【lichj thi ddaaus bongs ddas】Nghề truyền thống Việt qua cái nhìn của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong
TheềtruyềnthốngViệtquacáinhìncủanhiếpảnhgiaTrầnThếlichj thi ddaaus bongs ddaso đó, tập sách Nghề truyền thống Việt (tựa tiếng Anh: Vietnam’s Traditional Crafts) do NXB Thông Tấn ấn hành được nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong giới thiệu rộng rãi đến công chúng cùng triển lãm cá nhân thứ 19 trong sự nghiệp.
“Lần này, tôi chỉ tổ chức trưng bày trong một ngày duy nhất, từ 8h đến 18h ngày 1/8 tới đây tại khách sạn Majestic Saigon (số 01 đường Đồng Khởi, Quận 1, TPHCM)”, Trần Thế Phong chia vui.
10 năm một công trình
Trao đổi với VietNamNet, nhiếp ảnh gia ăn chay trường cho biết, ý tưởng thực hiện sách ảnh về nghề truyền thống Việt đã được anh ấp ủ trong 10 năm.
“Suốt khoảng thời gian khá dài ấy, tôi âm thầm tìm đến những làng nghề trên khắp Việt Nam, từ Cao Bằng, Hà Nội, Ninh Bình, Huế, Phú Yên, Ninh Thuận, TP.HCM, An Giang, Quảng Nam... Đến đâu, tôi cũng đồng hành cùng người lao động, hỏi thăm câu chuyện từ họ, ghi lại bằng hình ảnh, chú thích các thông tin chi tiết”, Trần Thế Phong nói.
66 bộ ảnh đã được hoàn thành sau hàng trăm chuyến đi. Sau đó, anh chọn 45 bộ ảnh về 45 nghề truyền thống để đưa vào sách.
Theo nhiếp ảnh gia, đây là những làng nghề vẫn giữ cách làm thủ công, chưa bị thay thế bởi máy móc công nghiệp.
“Việt Nam có hàng trăm nghề truyền thống cho thấy bề dày trong văn hoá - lịch sử, sự độc đáo, thú vị của từng vùng đất. Nhưng theo thời gian, với sự phát triển của khoa học công nghệ, những làng nghề dần bị thay thế bởi phương thức sản xuất mới. Chứng kiến những cuộc đổi thay bắt buộc theo thời thế, tôi mong muốn thực hiện sách ảnh để tôn vinh, lưu giữ giá trị di sản còn sót lại”, Trần Thế Phong trải lòng.
Trong 10 năm theo đuổi chủ đề này, tác giả gặp nhiều khó khăn. Về lý do khách quan, các làng nghề không còn sôi động như trước, thậm chí chỉ còn vài hộ dân giữ nghê nên đôi khi mọi người nghỉ sản xuất vì thiếu đơn hàng. Thời tiết không phải lúc nào cũng thuận lợi, ảnh chất lượng không tốt nên anh phải hẹn lại. Về chủ quan, điều kiện tài chính không dư dả, mọi chi phí cho đi lại và lưu trú đều phải tính toán kỹ càng.
Trần Thế Phong cho biết hành trình này như một định mệnh, cơ duyên đã đưa đẩy, thôi thúc anh xuôi Nam, ngược Bắc, khám phá các làng bản và ngõ hẻm, nơi có những làng nghề truyền thống làm sản phẩm thủ công tinh tế của từng vùng miền.
“Tôi đã đi, đến và tận mắt thấy rồi cảm nhận được những nét đẹp lao động bình dị, tình yêu nghề, tâm huyết của các nghệ nhân. Họ luôn cố gắng giữ lửa cho nghề truyền thống, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các làng nghề”, Trần Thế Phong bày tỏ.
Tập sách in giới hạn, chất liệu thân thiện môi trường
Trong cuốn sách thứ 13, Trần Thế Phong tăng thử thách cho mình bằng cách in giới hạn chỉ 100 cuốn với giấy chất lượng cao. Anh cho biết muốn tôn vinh nghề truyền thống Việt và thể hiện giá trị của những nghề đã tồn tại trăm năm.
Để tạo hình thức ấn tượng, giấy in ảnh và giấy lót được chọn từ giấy mỹ thuật của Ý, bìa sách làm từ giấy Hà Lan và bìa hộp đựng sách từ giấy carton Phần Lan. Tất cả các chất liệu này đều thân thiện với môi trường.
Trong mỗi cuốn sách, nhiếp ảnh gia đính kèm một tờ giấy mua từ làng nghề giấy bản truyền thống ở Cao Bằng, có chứng nhận viết tay về cuốn sách giới hạn. Hộp đựng sách được gia công bởi nghệ nhân ưu tú Lê Bá Linh, chuyên về sơn mài.
Một số làng nghề xuất hiện trong sách ảnh lần này như nghề làm chiếu ở Phú Yên, nghề thêu ren ở Ninh Bình, tranh làng Sình (Thừa Thiên - Huế), nón lá (Bình Định), đúc đồng (TPHCM), làm giấy bản (Cao Bằng), lụa (Quảng Nam)...
“Sách ảnh Nghề truyền thống Việtlà những câu chuyện, lát cắt, từ các làng nghề mà tôi muốn giới thiệu, chia sẻ với mọi người về giá trị văn hóa, có ý nghĩa sâu sắc, nét độc đáo riêng và là niềm tự hào của quê hương đất Việt. Tôi trân trọng cảm ơn các nhân duyên, chư thân hữu, thiện tâm xa gần đã cùng đồng hành, giúp đỡ hoàn thành cuốn sách ảnh mà tôi đã ấp ủ từ năm 2014”, tác giả bày tỏ.
Trần Thế Phong là tác giả của các tập sách ảnh nổi tiếng như: Gánh; Những nẻo đường tuổi thơ; Vượt qua bóng tối; Ánh sáng cuộc sống; 45 ngày tại Thụy Sĩ; Mưu sinh; Chân dung; Nhịp sống Sài Gòn; Sài Gòn Covid-19; Cười; Sài Gòn Covid-19 (2021); Bóng.
Nhiếp ảnh gia Thế Phong đã nhận hơn 200 giải thưởng về ảnh nghệ thuật và báo chí trong và ngoài nước, bao gồm: 16 giải thưởng ảnh báo chí thành phố và quốc gia; 12 giải thưởng xuất sắc quốc gia từ Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; Giải thưởng lớn-Grand Prix (Nhật Bản); 3 Huy chương Vàng Trierenberg Super Circuit (Áo) và 5 huy chương Asahi Shimbun (Nhật Bản).
Ảnh: NVCC
Nhà phê bình nhiếp ảnh sống chung với 10.000 quyển sáchNổi danh nhờ những đóng góp quan trọng cho nhiếp ảnh, Vince Aletti đồng thời là một nhà phê bình nhạc rock và có niềm đam mê bất tận với sách.(责任编辑:La liga)
- ·Giá vàng SJC đảo chiều tăng trở lại bất chấp đà lao dốc của vàng thế giới
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Nguyên si' hay 'nguyên xi'?
- ·Tỷ lệ học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng tăng
- ·Bảo Việt tặng 'Quỹ xe đạp chở ước mơ' cho trẻ em nghèo hiếu học trong gần 20 năm
- ·Ninh Bình: Nhận thức của người dân về chuyển đổi số ngày càng được nâng cao
- ·Bộ GD&ĐT điều chỉnh cách thức thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế PEIC
- ·Đình chỉ công tác giáo viên có cử chỉ thân mật với nam sinh lớp 10
- ·Tìm ra đáp án trong 30 giây, bạn thông minh hơn sinh viên Đại học Harvard
- ·Đầu tư công nghệ chế biến thanh long cần được đẩy mạnh
- ·Phân biệt Tiếng Việt: 'Giục giã' hay 'giục dã'?
- ·Dịch vụ thi công lắp đặt cầu thang nhôm đúc giá rẻ, chất lượng tại TP.HCM
- ·Vừa vào lớp 1, nhiều trẻ ‘vắt chân lên cổ’ học 9
- ·Thầy cô lội bùn dọn dẹp trường lớp
- ·Vị tướng nào trong sử Việt khiến kẻ địch không dám gọi tên?
- ·Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng nhẹ so với tháng trước
- ·Bộ GD&ĐT điều chỉnh cách thức thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế PEIC
- ·Thầy hiệu trưởng nghẹn ngào nhớ về 13 học sinh Làng Nủ tử vong do lũ quét
- ·Câu hỏi siêu dễ trong Đường lên đỉnh Olympia nhưng không ai trả lời được
- ·Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
- ·Mỹ nhân Việt nào khiến cơ đồ nhà Trịnh sụp đổ?