【xem keo bd nha cai】Ứng dụng công nghệ thông tin trong DN vừa và nhỏ chưa thỏa đáng
Chỉ dành 0,3% doanh thu đầu tư CNTT
Ông Lê Văn Lợi, Viện trưởng Viện Tin học DN, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định, mặc dù đã nhận biết được CNTT là chìa khóa để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh nhưng các DN vẫn chưa thể đầu tư bài bản vào hoạt động này. Lý do là bởi hầu hết DN Việt Nam là DN vừa và nhỏ, nguồn tài chính được ưu tiên cho đầu tư nguyên liệu đầu vào, trả lương và vận hành bộ máy. Ông Đặng Vũ Tuấn, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có khoảng 117 nghìn DN, trong đó DN nhỏ và vừa chiếm khoảng 95%, tạo việc làm cho 65% lao động nhưng hầu hết DN trên địa bàn vẫn thờ ơ với việc ứng dụng CNTT, chưa mặn mà với vấn đề an toàn, an ninh thông tin...
Khảo sát của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội về hiện trạng ứng dụng CNTT của các DN vừa và nhỏ trên địa bàn, DN Nhà nước và công ích trực thuộc thành phố cho thấy, về hạ tầng kỹ thuật, hầu hết DN đã kết nối internet và trang bị máy tính phục vụ hoạt động. Các DN đã quan tâm sử dụng phần mềm diệt virus cho các máy trạm nhưng phần lớn chưa áp dụng các giải pháp an toàn thông tin cho hệ thống mạng, cho máy chủ và dữ liệu. Về ứng dụng phần mềm, trên 90% DN có ứng dụng website, sử dụng Microsoft Word để soạn thảo văn bản và sử dụng hệ thống thư điện tử miễn phí. Một số DN đã ứng dụng các phần mềm như: Quản lý nhân sự, Quản lý kế toán tài chính, Quản lý quan hệ khách hàng, Quản lý mua hàng, Quản lý tồn kho, Quản lý dự án..., tuy nhiên đa số các phần mềm này không được quản lý tập trung, sử dụng rời rạc trong nội bộ DN, thiếu tính tổng thể. Về nhân lực phụ trách chiến lược đầu tư, ứng dụng CNTT, theo số liệu khảo sát, phần lớn các DN có phân công 1 lãnh đạo phụ trách về CNTT nhưng chỉ có 30% DN có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về CNTT.
Đáng chú ý, hàng năm, các DN chỉ dành 0,15-0,3% doanh thu cho đầu tư ứng dụng CNTT, kinh phí đầu tư chủ yếu dành cho các thiết bị phần cứng, mạng và dịch vụ, chưa tập trung đầu tư cho ứng dụng phần mềm và cơ sở dữ liệu. Cũng chỉ có khoảng 26% DN xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm, khoảng 20% có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực CNTT và chuẩn hóa quy trình điều hành tác nghiệp theo ISO, một số ít DN có quy định đảm bảo an toàn thông tin (khoảng 7%).
Giải bài toán chi phí bằng CNTT
Theo ông Lê Văn Lợi, để đẩy mạnh hơn hiệu quả sản xuất, không còn cách nào khác là DN phải chú ý đầu tư hơn vào ứng dụng CNTT, trong khi trên thị trường hiện nay có nhiều DN cung cấp các phần mềm, giải pháp CNTT hỗ trợ cho DN. Ông Nguyễn Huy Bình, Giám đốc Kinh doanh Công ty cung cấp giải pháp Misa cho biết, Công ty đã nghiên cứu phần mềm quản trị DN hợp nhất AMIS.VN, là phần mềm đáp ứng tất cả các nghiệp vụ: Kế toán, bán hàng, nhân sự, công việc, truyền thông, tri thức, sáng kiến, chất lượng, hành chính... Chỉ riêng ứng dụng phần mềm kế toán đã giúp cho các kế toán viên của DN tiết kiệm hơn 50% thời gian để hạch toán, ghi sổ, lập báo cáo... Các kế toán trưởng thì tiết kiệm đến 75% thời gian trong việc kiểm tra chứng từ, đối chiếu sổ sách và tổng hợp báo cáo. Trực tiếp sử dụng phần mềm này vào hoạt động quản lý tài chính kế toán cho Công ty, bà Nguyễn Thị Bích Hằng, Kế toán trưởng Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường khẳng định, Phần mềm AMIS.VN có rất nhiều tính năng ưu việt. Nếu không có phần mềm này, Công ty cần đến 13 kế toán ở tại 13 cửa hàng của Nhật Cường để phục vụ quản lý các chứng từ xuất nhập hàng, quản lý các giao dịch... sau đó chuyển dữ liệu về trụ sở chính để kế toán trưởng nhập lại một lần nữa. “Việc này ngốn rất nhiều thời gian nhưng khi dùng AMIS.VN thì chỉ cần 4 kế toán mà vẫn đảm bảo được việc xử lý các giao dịch nhanh, chính xác, kịp thời” - bà Hằng nói.
Ngoài Misa, Công ty TNHH Giải pháp phần mềm CMC cũng vừa ra mắt phần mềm Quản lý hồ sơ công chứng online. Theo ông Nguyễn Kim Cương, Phó Tổng Giám đốc CMC, thực trạng ngành công chứng hiện nay tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các công chứng viên do không kiểm soát được tình trạng giao dịch của tài sản, không được ngăn chặn, cảnh báo khi các đương sự thực hiện giao dịch nhiều lần với cùng một tài sản, khó kiểm soát khi kẻ gian có hành vi lừa đảo bằng cách làm giả hợp đồng ủy quyền... Thời gian công chứng dài, gây phiền hà cho người đi công chứng do quy trình không thống nhất, dữ liệu chia sẻ chậm. Với phần mềm Quản lý hồ sơ công chứng online sử dụng công nghệ điện toán đám mây, những rủi ro và khó khăn kể trên sẽ được giải quyết triệt để.
Theo ông Lê Văn Lợi, hiện chưa có nhiều điều tra, khảo sát mang quy mô trên toàn quốc về ứng dụng CNTT trong sản xuất, kinh doanh của DN để cập nhật hiện trạng, từ đó đề xuất những giải pháp chiến lược cho vấn đề này. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho bức tranh ứng dụng CNTT trong DN chưa có nhiều mảng mầu sáng.
(责任编辑:World Cup)
- ·Rau hữu cơ
- ·Tạm giữ khẩn cấp tài xế xe khách vụ tai nạn liên hoàn 5 người chết ở Lạng Sơn
- ·Vụ tai nạn khiến 5 người chết ở Lạng Sơn: Khởi tố tài xế xe đầu kéo đỗ ven đường
- ·Vụ gửi con chữa bệnh nhận về hũ tro cốt, yêu cầu làm rõ giám định ADN
- ·Công bố tình huống khẩn cấp vụ sạt lở bờ sông Vàm Cỏ Tây
- ·Khởi tố Nguyễn Văn Nhu, kẻ phóng hỏa khiến 3 người chết ở TP.HCM
- ·Xuất bản cuốn sách Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam
- ·Bắt kẻ lừa bán siêu xe G63 đang trưng bày trong showroom ở TP.HCM
- ·Giá heo hơi hôm nay 14/5/2024: Bất ngờ thương lái 'vượt mặt' ông lớn
- ·Bắt khẩn cấp tài xế xe bồn dùng dao đâm chết người tại cây xăng
- ·Cùng Traveloka trải nghiệm 7 điểm du lịch nổi tiếng tại Phú Quốc
- ·Hoãn phiên xử bảo mẫu vô ý làm chết em bé 7 tháng tuổi ở Hà Nội
- ·Tạm dừng đưa đón khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam)
- ·Doanh nghiệp quan tâm chống hàng giả, hàng nhái chỉ đếm trên đầu ngón tay
- ·Giá vàng hôm nay 7/1: Chốt tuần, vàng SJC tăng mạnh
- ·Tử hình kẻ phóng hỏa đốt nhà khiến 2 mẹ con người tình tử vong
- ·Chấn chỉnh việc ban hành văn bản về điều kiện kinh doanh
- ·Vẻ đẹp bình yên, trong sáng của ‘Ngàn mùa hoa’
- ·VPI: Giá xăng dự báo tăng từ 2,4
- ·Phim Việt 2024: Cần gì để thoát khỏi cái bóng của phim ngoại?