会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【7m cn livescore 2 in 1】Việt Nam đứng trong nhóm các quốc gia tăng trưởng hàng đầu thế giới!

【7m cn livescore 2 in 1】Việt Nam đứng trong nhóm các quốc gia tăng trưởng hàng đầu thế giới

时间:2024-12-27 17:48:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:703次

Tiến sỹ Nguyễn Viết Lợi,ệtNamđứngtrongnhómcácquốcgiatăngtrưởnghàngđầuthếgiớ7m cn livescore 2 in 1 Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính đã cho biết như vậy trong cuộc trao đổi mới đây với phóng viên TBTCVN.

PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tình hình tăng trưởng kinh tế của đất nước trong các năm vừa qua?

- Tiến sỹ Nguyễn Viết Lợi:Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2016 bình quân đạt khoảng 5,91%, mặc dù có thấp hơn so với mục tiêu 6,5% - 7%, tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang gặp nhiều khó khăn, thách thức thì đây là mức tăng khá cao và được xếp vào nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu của thế giới và khu vực. Đặc biệt, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 6,68% năm 2015, là mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Năm 2016, tăng trưởng kinh tế giảm còn 6,21% chủ yếu là do ảnh hưởng của giá dầu và tăng trưởng thương mại thấp.

Quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 191,3 tỷ USD vào năm 2015 và tăng lên 201,3 tỷ USD vào năm 2016. Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người trong 5 năm qua cũng tăng cao, đạt bình quân 24%/năm và tăng từ 1.752 USD/người năm 2012 lên mức 2.173 USD/người năm 2016.

Những cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, từ 18,13% năm 2011 xuống còn 0,6% vào năm 2015 mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua. Trong năm 2016, mặc dù lạm phát đã tăng lên mức 4,74%, nhưng vẫn thấp hơn so với mức mục tiêu lạm phát 5% mà Quốc hội đã đề ra. Trên thị trường tiền tệ, lãi suất và tỷ giá được điều hành linh hoạt, về cơ bản phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến lạm phát trong từng thời kỳ...

Nguyễn Viết Lợi
Tiến sỹ Nguyễn Viết Lợi

Có được những thành tựu trên là nhờ các chủ trương, đường lối phát triển đúng đắn của Đảng, Nhà nước như tập trung vào hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Đồng thời, Việt Nam đã tranh thủ tốt các nguồn lực từ bên ngoài khi chủ động ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương thế hệ mới, chính thức thực hiện theo lộ trình những cam kết của khu vực Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) từ đầu năm 2016, ký kết và thực hiện nhiều hiệp định về thuế, hải quan,… Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế, (trong đó ưu tiên các trọng tâm là tái cơ cấu Đầu tư công; hệ thống ngân hàng thương mại; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; ngân sách nhà nước và nợ công; và tài cơ cấu ngành, lĩnh vực sản xuất…), đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

PV: Với những thành tựu mà kinh tế Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, ông dự báo như thế nào về tình hình kinh tế Việt Nam đến năm 2020?

- Tiến sỹ Nguyễn Viết Lợi: Với những ưu thế sẵn có cộng với những cam kết về việc xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng từ Chính phủ, các nỗ lực trong đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, cùng với xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới, tôi cho rằng đến năm 2020 các chỉ tiêu kinh tế - tài chính mà Quốc hội đã đề ra cơ bản sẽ đạt và vượt mục tiêu.

Đó là, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng khoảng 3.200 - 3.500 USD/người; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong GDP khoảng 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP. Bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 cũng sẽ giảm xuống, còn khoảng 4% GDP so với mức trên 5% trong những năm gần đây nhờ nỗ lực của Chính phủ trong việc đẩy mạnh tái cơ cấu NSNN và nợ công.

Các chỉ tiêu khác cũng được dự báo sẽ đảm bảo và vượt mục tiêu như: Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%, năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 4%/năm. Tuy nhiên, nếu so sánh với Trung Quốc (năng suất lao động tăng trên 7%) và Hàn Quốc (hơn 5%) tại thời điểm các quốc gia này có trình độ phát triển tương đương Việt Nam hiện nay thì đây là mức tăng thấp và cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp để nâng cao năng suất và chất lượng tăng trưởng.

PV: Thưa ông, để đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô vào năm 2020, Việt Nam cần có những giải pháp gì?

- Tiến sỹ Nguyễn Viết Lợi: Trong thời gian tới để đạt được mục tiêu đề ra về tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người và các chỉ tiêu vĩ mô khác cần nhiều nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương, các bộ, ngành, địa phương và cả cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Trong đó, cần tập trung ưu tiên đẩy mạnh triển khai một số nhóm giải pháp như:

Trước tiên, cần tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tổ chức thực hiện tốt các quy định pháp luật, thể chế chính sách…; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh thực hiện chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với công tác quy hoạch, hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư nhà nước, khuyến khích đầu tư tư nhân và cơ chế hợp tác công tư trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng…

Tiếp theo, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Đồng thời, cần tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển nền kinh tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ. Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới như công nghệ xanh, thân thiện với môi trường, công nghệ thông minh…

Ngoài ra, cần chủ động và có nhiều giải pháp thiết thực hơn nữa trong ứng phó với biến đổi khí hậu, trong phòng, chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chống tham nhũng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tuân thủ pháp luật.

PV: Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Thị Hải Bình - Nguyễn Hồng Sâm (Thực hiện)

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Thực hư tác hại 'chết người' của bột ngọt với sức khỏe
  • Hàn Quốc, Mỹ hợp tác tìm kiếm nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở châu Á
  • Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi: Xây dựng 'siêu cảng' Cần Giờ bằng công nghệ xanh
  • Giới trẻ đi xe thồ, đến tận nhà gom rác miễn phí
  • Nguy cơ mắc ung thư cao khi uống nhiều vitamin
  • Hỗ trợ các doanh nghiệp lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
  • Thích xe điện vì môi trường xanh, cô bé vẽ tranh thi sáng tạo cùng VinFast
  • Anh sẽ xây dựng nhà máy phát điện thủy triều lớn nhất thế giới
推荐内容
  • Biến đổi giới tính vì văn phòng phẩm kém chất lượng
  • Lần đầu tiên tàu vận hành dịch vụ chạy điện sạc bằng tuabin gió
  • Tổ hợp trang trại gió, năng lượng mặt trời, trại cá đầu tiên trên thế giới
  • Dự đoán sự bùng nổ của kỷ nguyên năng lượng sạch
  • Vấn đế ức khỏe luôn  được nhiêu người quan tâm
  • Phê duyệt danh mục đa dạng sinh học rừng đặc dụng Tà Xùa, Sơn La