【số liệu thống kê về fc seoul gặp jeonbuk】Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch nghỉ dưỡng
VHO - Mặc dù thị trường còn rất nhiều khó khăn,ơithôngdòngchảybấtđộngsảndulịchnghỉdưỡsố liệu thống kê về fc seoul gặp jeonbuk nhưng những tháng đầu năm 2024, Chính phủ đã có các biện pháp quyết liệt nhằm thúc đẩy, tạo được sự chuyển biến tích cực có tính lan tỏa từ các Bộ, ngành đến các địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS), trong đó có BĐS du lịch nghỉ dưỡng…
Ngày 18.5, tại Nha Trang (Khánh Hoà), Báo Xây dựng phối hợp với Hiệp hội BĐS Việt Nam tổ chức Diễn đàn Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Diễn đàn thu hút sự tham gia của gần 500 khách mời là các chuyên gia kinh tế, bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng… và sự quan tâm của đông đảo các cơ quan truyền thông, báo chí.
Quyết liệt khơi thông thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng
Đây là diễn đàn chuyên sâu nhằm đưa ra những phân tích, báo cáo, nhận định đa chiều, đánh giá khách quan về toàn cảnh bức tranh tình hình thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng, tác động của chính sách pháp luật hiện hành đến thị trường, dự báo diễn biến, xu hướng của thị trường, nhận diện thực trạng và những thách thức, cơ hội để góp phần tìm ra giải pháp, tạo động lực phát triển bền vững thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng trong năm 2024 và thời gian tới.
Sự kiện góp phần nâng tầm thương hiệu các điểm đến du lịch quốc gia và mang lại giá trị thông tin quan trọng cho bức tranh thị trường BĐS nghỉ dưỡng thời kỳ tái khởi động.
Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 đã chính thức được chính thức thông qua ngày tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Hai Luật này vừa được Chính phủ đề xuất và có hiệu lực ngay từ ngày 1.7.2024, sớm hơn 6 tháng.
Đây là hai Luật quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế chính sách mang tính nhất quán của Chính phủ trong quyết tâm giải quyết khó khăn cho thị trường, từng bước đưa BĐS trở lại quỹ đạo phát triển ổn định và bền vững.
Bên cạnh đó, Luật Đất Đai sửa đổi 2024 được Quốc hội thông qua ngày 18.1.2024 cũng là Bộ Luật quan trọng liên quan đến pháp lý các dự án BĐS, đang được Chính phủ đề nghị sớm đưa vào có hiệu lực dự kiến từ 1.7.2024 để đáp ứng yêu cầu và tình hình thực tế.
Theo đánh giá, thị trường BĐS đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất. Ngay trong quý I.2024, thị trường BĐS ghi nhận sự quay trở lại của hàng loạt dự án cũ được tái khởi động, dự án mới mở bán, chủ đầu tư tung chính sách có lợi cho người mua nhà, hoạt động các sàn môi giới sôi động.
Lãi suất ngân hàng giảm gia tăng niềm tin khách hàng, thanh khoản trên thị trường ghi nhận sức hút đến từ phân khúc chung cư và đất nền đô thị lớn, đô thị công nghiệp…
Với phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng, việc ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ đang là căn cứ để các chuyên gia dự báo nguồn cung BĐS du lịch nghỉ dưỡng năm 2024 sẽ cải thiện.
Khảo sát của Hiệp hội BĐS cho thấy, việc hoàn thiện khung pháp lý, công bố quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng, nhất là sự phục hồi của ngành du lịch, trên nền tảng tiếp tục phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo quyết định số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” đang trở thành động lực để các doanh nghiệp phát triển dự án đẩy nhanh tiến độ, bơm thêm nguồn cung BĐS du lịch, nghỉ dưỡng mới vào thị trường...
Theo thống kê, thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng đang đón đầu mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa, với dự kiến tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840.000 tỷ đồng.
Quan trọng hơn, các Bộ, ngành, địa phương đang tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực trực tiếp thúc đẩy BĐS du lịch nghỉ dưỡng phát triển.
Hiện nay, các doanh nghiệp BĐS du lịch nghỉ dưỡng sau thời gian tìm hướng đi đã cơ cấu lại định hướng phát triển phân khúc này phù hợp với thị trường, thay vì đơn thuần cung cấp sản phẩm condotel, các chủ đầu tư đã bắt đầu chuyển đổi công năng sản phẩm tích hợp các yếu tố văn hóa địa phương, đặc trưng cộng đồng, thiên nhiên vào dự án dành cho du khách.
Ngoài ra, về lâu dài, thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng có biên độ rộng để phát triển, lượng cầu còn nhiều dư địa lớn trong tương lai trên cơ sở Việt Nam đang sở hữu vị trí thuận tiện, nhiều địa danh văn hóa lịch sử đa dạng, bờ biển dài, đẹp, hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng du lịch ngày càng đồng bộ...
Tuy nhiên, hàng loạt khó khăn của phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng vẫn cần được tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc, khơi thông dòng chảy, lấy lại niềm tin, tái khởi động, quay trở lại thị trường với mục tiêu phát triển ổn định, bền vững.
Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, các địa phương cần có chính sách đồng bộ phát triển hạ tầng tại các vùng, khu du lịch, đẩy mạnh liên kết vùng; tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư BĐS du lịch nghỉ dưỡng.
Các địa phương cần quan tâm xây dựng cơ sở thông tin, dữ liệu thị trường BĐS nói chung và BĐS du lịch nói riêng, vừa phục vụ quản lý, vừa thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực BĐS.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, hiện thị trường BĐS đang từng bước được các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn về mặt pháp lý, nguồn vốn, quy hoạch…
Tuy nhiên, thời gian qua BĐS du lịch, nghỉ dưỡng bị thiếu nguồn cung, cơ cấu sản phẩm chưa phù hợp, doanh nghiệp không tiếp cận được các nguồn vốn, dừng triển khai các dự án bất động sản, cắt giảm lao động…
“Nhận thức rõ những khó khăn của thị trường và doanh nghiệp BĐS, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ vướng mắc trong khâu tổ chức thực hiện các dự án bất động sản tại nhiều địa phương. Đặc biệt trong giải phóng mặt bằng, giao đất, xác định giá đất ... để tiếp tục triển khai thực hiện tăng nguồn cung cho thị trường.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành các Bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai quyết liệt về việc tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững nhằm thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó có lĩnh vực BĐS”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh chia sẻ.
Thị trường BĐS du lịch, nghỉ dưỡngKhánh Hoà đang dần khởi sắc
Được sự quan tâm của Bộ Chính trị, tỉnh Khánh Hòa được ban hành nhiều chính sách về thí điểm các cơ chế đặc thù, đột phá, phân cấp mạnh mẽ về tài chính ngân sách, quy hoạch, đất đai để tạo thêm các động lực, khơi thông các nguồn lực cho địa phương phát triển.
Về quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 29.3.2023 với định hướng Vùng động lực phát triển là chuỗi đô thị Vân Phong - Nha Trang - Cam Lâm - Cam Ranh và định hình cho thành phố biển trung tâm của vùng trong tương lai; ban hành quyết định phê duyệt đồ án quy chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045; đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa tại Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 31.3.2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Đón đầu thị trường BĐS hồi phục, đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, bền vững trên tinh thần Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11.3.2023 của Chính phủ. Bên cạnh đó, Khánh Hoà cũng đã phê duyệt các quy hoạch quan trọng tạo cú hích cho BĐS tăng trưởng.
Đáng chú ý, dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo vừa được thông xe mới đây đã kết nối TP Hồ Chí Minh với Nha Trang thành tuyến cao tốc với thời gian di chuyển rút ngắn chỉ còn 4 - 5 giờ, tạo đà lớn cho sự phát triển của du lịch biển, kéo theo đó là thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng có cơ hội hồi phục.
Các nhà đầu tư tại các tỉnh phía Nam, đang ngày càng có xu hướng lựa chọn Nha Trang, Khánh Hoà là điểm đến du lịch hấp dẫn, nơi đầu tư BĐS tiềm năng, cũng như sở hữu ngôi nhà thứ hai vừa để nghỉ dưỡng, vừa kinh doanh.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng, BĐS là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngân sách lớn cho nhà nước và góp phần tạo nên diện mạo trong đô thị hoá, lối sống mới văn minh, hiện đại của đất nước là lĩnh vực được đông đảo các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân quan tâm.
Nhìn nhận vai trò quan trọng của lĩnh vực BĐS, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã không ngừng quan tâm chỉ đạo quyết liệt và ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ thị trường hồi phục, doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Bước đầu đã tạo những tín hiệu, điểm sáng đáng ghi nhận đến từ các yếu tố về phương diện pháp lý, các vướng mắc pháp lý ở các dự án đã và đang có những chuyển biến tích cực sau những chỉ đạo từ Chính phủ thông qua các các giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển; tháo gỡ các vấn đề về trái phiếu; cũng như hướng dẫn, tạo điều kiện cấp Giấy chứng nhận căn hộ Condotel…
Cùng với các giải pháp tháo gỡ từ Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương, sự chỉ đạo tích cực của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở, ngành và sự chung tay của doanh nghiệp, thị trường BĐS tỉnh Khánh Hoà đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, tuy chưa đạt như kỳ vọng nhưng đã có tín hiệu khởi sắc về sự tăng trưởng nhất định (năm 2023, phát sinh 19.951 lượng giao dịch, với tổng giá trị giao dịch là 12.396 tỷ đồng; có 11 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư (2 dự án được cấp Giấy phép xây dựng); trong quý I.2024, phát sinh 5.941 lượng giao dịch, với tổng giá trị giao dịch là 7.630 tỷ đồng...).
Khánh Hòa được kỳ vọng sẽ duy trì đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Hạ tầng giao thông chiến lược ngày càng hoàn thiện với tuyến đường bộ cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã hoàn thành và các tuyến đường bộ cao tốc khác như: Vân Phong - Nha Trang, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đang được đẩy nhanh tiến độ góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, các nghị quyết của Trung ương tạo ra nhiều đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư, phát huy mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, bền vững, là cơ hội phục hồi và phát triển của ngành du lịch, cũng như động lực để chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, tăng nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng vào thị trường của địa phương.
“Diễn đàn Khơi thông dòng chảy BĐS du lịch nghỉ dưỡng lần này là cơ hội đánh giá khách quan về toàn cảnh bức tranh thị trường BĐS cả nước nói chung và BĐS du lịch nghỉ dưỡng Khánh Hoà nói riêng; tác động của chính sách pháp luật hiện hành đến thị trường, dự báo diễn biến, xu hướng, thách thức, cơ hội để góp phần tìm ra giải pháp phát triển bền vững thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng của địa phương trong năm 2024 và các năm tiếp theo”, ông Nguyễn Tấn Tuân nhấn mạnh.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bộ TT&TT: Xây dựng Sách Trắng CNTT
- ·Thực hiện ngay biện pháp giám sát chặt chẽ Vinafood 2
- ·Thu hút khách từ thị trường Mỹ bằng xúc tiến quảng bá du lịch qua điện ảnh
- ·Bắt Giám đốc công ty vàng bạc Huỳnh Thắng vì lừa đảo hơn 35 tỷ đồng
- ·Doanh nghiệp chỉ vận chuyển hàng lên biên giới khi đã có thỏa thuận với khách mua hàng
- ·Bắt kẻ đâm trọng thương 2 mẹ con người yêu cũ, phóng hỏa đốt nhà
- ·250 doanh nghiệp tham gia nhượng quyền thương hiệu và bán lẻ
- ·Chủ nhà và bạn bị truy tố tội giết người khi chém tử vong thợ làm tôn sắt
- ·Tăng cường kiểm tra thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu
- ·Bài 2: Số hóa di sản – Tiền đề cho phát triển công nghiệp văn hóa
- ·Thuốc bảo vệ thực vật nào sẽ bị cấm sử dụng tại Việt Nam
- ·Bắt thanh niên giấu 2.000 viên ma túy 'thông chốt' kiểm tra nồng độ cồn
- ·Nhận tiền của Hậu pháo, nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt tạm giam
- ·Dựng nhiều chòi lá trên núi cao để buôn bán ma túy
- ·Thủ tướng: Phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao là một trong bốn trụ cột của Kon Tum
- ·Bảo Việt tặng học bổng cho 18 sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân
- ·Mâu thuẫn lúc chuẩn bị đá gà, hai nhóm thanh niên ẩu đả khiến 1 người chết
- ·Các sao nữ tỏa sáng tại lễ trao giải VMAs 2024
- ·Vì sao con trai 35 tuổi của cựu Chủ tịch Ngân hàng BIDV bị bắt giữ
- ·Tác giả Huỳnh Mai Liên ‘ký họa’ Hà Nội qua những vẫn thơ 'Bay qua Hồ Gươm'