【kqbd colombia primera a】Giáo viên tiểu học trình độ trung cấp sẽ không bị ra khỏi ngành
Tại hội thảo,áoviêntiểuhọctrìnhđộtrungcấpsẽkhôngbịrakhỏingàkqbd colombia primera a nhiều nội dung được đưa vào chương trình sửa đổi, bổ sung luật lần này đang nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội như nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học, lương cho giáo viên, miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở trường công lập…
Có lộ trình nâng chuẩn giáo viên
Theo ông Nguyễn Quang Long, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hà Nam, hiện tỉnh này đang có 2.858 giáo viên tiểu học, trong đó chỉ có 62 giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm. Như vậy, tỷ lệ trình độ giáo viên trên chuẩn đào tạo đã đạt 97,8%, cá biệt có những đơn vị ở cấp thành phố tỷ lệ này là trên 99%. Ông Long cho rằng, việc nâng chuẩn là hoàn toàn cần thiết và nhất định phải làm trong tương lai.
Bàn về vấn đề này, TS Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT cho rằng, đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay đang bất cập cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Việc nâng chuẩn giáo viên là điều tất yếu và bước đột phá đổi mới nhằm định hướng và tạo hành lang pháp lý phục vụ cho việc đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT nước nhà.
Theo tổng hợp của Bộ GD&ĐT, tính đến tháng 9/2017 tổng số giáo viên tiểu học có trình độ trung cấp sư phạm chiếm 12,01%, cao đẳng là 32,12%, đại học chiếm 55,50% và trình độ trên đại học là 0,29%. Như vậy, giáo viên đạt trình độ cao đẳng sư phạm trở lên đã chiếm tỷ lệ 87,9% .
Ông Hữu khẳng định, việc nâng chuẩn giáo viên tiểu học từ trình độ trung cấp lên cao đẳng là tất yếu. Tuy nhiên dù nhóm này chiếm tỷ lệ thấp, chỉ trên 10%, nhưng để họ an tâm công tác thì cần có lộ trình. Theo đó, các giáo viên có trình độ trung cấp còn thời gian công tác từ 1 – 5 năm, địa phương phối hợp với các trường thiết kế các khóa bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực. Đối với nhóm còn thời gian công tác trên 5 năm thì xây dựng lộ trình kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng chuẩn với các hình thức linh hoạt phù hợp.
Theo ông Hữu, Bộ này cũng sẽ đề xuất với Quốc hội được giao xây dựng lộ trình áp dụng hoặc đưa ra thời điểm có hiệu lực quy định với từng vùng miền, để các địa phương có thể triển khai phù hợp và có hiệu quả. “Việc nâng chuẩn sẽ động viên đội ngũ giáo viên cả nước phấn đấu không ngừng nâng cao trình độ, nhất là trong giai đoạn chuẩn bị đổi mới chương trình sách giáo khoa. Mặt khác, sẽ tạo ra bước chuẩn bị để đổi mới cả số lượng, chất lượng giáo viên”, ông Hữu nhấn mạnh.
Thông tin thêm, ông Hữu cho biết hiện cả nước có 33/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ giáo viên trên chuẩn chiếm 90%; từ 80% là 18/63 tỉnh thành; từ 70% là 9 tỉnh, thành và chỉ còn 3 tỉnh là Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang là tỷ lệ trên 60%.
Ông Hữu cũng khẳng định, việc thực hiện sẽ có lộ trình để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên. “Bộ sẽ có lộ trình và nghiên cứu kỹ khi xây dựng luật, việc nâng chuẩn sẽ không có chuyện giáo viên trình độ trung cấp sẽ phải ra khỏi ngành“, ông Hữu nói.
Đồng quan điểm, TS Trần Văn Đạt, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp cho rằng, giáo viên tiểu học là những người có ảnh hưởng lớn, đóng vai trò nền tảng, bắt đầu hình thành nhân cách cho học sinh. Với vai trò quan trọng như vậy, nâng cao trình độ đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ là cần thiết và phù hợp với xu hướng chung. Tuy nhiên, việc này cần phải hướng đến bảo đảm tính khả thi và phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Do vậy, quy định này cần được đánh giá đầy đủ, toàn diện trước khi đưa vào dự án Luật.
Đề xuất mở rộng đối tượng được miễn học phí
Liên quan đến chính sách mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đến học sinh trung học cơ sở trường công lập trong Dự thảo luật, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định đề xuất diện miễn học phí cần mở rộng hơn. “Lâu nay chúng ta vẫn hiểu học phí là khoản để duy trì hoạt động giáo dục nhưng thực tế học phí chỉ chiếm một phần rất nhỏ, khoảng 3 – 5% chi phí cho tất cả các hoạt động từ cơ sở vật chất đến chi thường xuyên, ngân sách vẫn đang hỗ trợ gần như 100%”, ông Dũng nói.
Việc miễn học phí mới chỉ trong các trường công lập, tuy nhiên tại các thành phố lớn chưa đáp ứng được hết cơ sở vật chất nên nhiều học sinh phải vào trường tư thục, do đó sẽ phải đóng hoàn toàn các chi phí, trừ trường hợp tự nguyện chọn trường chất lượng cao. Do đó, ông Dũng đề xuất nên mở rộng miễn học phí cho cả hai khu vực này để đảm bảo công bằng cho học sinh.
Ông Nguyễn Quang Long, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam cũng đồng tình với đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí, ít nhất phải đến bậc mầm non.
Phản hồi về những ý kiến trên, TS Trần Văn Đạt cho rằng, đây là một chính sách tốt với người dân, giảm chi phí cho gia đình học sinh. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ về nguồn lực bảo đảm tổ chức thi hành chính sách và có lộ trình thực hiện cụ thể. Trước mắt, chỉ nên áp dụng chính sách này đối với học sinh trung học cơ sở học trường công lập ở những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn./.
Mai Đan
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Trong 4 năm Việt Nam tăng liên tiếp 8 bậc về an toàn, an ninh mạng toàn cầu
- ·231,8 triệu cổ phiếu Habeco sẽ lên sàn Upcom
- ·Emirates ra mắt website tiếng Việt và ưu đãi giá vé
- ·Ứng khẩn cấp 500 tấn gạo cứu đói vùng lũ Quảng Bình
- ·Kỳ quan kiến trúc Shophouse tại Celadon Boulevard: Kết hợp hoàn hảo giữa thương mại và sinh thái
- ·Bán vốn Nhà nước, giá khởi điểm cao ngất ngưởng, vì đâu?
- ·Sữa đậu nành Fami Go
- ·Chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm, S&P 500 lại lập kỷ lục mới
- ·Thúc đẩy tư duy năng suất và đổi mới sáng tạo – tiếp bước tinh thần Lý Tự Trọng
- ·Phạm Bình Chương xứng đáng được tôn vinh vì tình yêu hội hoạ, Hà Nội
- ·Sửa đổi Luật đầu tư công: Toàn diện, khẩn trương, khơi thông nguồn lực cho phát triển
- ·Làm rõ trách nhiệm giải quyết khiếu nại tại cơ quan Thuế
- ·Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm
- ·Dow Jones lên mức kỷ lục mới, phố Wall ghi nhận tuần tăng thứ 3 liên tiếp
- ·Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch
- ·Những câu chuyện 'thâm cung bí sử' của vua chúa Việt
- ·[Infographics] Chín thủ tục về nông nghiệp sẽ thực hiện "một cửa"
- ·Bàn giao hệ thống TABMIS tại môi trường dự phòng cho Kho bạc Nhà nước
- ·Giá vàng trong nước ổn định quanh mốc 67 triệu đồng/lượng
- ·TP. Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai tiêm 1,1 triệu liều vắc