốn 51,61 triệu đô la Mỹ
  • NFT tweet đầu tiên của Jack Dorsey từng có giá 2,9 triệu USD nay mất gần 99% giá trị
  • Chi hội phụ nữ khu phố Quyết Thắng, phường Bình Thắng (TP.Dĩ An): Tiếp sức trẻ em đến trường
  • Khổ thân đại gia chiều gái có chồng bất lực
  • Theo chân nhóm tình nguyện đi hút đinh trong đêm
  • Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu kinh tế
  • EU áp thuế đối với nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tác động ra sao tới ngành nhôm Việt Nam?
推荐内容
  • Tầm nhìn vượt bậc của Carpla
  • Kiến tạo động lực phát triển xứ Tây Đô từ tầm nhìn quy hoạch
  • Dự án Khu đô thị 3,5 tỷ USD tại TP.HCM: “Chìa khóa” nằm ở tiến độ
  • Phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một: Ra mắt mô hình “Cùng em vượt khó”
  • Giá heo hơi hôm nay 12/4/2024: Giảm nhẹ ở miền Tây
  • Quảng Ngãi đề xuất giải pháp đẩy nhanh Dự án cao tốc Quảng Ngãi