【trực tiếp trận mexico hôm nay】Nhiều tân sinh viên sốc sau khi 'nhập học ngành lỡ trúng tuyển'
Sau gần một tháng nhập học,ềutânsinhviênsốcsaukhinhậphọcngànhlỡtrúngtuyểtrực tiếp trận mexico hôm nay nhiều tân sinh viên tỏ ra hụt hẫng, chán nản với ngành học mình lỡ trúng tuyển.
2 tuần trước, em Nguyễn Khánh Huyền (Thái Bình) nhập học ngành Văn hoá học tại một trường đại học ở Hà Nội. Không khí ngày đầu chào đón tân sinh viên diễn ra rộn ràng, sôi động, các anh chị tình nguyện viên nhiệt tình hướng dẫn, bạn bè đồng trang lứa háo hức làm quen… Riêng bản thân Huyền lại không thấy thoải mái, bởi đây không phải là ngành học mà nữ sinh mơ ước.
Từ nhỏ, cô nàng đã ấp ủ ước mơ trở thành giáo viên, vì vậy trong đợt đăng ký xét tuyển đại học vừa qua, đã dành trọn 3 nguyện vọng đầu vào các ngành Giáo dục Công dân, Giáo dục Tiểu học và Sư phạm Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Thế nhưng với tổng điểm xét tuyển 27, trong khi điểm chuẩn các ngành đều cao hơn con số này, 10X không đỗ bất kỳ nguyện vọng nào. Cuối cùng, Huyền đỗ ngành Văn hoá học, nguyện vọng 4 mà cô nàng chỉ đăng ký để chống trượt.
''Lúc biết trượt cả 3 nguyện vọng đầu tiên, em khá sốc và buồn. Đây không chỉ là ước mơ của cá nhân em mà còn liên quan đến vấn đề kinh tế gia đình trong suốt 4 năm em học đại học. Bởi nếu vào được sư phạm, em không chỉ được miễn học phí mà còn được hỗ trợ thêm tiền sinh hoạt phí'', Huyền nói trong hụt hẫng.
Từ hôm nhập học đến nay, nữ sinh Thái Bình luôn trong trạng thái chán nản, không có hứng thú học tập. Nữ sinh cũng bày tỏ sự mông lung về việc có nên theo đuổi tiếp ngành học mà mình đã lỡ trúng tuyển hay không.
Cùng chung nỗi niềm với Huyền, Bùi Tiến Ngọc (Hà Nội) không thấy vui khi đỗ vào ngành Quản trị kinh doanh. Đạt 26 điểm thi tốt nghiệp khối A00 (Toán, Lý, Hóa), Ngọc đặt hy vọng ngành Luật của trường Đại học Luật Hà Nội, nhưng may mắn lại không mỉm cười khi thiếu 0,15 điểm.
''Khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, em đã nghĩ đây là số điểm an toàn, đủ trúng tuyển nguyện vọng đầu. Nhưng rốt cuộc lại trúng ngay ngành ''chọn bừa'', nam sinh bày tỏ sự thất vọng.
Trước sự đã rồi, gia đình động viên Ngọc hãy "mở lòng" với ngành học trúng tuyển. Thế nhưng sau gần một tháng nhập học, nam sinh luôn trong trạng thái mất phương hướng, không chút động lực cố gắng, dẫn đến việc không thể theo kịp chương trình học.
Thực tế, việc phải học ngành không mong muốn khiến nhiều sinh viên rơi vào tình cảnh chật vật. Có những sinh viên quyết tâm xin thôi học và thi lại để vào đúng chuyên ngành yêu thích, số khác lại chấp nhận ở lại học để lấy tấm bằng cử nhân rồi "tính tiếp" vì sợ tốn kém tiền bạc, thời gian.
Từng trải qua tình cảnh tương tự, Nguyễn Thị Ngọc Anh, sinh viên năm 4 Học viện Báo chí tuyên truyền cho rằng, các bạn tân sinh nên dành thêm thời gian cho ngành học hiện tại để hiểu rõ hơn và đánh giá mức độ phù hợp. Bởi không phải tất cả những gì chúng ta cảm nhận và hình dung về ngành học ban đầu đều đúng.
''Trước đây báo chí không phải lựa chọn hàng đầu, vì mình luôn cho rằng đây là một nghề khó và vất vả. Nhưng sau 3 năm học tập và rèn luyện tại học viện, cơ hội tiếp xúc với môi trường báo chí chuyên nghiệp dần giúp mình nhận ra, đây là ngành phù hợp, bởi những kiến thức xã hội và cơ hội trải nghiệm mà nó mang lại'', Ngọc Anh nói và cho biết, cố gắng tìm hiểu ngành học mới cũng là cách cô nàng chuyển từ buồn chán sang yêu.
Nữ sinh khuyên các tân sinh viên hãy bình tĩnh, đừng vội thất vọng hay buông bỏ ngành học trúng tuyển quá sớm. Bởi biết đâu, trải nghiệm rồi mới nhận ra đây chính là ngành nghề có nhiều ưu điểm giúp bản thân phát triển.
Kim AnhTheo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm nay cả nước có 733.600 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học. Số trúng tuyển đợt 1 là gần 673.600.
Tính đến hết thời gian xác nhận nhập học trên hệ thống, có 81,87% thí sinh hoàn thành đầy đủ thủ tục, tăng 1,53% so với năm ngoái. Hơn 122.000 thí sinh đỗ nhưng không xác nhận nhập học. Theo quy định, nếu không có lý do chính đáng, những em này bị hủy kết quả. Muốn vào đại học, các em phải tham gia xét tuyển bổ sung hoặc đăng ký xét lại vào các năm sau.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·5 phút sáng nay 4
- ·Kho bạc Nhà nước ủng hộ 500 triệu đồng để chống dịch Covid
- ·Vĩnh Phúc: hiệu quả mô hình nuôi cá thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
- ·Nỗi khổ của Thanh Thanh Hiền khi đặt cạnh Xuân Hinh
- ·Lumia 950 XL bản demo bị Microsoft thu hồi vì lỗi phần cứng
- ·Ngày 26/8: Cả giá heo hơi và heo thịt cùng giảm
- ·Tai nạn nghề nghiệp 'hề hước' của MC Mỹ Vân
- ·Ngày 12/7: Heo hơi có mức giá ổn định, giao dịch cao nhất 67.000 đồng/kg
- ·Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- ·Giá vàng hôm nay 26/11/2024: vàng giảm mạnh khi ông Bessent được chọn làm Bộ trưởng Tài chính
- ·Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
- ·Ngày 1/9: Giá cao su tăng, hồ tiêu ổn định, cà phê giảm
- ·Hoa hậu Đoàn Thiên Ân duyên dáng trong tà áo dài tại Đức
- ·Ngày 3/8: Đà tăng của lúa gạo chưa dừng
- ·Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- ·Thu về hơn 403 tỷ đồng từ đấu giá cổ phần trên HNX
- ·Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội: Sẵn sàng các bước hợp nhất
- ·Diễn viên Trương Ngọc Ánh: Tôi bị đấm muốn mù 1 bên mắt
- ·Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- ·Ngày 12/7: Giá cao su SHFE tăng, hồ tiêu ổn định, cà phê giảm