【kèo scotland】Vai trò trung tâm của ASEAN ngày càng được củng cố
Trên thực tế, ý niệm về vai trò trung tâm của ASEAN đã bị thách thức thời gian gần đây, trong bối cảnh ASEAN dường như ngày càng bị co kéo theo nhiều hướng khác nhau bởi sự kình địch giữa các nước lớn, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này thể hiện rõ nhất trong tranh chấp ở Biển Đông, vốn hơn một lần tạo ra thách thức cho sự đoàn kết và tính trung tâm của ASEAN. Nhiều nhà quan sát ngày càng trở nên bi quan về năng lực gắn kết như một nhóm của ASEAN để tiếp tục giữ vai trò đi đầu trong hợp tác khu vực. Tuy nhiên, sự bi quan như vậy phần lớn là sai lạc, ít nhất ở thời điểm hiện tại.
Trước hết, sự nghi ngại này chỉ tập trung xung quanh việc ASEAN sẽ thể hiện tính đoàn kết như thế nào để có thể đưa ra một tuyên bố chung mà không lưu tâm đến tiến triển đạt được trên nhiều khía cạnh hợp tác trong ASEAN. Điều này thể hiện rõ ràng nhất sau khi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN năm 2012 ở Campuchia lần đầu tiên trong lịch sử của khối không ra được thông cáo chung. Việc này được xem là bước lùi chính trị lớn đối với sự đoàn kết ASEAN, dù sau đó được vớt vát bằng một tuyên bố về những nguyên tắc trên Biển Đông của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN. Tuy nhiên, giới quan sát đã không nhận ra là sự hợp tác quốc phòng trong khu vực vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ ổn định. Nhiều sáng kiến quốc phòng được Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) đưa ra, chẳng hạn các chương trình tương tác quốc phòng ASEAN. Sự cố ở Campuchia chỉ là một sai lệch và không ảnh hưởng đến sự hợp tác của ASEAN trong những lĩnh vực khác và rõ ràng sự đoàn kết của ASEAN không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận hợp tác quốc phòng trong ASEAN ít nhiều bị ảnh hưởng trước những thay đổi bất thường trong quan hệ chính trị giữa các nước lớn. Những năm gần đây, Mỹ ngày càng tích cực hơn trong việc thúc đẩy ASEAN với tư cách một khối trong vấn đề Biển Đông, thậm chí ngay cả khi Trung Quốc kiên quyết rằng tranh chấp này là vấn đề song phương và không có chỗ trong đối thoại ở cấp ASEAN. Đây là trường hợp đã xảy ra tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ ba ở Kuala Lumpur vào tháng 11-2015 khi không ra được tuyên bố chung. Sau hội nghị này, nhiều nhà quan sát lại tỏ ý lo ngại ASEAN đang mất đi vai trò trung tâm. Tuy nhiên, hội nghị hẹp ADMM, diễn ra một ngày trước ADMM+ lần thứ ba, đã đạt được một kết quả quan trọng, đó là thỏa thuận nhất trí thiết lập sáng kiến Đường dây liên lạc trực tiếp (DCL) nhằm củng cố sự điều phối phản ứng trong tình huống khẩn cấp. Đây là một thành tích bước ngoặt dù nó ít được chú ý, chủ yếu do việc không ra được tuyên bố chung ngày hôm sau.
Trước những bất đồng giữa Mỹ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trong việc đưa vấn đề Biển Đông vào tuyên bố chung, nước chủ nhà Malaysia đã ra tuyên bố Chủ tịch, trong đó có đề cập đến cả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Chính hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN vừa diễn ra trong tháng 2-2016 là một minh chứng rõ nét tái khẳng định sức mạnh của ASEAN vẫn đang vững chắc chứ không hề suy yếu đi. Trong khi khổ thứ 5 trong thông cáo chung của hội nghị bày tỏ sự ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, bốn khổ tiếp theo trên thực tế đã thể hiện vai trò trung tâm đó, khi đề cập nhiều đến tầm quan trọng của giải pháp hòa bình cho tranh chấp cũng như tuân thủ luật pháp quốc tế. Dù tranh chấp Biển Đông không được nhắc đến song nó hiện diện ở bốn khổ này.
Trên thực tế, tuyên bố chung Sunnylands nhấn mạnh đến an ninh biển và kêu gọi tuân thủ luật pháp và bảo vệ tự do hàng hải và hàng không - tất cả những giá trị toàn diện mà cả ASEAN và Mỹ đều có thể nhất trí liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Thậm chí, ngay cả khi vai trò trung tâm của ASEAN bị thách thức bởi sự kình địch giữa các nước lớn thời gian gần đây, nhiều tiến triển trong hợp tác, cả trong ASEAN và với các đối tác đối thoại, đã được ghi nhận.
Rõ ràng, nếu người ta chỉ nói về rạn nứt bề ngoài của ASEAN do không ra được tuyên bố chung thì họ đã vẽ nên bức tranh không đúng thực tế về vai trò trung tâm của ASEAN. Dẫu vậy, các nước ASEAN cần tiếp tục đảm bảo rằng sẽ có được cùng một giọng điệu và mở rộng phạm vi hợp tác, để không đánh mất sự đoàn kết, hợp tác, và vai trò trung tâm của mình.
(责任编辑:World Cup)
- ·3,5 tỷ đồng xây nhà an toàn cho người dân miền Trung
- ·Tuấn Hưng: Có những sự kiện đi hát, tôi nhận cát
- ·Nhiều hoạt động sôi nổi nhân Ngày sách Việt Nam lần thứ 8
- ·Kỳ 3: Bà con gặp khó, có tuổi trẻ Thủ đô
- ·Mẹ chồng cho nhà đất, con dâu ngần ngại không dám nhận
- ·'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 12: Tố tuyên bố kết hôn
- ·Yêu cầu Trung Quốc rút tàu cá khỏi vùng biển của Việt Nam
- ·Hà Nội: Hơn 30 nghìn DN thông báo phát hành hóa đơn điện tử
- ·Cha tai nạn liệt giường, con sơ sinh 8 tháng ròng chưa biết mặt
- ·Bật chế độ “xanh” cho logistic thương mại điện tử
- ·Nói xấu trên facebook dưới góc độ pháp luật
- ·Khuyến cáo người tiêu dùng khi sử dụng điện trong mùa nóng
- ·Hà Nội trước giờ giãn cách: Không lo khan hàng, tăng giá
- ·Kỳ 4: vẫn tái diễn, khó xử lý triệt để
- ·Hà Nội mùa Đông
- ·Phạm Thu Hà thực hiện đêm nhạc quyên góp xây dựng chùa ở TP.HCM
- ·Tiếp tục phanh phui nhiều vụ "thực phẩm bẩn"
- ·Thêm 2 chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ
- ·Không thiếu tình, thiếu tiền vợ tôi vẫn 'cặp' với sếp
- ·Chứng khoán trước hiệu ứng tháng Ngâu