会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【oxbey】Sửa Luật Đầu tư công: Phân cấp nhưng cần cơ chế bảo đảm kiểm soát quyền lực!

【oxbey】Sửa Luật Đầu tư công: Phân cấp nhưng cần cơ chế bảo đảm kiểm soát quyền lực

时间:2024-12-23 17:49:21 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:706次
Đại biểu Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại hội trường.

Tán thành nhiều đề xuất sửa đổi trong Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi liên quan đến việc đẩy mạnh phân cấp,ửaLuậtĐầutưcôngPhâncấpnhưngcầncơchếbảođảmkiểmsoátquyềnlựoxbey phân quyền, song đại biểu đề nghị cần phải bổ sung các cơ chế, các giải pháp để bảo đảm yêu cầu về kiểm soát quyền lực.

Tiếp tục Kỳ họp thứ tám, sáng 6/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi (Dự thảo).

Một nội dung được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận là nhóm chính sách liên quan đến tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Quyết định chủ trương đầu tưvà quyết định đầu tư nên giao cho 2 cơ quan khác nhau

Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) đề nghị, cùng với việc giao quyền cho các cơ quan cấp dưới, đặc biệt là cho địa phương để thực hiện đúng chủ trương mà Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội đã đề cập nhiều lần là “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, thì cũng cần phải bổ sung các cơ chế, các giải pháp để bảo đảm yêu cầu về kiểm soát quyền lực, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát; tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Liên quan đến thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, Chính phủ đề nghị chuyển thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự ánđầu tư công nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương từ HĐND sang cho UBND các cấp (khoản 7 và 8 Điều 18).

Theo đại biểu Thủy, việc quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư nên giao cho 2 cơ quan khác nhau thực hiện để đảm bảo yêu cầu giám sát và kiểm soát quyền lực.

“Trước chúng ta đang giao HĐND quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách địa phương. Bởi vì sao? Bởi vì HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, là cơ quan thay mặt người dân quyết định việc sử dụng ngân sách của địa phương và thực hiện quyền giám sát, nên việc HĐND quyết định chủ trương đầu tư, sau đó chủ tịch UBND quyết định và tổ chức triển khai dự án đầu tư là một quy trình chúng tôi thấy rất hợp lý. Việc cho rằng đưa ra HĐND sẽ kéo dài thời gian cũng chỉ là một cách giải thích và đã có những giải pháp để khắc phục việc này rồi”, bà Thủy phân tích.

Vị đại biểu Hà Nội nêu ví dụ thực tiễn của thành phố này, từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 cho đến nay, HĐND Thành phố Hà Nội tổ chức khoảng 20 kỳ họp (bình quân 6 kỳ họp/năm). Khi  có yêu cầu, HĐND đều chủ động sắp xếp, bố trí lịch họp trong thời gian sớm nhất có thể để thực hiện các thẩm quyền theo quy định của pháp luật, trong đó có Luật Đầu tư công, chứ không chờ đến các kỳ họp định kỳ để giải quyết các công việc phát sinh.

Mặt khác, khi đưa nội dung này ra xem xét, thảo luận và quyết định tại HĐND thì việc chuẩn bị hồ sơ dự án sẽ phải cẩn trọng hơn, việc công khai, minh bạch về quy trình cũng như nội dung dự án đầu tư cũng được bảo đảm tốt hơn, là điều kiện quan trọng để các cơ quan và người dân có thể giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu Thủy nhìn nhận.

Dẫn đề xuất trong Dự thảo, đại biểu Thủy nhận xét, tiêu chí phân loại dự án nhóm B, nhóm C theo tổng mức đầu tư cũng sẽ có độ giãn rất lớn, từ dưới 90 tỷ đồng đến tận 4.600 tỷ đồng đối với một dự án tùy theo lĩnh vực.

Do đó, bà Thủy cho rằng, căn cứ vào lĩnh vực đầu tư, quy mô, tính chất, tổng mức đầu tư của dự án, HĐND hoàn toàn có thể giao UBND quyết định chủ trương đầu tư trong một số lĩnh vực, một số trường hợp phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chínhvà đặc điểm cụ thể của địa phương như quy định tại khoản 7 Điều 17 của Luật hiện hành.

Quy định như vậy để các địa phương chủ động, linh hoạt trong điều hành theo đại biểu là hợp lý hơn so với việc giao toàn bộ thẩm quyền này cho UBND. “Do đó, tôi đề nghị không nên sửa nội dung quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương như đề xuất nêu trên, nhất là khi chưa lấy ý kiến HĐND các cấp cũng như chưa chỉ rõ được thời gian chờ phê duyệt dự án tại HĐND chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thời gian chuẩn bị, triển khai dự án và có phải là nguyên nhân chính của việc chậm triển khai các dự án đầu tư công hay không”, đại biểu Thủy nêu quan điểm.

Phân tích của đại biểu Thủy nhận được sự tán thành của một số vị đại biểu khác.

Không sợ mất thời gian chờ đợi nếu phải trình qua HĐND phê duyệt

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cũng cho rằng, cần cân nhắc việc phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư từ HĐND cho chủ tịch UBND cùng cấp.

Đại biểu Hoàng Văn Cường tham gia thảo luận.

Bởi vì, HĐND các cấp tổ chức họp khá thường xuyên và có thể tổ chức họp bất thường, khi cần thiết. Do vậy, không sợ mất thời gian chờ đợi nếu phải trình qua HĐND phê duyệt.

Ông Cường phân tích, nếu trình qua HĐND phê duyệt, thì dự án buộc phải chuẩn bị kỹ hơn, lấy ý kiến của nhiều cơ quan ban, ngành có liên quan, nên sẽ mất thời gian hơn là trình thẳng cho chủ tịch phê duyệt. Tuy nhiên, việc dự án phải lấy ý kiến tham gia của nhiều cơ quan ban, ngành thì sẽ được đánh giá, xem xét kỹ hơn, chuẩn bị tốt hơn. Như thế sẽ đảm bảo khi triển khai thuận lợi và mang lại hiệu tốt quả hơn.

“Tôi cho rằng, đây là việc làm cần thiết, vì theo kinh nghiệm quốc tế, khi chuẩn bị dự án đầu tư bao giờ cũng được đánh giá, chuẩn bị rất kỹ, trước khi triển khai”, ông Cường nói.

Lý do cần cân nhắc nữa, theo đại biểu Cường là, việc thông qua HĐND phê duyệt chủ trương đầu tư là một cơ chế kiểm soát quyền lực, tạo lên sự độc lập giữa cơ quan quyết định chủ trương đầu tư với người phê duyệt dự án đầu tư, để tránh những nguy cơ mắc phải những sai phạm, giảm gánh nặng trách nhiệm cho người phê duyệt dự án.

Thêm vào đó, khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, thì đồng thời cũng quyết định luôn những cơ chế đặc thù dành riêng cho dự án. Do vậy, khi HĐND các cấp Quyết định chủ trương đầu tư cũng sẽ quyết định luôn những cơ chế để giải quyết những vấn đề vướng mắc, giúp cho dự án được triển khai thuận lợi hơn.

Do vậy, ông Cường đề nghị cần bổ sung vào Dự thảo là cho phép HĐND các cấp được quyết định những giải pháp đặc thù, phù hợp với thực tế của địa phương và yêu cầu riêng của từng dự án. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư là giao quyền quyết định cho địa phương.

Đồng thời, Dự thảo cần quy định HĐND các cấp có thể ủy quyền cho UBND cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư các dự thuộc thẩm quyền để phù hợp với điều kiện của từng địa phương, theo ý kiến đại biểu Cường.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Khá lên nhờ cây mai vàng
  • 'Chuyến chu du' của những con tôm đắt nhất thế giới trên đất Mỹ
  • Rio De Janeiro là thành phố có tên khó đọc nhất thế giới
  • Một nhân viên Hải quan Pháp tử vong khi bắt buôn lậu
  • Tỷ giá trung tâm tăng mạnh tới 23 đồng, vàng SJC đi ngang
  • Tiktoker xúc phạm người miền Trung tiếp tục bôi nhọ du lịch Đà Lạt
  • Món gỏi măng cụt xanh chua chát có giá nửa triệu 1kg ở Bình Dương
  • Người phụ nữ 48 tuổi 10 lần chinh phục đỉnh Everest cao nhất thế giới
推荐内容
  • Đến Cổ Loa nhớ Trường Sa
  • Thị trấn Sorrento ở Italy cấm khách du lịch mặc bikini hở hang
  • Sững sờ trước vẻ đẹp của cây tử đằng 150 năm tuổi 'đẹp nhất thế giới'
  • Cục Dự trữ liên bang Mỹ nâng lãi suất lần đầu tiên sau gần 1 thập kỷ
  • Kiểm tra tình hình thực hiện công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2024
  • Hồ Tây là địa điểm check