【tỷ lệ kèo nhà cái bóng đá tv】Tục thờ ông Táo và những truyền thuyết
Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thuỷ có lửa. Và bếp lửa trong mỗi gia đình không chỉ tạo nên sự ấm cúng khi tất cả các thành viên quây quần bên mâm cơm, mà ánh lửa còn xua đuổi cái tối tăm, u ám… Vì vậy, dân gian từ xưa đã thờ cúng Vua Bếp (Táo Vương) và lưu truyền mãi đến nay mà chúng ta gọi là thờ ông Táo hay Táo quân.
Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thuỷ có lửa. Và bếp lửa trong mỗi gia đình không chỉ tạo nên sự ấm cúng khi tất cả các thành viên quây quần bên mâm cơm, mà ánh lửa còn xua đuổi cái tối tăm, u ám… Vì vậy, dân gian từ xưa đã thờ cúng Vua Bếp (Táo Vương) và lưu truyền mãi đến nay mà chúng ta gọi là thờ ông Táo hay Táo quân.
Xuất phát từ tục thờ cúng Táo quân, trong dân gian có nhiều truyền thuyết khác nhau, nhưng chung quy điều mà các truyền thuyết nhắc tới không phải là cái lý mà muốn nhấn mạnh tình cảm vợ chồng. Các tích truyện đều tập trung giải thích vấn đề chỉ trích: “Thế gian một vợ, một chồng, không như vua bếp hai ông một bà”.
Bàn thờ ông Táo được đặt trang nghiêm phía trên giàn bếp. Ảnh: MỸ PHA |
Có truyền thuyết kể rằng, ngày xưa, có hai vợ chồng rất yêu nhau nhưng vì quá nghèo phải bỏ nhau, sau đó người vợ lấy được một người chồng giàu có. Một hôm, có người đến nhà xin ăn, người vợ đem tiền ra giúp đỡ thì phát hiện người xin ăn là chồng cũ của mình.
Vừa lúc đó người chồng mới về đến, người đàn bà sợ quá nên giấu chồng cũ trong đống rơm. Người chồng mới không hay biết chuyện gì, thản nhiên đốt rơm để lấy tro bón ruộng. Người chồng cũ vì muốn giữ hạnh phúc cho vợ nên cam lòng nằm ẩn trong đống rơm và chết cháy. Người vợ cảm kích chồng cũ nên nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới thương vợ cũng nhảy vào đống lửa chết cháy. Ngọc Hoàng động lòng thương thấy ba người đều chết cháy vì tình vì nghĩa nên phong cho họ thành bộ ba thần Bếp.
Nhiệm vụ của Táo quân (Táo có nghĩa là Bếp) là phải ghi chép tất cả những hành vi và lời nói của những người ở trong gia đình mình trông nom. Hằng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp (dân gian ta từ xưa coi ngày 23 tháng Chạp là ngày mở cổng trời), ông Táo cưỡi cá chép về chầu Ngọc Hoàng Thượng đế và trình tấu những việc làm thiện, ác của gia chủ trong năm qua. Theo đó, Ngọc Hoàng Thượng đế sẽ có sự định đoạt “nhân, quả” cho gia chủ trong năm tới.
Lại có quan niệm cho rằng, Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam là ba vị thần: Thổ Công, Thổ Ðịa, Thổ Kỳ, dựa theo truyền thuyết Thị Nhi bị chồng là Trọng Cao hất hủi vì không sinh được con, nên buồn bã bỏ nhà ra đi và rồi kết duyên mới cùng với Phạm Lang. Sau đó, Trọng Cao biết mình đã sai nên quyết định đi tìm vợ, tìm mãi không thấy mà tiền bạc tiêu xài đã hết, nên Trọng Cao phải xin ăn và vô tình gặp lại vợ mình.
Thị Nhi mời Trọng Cao vào nhà, đôi lời tâm sự hai bên đều nhận ra lỗi của nhau và ân hận khi chia tay nhau. Trong lúc này, Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Xét thấy ba người đều có nghĩa tình, Ngọc Hoàng Thượng đế đã sắc phong cho Phạm Lang làm Thổ Công (trông coi việc bếp), Trọng Cao làm Thổ Ðịa (trông coi việc nhà cửa), Thị Nhi làm Thổ Kỳ (trông coi việc chợ búa), gọi chung ba vị là Ðịnh Phước Táo quân.
Thế nên, dân gian từ xưa quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ ông Táo thường được đặt phía cao nơi giàn bếp, có bài vị hẳn hoi và được thắp nhang mỗi ngày. Bởi Táo quân quan trọng hàng đầu trong gia đình, nên gia đình có chuyện lủng củng, đau yếu là người ta phải xem lại bếp núc, bàn thờ ông Táo có được giữ sạch sẽ hay không. Trước đây, nhiều địa phương có tục lệ buộc người con gái khi mới về nhà chồng, phải làm lễ ở bếp để xin phù trợ về sau trong công việc bếp núc, tề gia, nội trợ, quán xuyến gia đình. Trẻ nhỏ còn trong tháng, khi đi ra khỏi nhà thì phải đến xin phép ông Táo và trét lọ nồi vào trán đứa trẻ để phòng tránh bị quấy phá.
Hằng năm, cúng tiễn ông Táo về trời, người Hoa thường chỉ cúng kẹo đậu phộng (còn gọi là thèo lèo, cứt chuột), chè, quần áo vàng mã, còn người Việt thì phần đông là cúng gà, chè xôi, thả cá chép sống xuống sông, hoặc đốt cá chép giấy kèm theo vàng mã… với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được ông Táo tâu với Thượng Ðế, cầu xin năm mới phát tài, phát lộc. Và tục thờ cúng ông Táo đã trở thành văn hoá tâm linh của người Việt Nam./.
Mỹ Pha tổng hợp
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Điển hình trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi
- ·Mỹ kích hoạt chiến tranh thương mại ?
- ·Mỹ chi “khủng”, nhưng cuộc chiến chống IS không hiệu quả
- ·Thêm 8 ca dương tính với Covid
- ·Lắp đặt Internet tỉnh Long An với đa dạng gói cước chỉ 165.000 đồng/tháng
- ·Ngày này năm xưa 31/1: Bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn đập thuỷ điện
- ·Gia hạn thời gian nộp báo cáo hoạt động thương mại điện tử đến 18/02/2023
- ·Ngày này năm xưa ngày 9/2: Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
- ·Top10DaNang
- ·Nơi nào để tội phạm lộng hành, lãnh đạo nơi đó phải chịu trách nhiệm
- ·Giá heo hơi hôm nay 22/1/2024: Đứng giá
- ·Ngày 21/3, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức chất vấn
- ·Ngày này năm xưa 13/1: Bác Hồ phong tặng Anh hùng cho Yuri Gagarin, khánh thành đường sắt Cát Linh
- ·Đà Nẵng điều chuyển 2 cán bộ hải quan gợi ý ‘tiền nước’
- ·Khuyến nghị chính sách tăng trưởng kinh tế dựa vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
- ·“Không có chuyện Biên phòng làm ngơ cho xuất nhập cảnh trái phép”
- ·Mong Thủ tướng chỉ đạo dọn 'rừng đinh' 7.000 giấy phép con
- ·Ca bệnh Covid
- ·Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia về Bộ Công Thương
- ·Bí thư Xuân Anh: Chúng tôi rất xấu hổ!