【trận newcastle jets】Tạo động lực mới cho quan hệ đối tác Á – Âu
Thủ tướng là một trong 2 lãnh đạo cấp cao của ASEM được mời gặp gỡ và đối thoại với các doanh nghiệp Á – Âu trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Á – Âu lần thứ 16. Thủ tướng cũng sẽ phát biểu tại Phiên toàn thể thứ nhất về “Cùng vun đắp tương lai: Thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và kết nối bền vững”. Tại đây,ạođộnglựcmớichoquanhệđốitácÁ–Âtrận newcastle jets Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đề xuất hai sáng kiến mới của Việt Nam về “Hội nghị ASEM về thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế - xã hội tại châu Á và châu Âu” và “Hội thảo ASEM về thúc đẩy kinh tế số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, dự kiến diễn ra tại Việt Nam trong năm 2019.
Trong thời gian diễn ra Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi song phương với Nguyên thủ, lãnh đạo các đối tác quan trọng của ta trong ASEM… Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với Bộ trưởng Ngoại giao các thành viên ASEM.
Theo đánh giá của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, hội nghị diễn ra vào thời điểm tình hình quốc tế và khu vực đang đứng trước những cơ hội và thách thức chưa từng có. Hệ thống đa phương, nhất là hệ thống thương mại đa phương, đối mặt với nhiều thách thức. Xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc cùng xu thế cải cách, đổi mới của các cơ chế đa phương đang được thúc đẩy.
Là cơ chế hợp tác rộng lớn của hai trung tâm kinh tế - chính trị đầu tàu của phát triển và đổi mới sáng tạo, với sự quy tụ của 53 thành viên, đại diện cho 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 55% thương mại, 65% GDP và 75% du lịch toàn cầu, ASEM đang ở thời điểm chuyển đổi quan trọng, cần đóng vai trò tiên phong trong thúc đẩy hợp tác và liên kết quốc tế.
Do đó, hội nghị cấp cao lần này được kỳ vọng sẽ là cơ hội để các nhà lãnh đạo ở hai châu lục thảo luận cởi mở, xây dựng và thực chất về các vấn đề kinh tế, tài chính, các vấn đề khu vực và toàn cầu đang nổi lên hiện nay, đề ra những định hướng và biện pháp cụ thể nhằm tạo động lực mới cho quan hệ đối tác Á – Âu. Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEM cũng sẽ thông qua Tuyên bố Chủ tịch của hội nghị.
Việt Nam tham gia Diễn đàn ASEM với tư cách thành viên sáng lập năm 1996, đánh dấu bước triển khai quan trọng chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam tự hào là một thành viên năng động và có trách nhiệm, ghi những dấu mốc có ý nghĩa trong chặng đường phát triển của ASEM, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Diễn đàn. Nổi bật nhất là việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 5 (2004), 5 Hội nghị Bộ trưởng trong các lĩnh vực kinh tế (2001), công nghệ - thông tin (2006), ngoại giao (2009), giáo dục (2009), lao động (2012).
Việt Nam đã tích cực khởi xướng và đi đầu thúc đẩy, triển khai nhiều sáng kiến hợp tác trong khuôn khổ ASEM. Việt Nam đã đề xuất 24 sáng kiến và đồng bảo trợ 27 sáng kiến, đưa nước ta trở thành một trong những thành viên tích cực nhất của Diễn đàn với nhiều sáng kiến thiết thực với địa phương, doanh nghiệp và người dân như phát triển bền vững, an ninh lương thực, nông nghiệp bền vững, quản lý nguồn nước, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, giáo dục – đào tạo, phát triển doanh nghiệp, giao lưu thanh niên...
Hội tụ 22/28 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam, các thành viên ASEM đều là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, chiếm 70% đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng giá trị thương mại quốc tế và 80% lượng khách du lịch đến Việt Nam. 14/16 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký hoặc đang đàm phán là với các đối tác ASEM (trong số 60 đối tác có 47 thành viên ASEM). Những con số này phản ánh phần nào ý nghĩa và vai trò của các thành viên ASEM đối với bức tranh tổng thể kinh tế Việt Nam, nhất là trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tiếp thu công nghệ tiên tiến và kỹ năng quản lý cao, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.
HNCC ASEM 12 gồm các hoạt động chính như lễ khai mạc, bế mạc, ba phiên thảo luận, tập trung vào các nội dung như: các vấn đề kinh tế - tài chính; các vấn đề toàn cầu; kết nối Á - Âu; các vấn đề khu vực; hợp tác ASEM. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Kế toán Lạc Việt
- ·Ngành TT&TT triển khai các giải pháp để chủ động ứng phó bão Yinxing
- ·Hơn 2,5 tỷ người dùng Gmail gặp nguy hiểm
- ·Chip di động nhanh nhất thế giới ra mắt
- ·5 cách tiết kiệm dung lượng di động 4G, 5G cho học sinh, sinh viên
- ·Lạng Sơn cấp hơn 30 nghìn chữ ký số, 100% văn bản xử lý trên môi trường mạng
- ·Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều nhau
- ·Dịch vụ Bưu chính đạt doanh thu trên 70.000 tỷ đồng năm 2024
- ·Hướng dẫn xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh Dại
- ·Nhập siêu 10 tháng ước tính 4,1 tỷ USD
- ·Xây dựng lối sống mới cho sinh viên
- ·Xác thực tài khoản buộc người dùng Internet cẩn trọng với phát ngôn trên mạng
- ·Giá xăng giảm 771 đồng/lít
- ·Khi TPP được ký kết, tiền Đồng có thể bị áp lực
- ·Những cổ phiếu đáng chú ý ngày 24/11
- ·Nhân viên Bưu điện trên toàn quốc có trợ lý ảo MiPo hỗ trợ công việc
- ·CMC ATI kỷ niệm 10 năm thành lập và ra mắt sản phẩm AI mới
- ·Đối mặt kiện phòng vệ thương mại gia tăng
- ·Giá dầu tăng hơn 1 USD do triển vọng nguồn cung thắt chặt
- ·Hai yếu tố khiến Huawei Mate 70 thua kém người tiền nhiệm