【tỷ lệ wap】Tư duy mới từ nông thôn mới
Cứ làm sẽ biết
Từ một thanh niên chỉ học hết lớp 9,ưduymớitừnocircngthocircnmớtỷ lệ wap đang làm công nhân cạo mủ cao su với thu nhập ở mức trung bình của người lao động phổ thông, anh Lê Văn Quang, ngụ ấp 6, xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú đã mạnh dạn thực hiện ý tưởng làm giàu bằng sản xuất nấm bào ngư. “Thu nhập của công nhân cạo mủ cao su trong suốt thời gian giá mủ xuống thấp thì tiêu xài cá nhân cũng phải tiết kiệm chứ đừng nói phụ giúp gia đình. Mình rất muốn làm giàu mà cứ thế này thì bao giờ mới giàu được. Không biết thì học và cứ làm sẽ biết” - anh Quang nói về suy nghĩ của mình.
Anh Lê Văn Quang khởi nghiệp bằng nghề làm nấm bào ngư
Anh Quang đã tham gia khóa học ngắn hạn về kiến thức sản xuất nấm bào ngư tại Đắk Lắk. Sau khóa học, với sự háo hức thực hiện mục tiêu làm giàu, anh mạnh dạn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đồng Phú 200 triệu đồng để đầu tư hệ thống nhà xưởng sản xuất, máy hấp tiệt trùng, kệ sắt để nấm và phương tiện sản xuất khác. Nguyên liệu làm phôi là vấn đề quan trọng nhất, vì chủ yếu làm bằng mùn cưa cây cao su, cám bắp và gạo. Cả 3 thành phần này đều rẻ và dễ mua. Quy trình làm nấm không quá vất vả mà nhanh cho thu nhập. Cụ thể, chi phí đầu tư 1.000 bịch phôi hết 50 triệu đồng. Một lứa sẽ thu được khoảng 2 tấn nấm. Giá bán lẻ hiện 35.000 đồng/kg, do vậy 1.000 phôi sẽ lời khoảng 20 triệu đồng, mà nấm có thể sản xuất quanh năm.
Khởi nghiệp từ tháng 12-2019, đến nay sản xuất nấm bào ngư của hộ anh Quang đã phát triển ổn định với khoảng 3.000 phôi nấm trong diện tích khoảng 6.000m2. Hiện xã Đồng Tâm duy nhất có hộ anh Quang trồng nấm nên việc tiêu thụ sản phẩm khá thuận lợi, thu nhập hằng tháng vượt gấp nhiều lần so với làm công nhân cạo mủ cao su. Anh Quang đang mở rộng sản xuất để tăng thu nhập và tạo việc làm cho người dân địa phương.
“Già cũng phải đổi mới”
Trước năm 2020, ông Đặng Ánh Hoàng, ngụ xã Bình Tân, huyện Phú Riềng không có ý định chuyển đổi cây cao su để trồng cây khác, bởi cao su của gia đình ông đang trong thời kỳ cho khai thác ổn định. Kinh tế gia đình cũng thuộc diện khá với 1 ha sầu riêng, 2,4 ha cao su. Tuy nhiên tháng 4-2020, giá mủ cao su vẫn ở mức thấp, ông Hoàng đã cắt 1,4 ha cao su để trồng sương sâm, loại cây trồng lấy lá mà trên địa bàn tỉnh hiện chưa nhiều người trồng.
Vườn cây sương sâm của gia đình ông Đặng Ánh Hoàng đang cho thu hoạch và giá bán cao
Ông Hoàng đi tham quan thực tế vài mô hình khác để học tập kinh nghiệm, qua đó đã đầu tư khoảng 300 triệu đồng/1,4 ha, gồm chi phí làm đất, mua giống cây (270 ngàn đồng/kg củ), hệ thống giàn lưới, ống tưới phun sương, phân bón… Ngoài các yếu tố về phân bón, kỹ thuật chăm sóc thì cây sương sâm cần độ ẩm rất cao, trong khi rẫy chỉ cách hồ nước khoảng 500m nên rất thuận lợi. Vừa qua, ông Hoàng đã thu hoạch lứa lá đầu tiên, trừ chi phí lời 20 triệu đồng/sào, giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với cao su thời điểm này. Ông Hoàng dự kiến tới tháng 4-2021 sẽ thu hồi được vốn.
Xây dựng nông thôn mới thì tư duy, suy nghĩ và cách làm của người nông dân cũng phải được đổi mới, cần có sự mạnh dạn, đột phá để có thu nhập cao trên cùng một đơn vị diện tích. Mình già cũng phải đổi mới! Ông Đặng Ánh Hoàng, ngụ xã Bình Tân, huyện Phú Riềng |
Từ quyết định mang tính đột phá của ông Hoàng, 3 nhà nông khác cũng nhanh chóng nhập cuộc và liên kết lại với nhau thành tổ hợp tác trồng cây sương sâm. Vì đây là loại cây trồng còn khá mới nên các thành viên luôn thận trọng. Ông Trương Quang Tiên, thành viên tổ hợp tác cho biết, công chăm sóc rất lớn, bởi sương sâm là cây dây leo lấy lá nên hằng ngày luôn có khoảng 2-3 người phải buộc giàn, nâng đỡ ngọn cây vào dây leo, điều chỉnh hệ thống tưới phun sương đảm bảo độ ẩm, bón phân và nhổ cỏ. “Vì giá bán hiện rất cao (70-75 ngàn đồng/kg) nên chúng tôi ham làm lắm. Một công ty đã đề nghị ký hợp đồng với giá ổn định nhưng chúng tôi chưa ký, lý do là sản lượng còn ít, hơn nữa giá có thể còn cao nữa” - ông Tiên nói.
Ông Mai Xuân Tí, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Tân, huyện Phú Riềng cho biết: Mô hình trồng sương sâm còn mới, chúng tôi đề nghị người dân chuyển đổi từng phần, không nên ồ ạt trồng theo phong trào, diện tích lớn để tránh tình trạng cung vượt cầu hoặc được mùa mất giá và ngược lại thì sẽ gây thiệt hại kinh tế của bà con. Chúng tôi sẽ đồng hành với nông dân, thường xuyên theo dõi, tư vấn và hỗ trợ đầu ra để sản xuất ổn định.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·Nhà máy lọc dầu Dung Quất dừng hoạt động, bảo dưỡng 57 ngày
- ·Lợi nhuận quý 1 của Hòa Phát tăng cao
- ·Nhiều kiến nghị của cộng đồng DN gửi Thủ tướng
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·Đối tượng mang 2 lệnh truy nã bị bắt
- ·DN đồ gỗ Bình Dương bỏ lỡ đơn hàng lớn
- ·Vụ xe giường nằm lao vào nhà dân: Tạm giữ tài xế xe tải
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Khởi tố 2 đối tượng “Phá hoại chính sách đoàn kết”
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- ·Doanh nghiệp logistics nội: Phát huy nội lực để cạnh tranh
- ·Khách hàng trúng thưởng 1 kg vàng từ Ngân hàng HDBank
- ·Quán bar Shark đục tường nhà vệ sinh nữ cất giấu “bóng cười”
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·Các DN ở Bình Dương đồng loạt nối lại sản xuất vào ngày 19
- ·Cảnh sát phòng cháy chữa cháy nói gì về vụ hỏa hoạn ở chung cư Carina?
- ·Khởi tố đối tượng giả danh công an để lừa đảo
- ·Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
- ·Nhiều tỉnh, thành đau đầu với các dự án của “đại gia” HUD