【lịch thi đấu bóng đá đuc】Nhiều kiến nghị của cộng đồng DN gửi Thủ tướng
Tiếp tục đổi mới hệ thống pháp luật kinh doanh
Tám kiến nghị này dự kiến sẽ được ông Vũ Tiến Lộc trình bày trong bài phát biểu có tựa đề "Cần một chương trình đột phá thể chế tạo khí thế mới, tái khởi động khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2014-2015" tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra vào ngày 28-4 tại Hà Nội.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị cần tiếp tục đổi mới hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo đảm quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp trong việc thành lập, thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh và rút khỏi thị trường.
"Chúng tôi cũng đề nghị có biện pháp khuyến khích các đơn vị kinh doanh phi chính thức chuyển thành doanh nghiệp và hoạt động trong khu vực chính thức để bảo đảm minh bạch, bài bản và góp phần tăng nhanh số lượng doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, hướng tới mục tiêu nước ta có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong vòng 10 năm tới".
Về chính sách tài khóa, Chủ tịch VCCI đề nghị thực hiện phương châm khoan sức cho doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể trụ vững và phục hồi trong thời gian 2-3 năm trước mắt.
Ông Lộc cũng đề nghị cần được tiếp tục tháo gỡ chính sách tín dụng theo hướng cải thiện điều kiện tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp. Mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát, đồng thời các ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất cho vay, tuy nhiên, do chưa xử lý được vấn đề nợ xấu và điều kiện cho vay còn ngặt nghèo, nên nhiều doanh nghiệp vẫn không thể tiếp cận được vốn ngân hàng và nhất là không thể tiếp cận được với mức lãi suất quy định vì phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức.
Về chính sách công nghệ, ông Lộc đề nghị phát triển Quỹ khoa học công nghệ, khuyến khích đầu tư Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại các doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh phát triển thị trường công nghệ, gắn kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học với các hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp. Xây dựng các quỹ đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường công tác thông tin, tư vấn về công nghệ cho các doanh nghiệp đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thí điểm chính sách hỗ trợ theo chuỗi
Ngoài những hạn chế về quyền kinh doanh các doanh nghiệp FDI được quy định theo các điều ước quốc tế về mở cửa thị trường, về chính sách thị trường, VCCI đề nghị phải bảo đảm trên thực tế sự bình đẳng của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân với các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp lớn và khu vực FDI trong tiếp cận các nguồn lực, đất đai, tín dụng, các dự án đầu tư công và mua sắm.
VCCI cũng đề nghị thí điểm xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ và ưu đãi (về thuế, tín dụng, khoa học và công nghệ, lao động…) theo chuỗi, cụm ngành thay vì chính sách hỗ trợ từng ngành và doanh nghiệp riêng lẻ. Đẩy mạnh các chương trình đạo tạo, kết nối cho các cụm ngành, nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong các chuỗi liên kết.
Về quan hệ lao động, ông Lộc đề nghị, tiếp tục giãn tiến độ tăng tiền lương tối thiểu ít nhất trong 2 năm (2014-2015), với mức tăng được ấn định tối đa trên cơ sở tỷ lệ lạm phát cộng với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, bảo đảm mức tăng tiền lương phù hợp với nhịp độ tăng năng suất lao động và có thể dự tính được để giảm bớt gánh nặng tăng chi phí quá nhanh cho doanh nghiệp.
Ông Vũ Tiến Lộc cũng đưa ra những đề nghị về cải cách thủ tục hành chính, cải cách tư pháp và tăng cường đối thoại hợp tác giữa các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp, nâng cao vai trò và trách nhiệm của VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Để Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, sát cánh cùng các cơ quan chính quyền trong việc thúc đẩy sự nghiệp phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới và đồng thời góp phần cải cách hành chính trong các cơ quan chính phủ, ông Vũ Tiến Lộc cũng đưa ra hai đề nghị.
Thứ nhất là các cơ quan Chính phủ tập trung vào nhiệm vụ xây dựng và bảo đảm thực hiện thể chế, chuyển giao các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và các dịch vụ công cho VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp.
Thứ hai, giao VCCI chủ trì xây dựng và thực hiện Chương trình nâng cao năng lực các hiệp hội doanh nghiệp để tiếp nhận sự chuyển giao này và thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ và thúc đẩy quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp, phấn đấu tăng cường tổ chức và hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp lớn đạt tới chuẩn mực của các hiệp hội doanh nghiệp có chức năng tương tự ở các nước ASEAN 6.
(责任编辑:World Cup)
- ·Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- ·Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất tiếp tục thông quan nhanh hơn 1,1 triệu liều vắc xin AstraZeneca
- ·Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ
- ·Thu hồi gần 9.600 tỷ đồng từ nhiều vụ án tham nhũng kinh tế lớn
- ·Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- ·Thủ tướng chủ trì hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội về phòng, chống dịch COVID
- ·Ra mắt Trung tâm báo chí phục vụ Festival Hoa Đà Lạt
- ·Gặp mặt đại biểu Quốc hội chuyên trách ở TW khóa XIV không tái cử
- ·Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- ·Chủ tịch nước sẽ thăm chính thức Vương quốc Thái Lan, dự Hội nghị APEC
- ·Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- ·Lại chuyện Tây, Ta chống dịch bệnh Covid
- ·32 đội tranh tài ở Hội thi sáng tạo ẩm thực “Tinh túy miền sơn cước”
- ·Những chỉ đạo quyết liệt phòng, chống dịch COVID–19 của Thủ tướng Chính phủ trong tuần qua
- ·Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- ·Sẵn sàng cho ngày tuyển quân
- ·Chùm ảnh: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp xúc trực tuyến với cử tri Hải Phòng
- ·Thủ tướng thăm Campuchia: Đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Thủ tướng yêu cầu các địa phương thống kê nhân lực y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID