【keo ngay mai】TP.HCM lên phương án đón người lao động trở lại TP.HCM
Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM vừa trình UBND Thành phố phương án phối hợp đón người lao động tại các tỉnh,ênphươngánđónngườilaođộngtrởlạkeo ngay mai thành phố trở lại Thành phố làm việc.
Người lao động phải được UBND tỉnh/thành phố nơi cư trú cho phép di chuyển (đối với địa phương là vùng cam, vùng đỏ) để đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 (ảnh: Lê Toàn) |
Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM cho biết, từ tháng 7/2021, đơn vị đã phối hợp với các địa phương đưa khoảng 33.000 người về 34 tỉnh thành an toàn theo nguyện vọng của người dân. Nhằm tạo điều kiện cho người lao động trở lại làm việc trong thời gian Thành phố khôi phục hoạt động kinh tế, Sở đã phối hợp với sở ngành... xây dựng phương án để đảm bảo an toàn và thực hiện đúng các quy định về phòng chống dịch.
Để trở lại TP.HCM, người lao động phải đáp ứng các điều kiện như phải có kế hoạch làm việc được các doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản xác nhận hoặc gửi thông báo, đã được tiêm vắc xin mũi 1 đủ 14 ngày sau khi tiêm, hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 có xác nhận của cơ quan y tế; Có xét nghiệm âm tính với Covid-19 còn hiệu lực theo quy định.
Người lao động phải được UBND tỉnh/thành phố nơi cư trú cho phép di chuyển (đối với địa phương là vùng cam, vùng đỏ) để đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Đối với việc vận chuyển người lao động bằng đường bộ, Sở Giao thông vận tải TP đưa ra 3 phương thức.
Phương thức một: Đơn vị sử dụng lao động tự tổ chức. Những đơn vị có nhu cầu gửi phương án vận chuyển đến cơ quan đầu mối là UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức, Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, ban quản lý dự án, tổng công ty. Đơn vị đầy mối sẽ tổng hợp gửi Sở để xem xét, tổ chức triển khai.
Phương án vận chuyển đối với phương thức này là xe ô tôtrên 10 chỗ có đăng ký kinh doanh. Sở sẽ cấp giấy nhận diện có mã QR cho phương tiện, thông báo đến các tỉnh thành phố về kế hoạch vận chuyển. Chi phí vận chuyển đối với phương thức này sẽ do đơn vị sử dụng lao động tự chi trả hoặc thỏa thuận với người lao động.
Phương thức hai: Ban Quản lý Khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý khu công nghệ cao làm đầu mối tổng hợp nhu cầu của các đơn vị đang hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao và phối hợp với đơn vị vận chuyển lên kế hoạch. Chi phí vận chuyển đối với phương thức này sẽ do đơn vị sử dụng lao động chi trả hoặc thỏa thuận với người lao động.
Phương thức ba: Tổ chức tuyến vận tải hành khách cố định xuất phát từ bến xe khách liên tỉnh của các tỉnh, thành phố đến Bến xe Miền Đông và Bến xe Miền Tây. Tần suất tối đa đối với phương thức này là 4 chuyến/ngày/tuyến. Chi phí vận chuyển đối với phương thức này được tính theo giá vé doanh nghiệp kê khai, niêm yết phù hợp quy định.
Về thời gian thực hiện, giai đoạn 1 (từ ngày 1/10 đến ngày 31/10) sẽ triển khai vận chuyển bằng đường bộ theo các phương thức 1 và phương thức 2. Giai đoạn 2 (từ ngày 1/11 trở đi) thực hiện triển khai cả 3 phương thức nêu trên.
Đối với phương thức đón người dân bằng đường sắt và đường hàng không: thực hiện theo kế hoạch, phương án của Bộ Giao thông – Vận tải đảm bảo yêu cầu an toàn phòng, chống dịch Covid-19 và phù hợp nhu cầu của các địa phương nơi đi và nơi đến.
Về quy định chung đối với người lao động khi trở lại Thành phố, khi mua vé và lên xe phải xuất trình bản chụp giấy đề nghị kèm danh sách người lao động của đơn vị tiếp nhận người lao động; bản chính giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với Covid -19 trong vòng 72 giờ; giấy xác nhận đã được tiêm vaccine mũi 1 đã được 14 ngày hoặc giấy xác nhận là người khỏi bệnh Covid -19.
Các phương án trong kế hoạch đón người lao động trở lại Thành phố sẽ được UBND TP.HCM xem xét quyết định, trước khi Thành phố có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố phối hợp triển khai.
Người dân các tỉnh có thể đến TP.HCM khám, chữa bệnh
Theo phương án Sở Giao thông – Vận tải TP.HCM đưa ra, người dân từ các tỉnh vào TP.HCM để khám chữa bệnh (ngoại trừ trường hợp cấp cứu) phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu).
Đồng thời, người dân cũng cần phải đảm bảo một trong các điều kiện: Giấy chuyển viện (của các bệnh viện) từ các tỉnh, TP đến Bệnh viện tại TP.HCM hoặc giấy hẹn tái khám của các Bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh; Xác nhận của chính quyền địa phương (cấp phường, xã) về cho phép di chuyển đến TP.HCM để khám chữa bệnh như: Giấy xác nhận có thể hiện đầy đủ thông tin về người đi khám bệnh, người điều khiển phương tiện và phương tiện.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đặt vé Sun World Quảng Ninh nhanh chóng, tiện lợi trên Traveloka
- ·Sáng 27/6, TP.HCM thêm 40 ca Covid
- ·Nguồn lây Covid
- ·Tin tức Covid
- ·Giá vàng hôm nay 14/10: Vàng miếng SJC tăng nửa triệu đồng mỗi lượng
- ·Xe 7 chỗ lao khỏi cầu Đồng Nai, rơi xuống sông mất tích
- ·Thành phố Hồ Chí Minh: Khởi tố nữ phó phòng kinh doanh lừa đảo hơn 23 tỷ đồng
- ·Ngày 24/12 sẽ xét xử vụ án 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2
- ·Gặp gỡ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi
- ·Tháp gió xuất khẩu vào Australia bị kết luận bán phá giá 8%
- ·Mẹ Tùng đã được cứu nhờ tấm lòng hảo tâm của bạn đọc
- ·Khởi tố một Chủ tịch UBND phường về hành vi nhận hối lộ
- ·Giới khoa học thêm 3 triệu chứng quan trọng của Covid
- ·Thu 5 tỷ USD 1 tháng từ xuất khẩu điện thoại
- ·Phải khởi tố vụ “xăng A83 giả A92”
- ·Vụ mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng: Khởi tố thêm 2 đối tượng
- ·Cần cảnh giác để tránh bị lừa khi đăng ký học Pickleball trên internet
- ·TP.HCM ghi nhận thêm 89 trường hợp nhiễm Covid
- ·Gieo sạ đúng lịch để vụ lúa Hè Thu 2024 thắng lợi
- ·Bảo vệ bình yên, hạnh phúc cho nhân dân vui Xuân, đón Tết