【lịch đá bóng la liga】Bài 2: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Tài
Trong cái dịu ngọt của tiết trời Hà Nội một sáng đầu thu,àiAnhhùnglựclượngvũtrangnhândânNguyễnTàlịch đá bóng la liga tôi tìm đến nhà riêng của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Tài tại khu tập thể Trung Tự. Sau 3 hồi chuông, cánh cổng sắt dần mở rộng, nhà cách mạng lão thành ra đón tôi.
Ở cái tuổi 80, ông không còn rảo những bước chân nhanh nhẹn như vài năm trước đây tôi có dịp gặp ông khi ông tới thăm một số đơn vị hải quan ở các cửa khẩu miền Trung. Nhưng ở con người ông, vẫn toát lên vẻ cương nghị và tràn đầy chí khí của một nhà cách mạng.
Với lực lượng Công an nhân dân, ông được xếp vào lớp “anh cả” đã gắn bó với quá trình chiến đấu và trưởng thành của ngành. Với ngành Hải quan ông là vị Tổng cục trưởng đầu tiên và đã có những đóng góp cho sự phát triển của ngành hôm nay. Với những người đồng đội, đồng chí thân yêu, ông được nhắc tới với một loạt cái tên đã gắn liền với quá trình hoạt động của Ban an ninh T4 như Tư Trọng, Ba Sáng, Tư Duy.
Sau cái bắt tay thật chặt, tôi ngồi xuống ghế cùng ông. Tôi nhìn quanh, không khí thật tĩnh lặng, như cuộc sống vốn có của hai vợ chồng già, những người gần trọn đời mình cho cách mạng, đã chịu đựng biết bao gian khổ và xa cách. Ông mời tôi uống nước, rồi không khí của những ngày đầu tham gia cách mạng, những ngày ở chiến khu Tân Trào, rồi hoạt động trong nội thành khi giặc Pháp chiếm đóng, sôi nổi hoạt động trong Ban an ninh T4 (Khu Sài Gòn-Gia Định) cho tới khi bị địch bắt cho đến khi được bộ đội ta giải thoát khỏi trại tù số 3 Bạch Đằng-Sài Gòn..., tất cả như ùa về trong ông.
-Được sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, chắc hẳn điều này đã sớm đưa ông đến với cách mạng? Tôi hỏi.
Ông chậm rãi nói: Hai người chú của tôi tham gia cách mạng và đều bị địch bắt giam tại nhà tù Sơn La và Côn Đảo, anh trai tôi cũng sớm tiếp bước truyền thống đó (năm 1947 anh tôi đã hy sinh khi đi làm nhiệm vụ). Chính vì thế, năm 1944, lúc tôi 19 tuổi, tôi đã lên Hà Nội theo học ban tú tài ở trường Tư thục Văn Lang và được giới thiệu vào Đoàn Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu. Những ngày tháng đó, hoạt động cùng anh Lê Quân (Nguyễn Diệp Cầu), Lê Tự (Dương Tự Quán)..., chúng tôi tham gia đi rải truyền đơn, dán áp phích, đi tuyên truyền về cách mạng. Tháng 3-1945 tôi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Theo sự phân công, tôi đã lên chiến khu Tân Trào và theo học trường Quân chính kháng Nhật khóa I. Ở chiến khu, tôi đã có vinh dự gặp Bác Hồ và anh Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp). Sau Cách mạng tháng Tám thành công, tôi là cán bộ Sở Công an Bắc bộ. Đây là mốc quan trọng mở đầu cho quá trình hoạt động trong ngành Công an của tôi.
Tiếp mạch suy nghĩ của mình, ông nói tiếp:
Tháng 9-1945, quân Pháp đã đánh chiếm Nam bộ và lại có mặt ở Hà Nội. Kháng chiến toàn quốc nổ ra. Tôi công tác ở Công an khi XI (Đặc khu Hà Nội) từ đầu kháng chiến đến tháng 9-1947, tôi được chỉ định tham gia Thường vụ Thành ủy và làm Trưởng ty Công an. Đến năm 1951, tôi đang giữ trọng trách Phó giám đốc Công an Đặc khu Hà Nội thì anh Trần Quốc Hoàn, Bí thư Đặc khu ủy Hà Nội (sau này là Bộ trưởng Bộ Công an) bàn với tôi tạm giao lại công việc cho lãnh đạo Công an ở căn cứ để thực hiện một nhiệm vụ mới của cấp ủy, đó là vào nội thành Hà Nội bí mật hoạt động. Những lần ra vào nội thành, nhiều lần “qua mặt” mật thám, được sự giúp đỡ của cơ sở, tôi đã chuyển những thông tin xác thực về cho Đặc khu ủy. Những báo cáo do tôi gửi về cho anh Hoàn, cộng với tình hình do hai quận ủy báo cáo đã giúp cho Đặc khu ủy có thêm sự nhìn nhận tình hình nội thành sát hơn trước. Đến năm 1952 thì Đặc khu ủy có chủ trương dứt khoát chuyển hướng hoạt động ở nội thành Hà Nội, kết hợp hoạt động bí mật bất hợp pháp với hoạt động công khai hợp pháp và nửa hợp pháp. Chủ trương mới này được thi hành cho đến thời gian có Hội nghị Genevơ.
Những năm 1960, khi đang giữ chức Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị (tức An ninh chính trị), ông Nguyễn Tài đã đề đạt nguyện vọng với Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn để vào hoạt động trực tiếp ở miền Nam. Được sự nhất trí của cấp trên, năm 1964 người con miền Bắc Nguyễn Tài đã theo tàu không số vào Nam và bắt đầu cuộc chiến đấu mới ở vùng địch chiếm.
Lần giở những miền kí ức, ông nói: việc tôi đi Nam, cấp trên cho phép tôi nói thật để mọi người trong gia đình biết, trừ trẻ nhỏ. Bố, mẹ tôi rất buồn và lo lắng, vì anh trai tôi đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, nhưng bố mẹ tôi vẫn đồng tình với việc tôi đi Nam. Cái Tết năm 1964, cả nhà vẫn sum họp ăn Tết, nhưng ai cũng thầm nghĩ đây có thể là Tết sum họp không biết đến bao giờ mới có lại. Ngày 21-3-1964, tôi đã trên tàu sắt không số, ròng rã 8 ngày trên đường Hồ Chí Minh trên biển và lần đầu tiên tôi đặt chân lên miền Nam là Rạch Gốc (Cà Mau).
Trong những năm tháng hoạt động trong vùng địch chiếm ở Sài Gòn-Gia Định, kỷ niệm được ông nhiều lần nhắc tới trong khi trò chuyện cùng tôi là Tết Mậu Thân 1968. Theo sự chỉ đạo của Khu ủy, nhiệm vụ của các chiến sĩ an ninh T4 trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy năm 1968 là phải diệt bọn ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân, nhất là bọn đầu sỏ nhằm hỗ trợ cho quần chúng nhân dân nổi dậy. Ban An ninh khu Sài Gòn-Gia Định T4 do ông làm trưởng ban, ông Sáu Dân (tức Võ Văn Kiệt) lúc đó giữ cương vị Bí thư Đặc khu Sài Gòn Gia Định.
Ông kể: Tối 29 Tết, tôi đã triệu tập các đồng chí chủ chốt của các đơn vị an ninh từ nội thành Sài Gòn về xã An Ninh (giáp bờ sông Vàm Cỏ Đông) để truyền đạt mệnh lệnh. Thay mặt lãnh đạo Ban An ninh T4, tôi chúc Tết anh em và các đơn vị. Mọi người truyền tay nhau uống mỗi người một ngụm rượu và chúc Tết lẫn nhau, bày tỏ quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong đợt. Cả đêm đó, mọi người đều không ngủ được, chỉ mong trời sáng để kịp trở về đơn vị của mình ở nội thành.
Ngoài việc diệt ác ở nhiều khu vực trong thành phố, cảnh cáo những tên tay sai chưa có nợ máu với nhân dân, Tiểu đội vũ trang của An ninh T4 làm nhiệm vụ dẫn đường cho một tiểu đoàn chủ lực của ta có nhiệm vụ từ phía Nam Sài Gòn đánh vào Tổng nha Cảnh sát, trên đường hành quân gặp phải sự kháng cự của địch, gần hết tiểu đội đã anh dũng hy sinh, một số đồng chí bị thương nặng đã bị địch bắt làm tù binh. Một đơn vị an ninh vũ trang khác làm nhiệm vụ bảo vệ Ban chỉ huy Tiền phương 2 phía Nam Sài Gòn cũng chiến đấu rất dũng cảm để bảo vệ an toàn cho ban chỉ huy...
Sau đợt 1 của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, theo chỉ đạo của cấp trên, lực lượng An ninh T4 do ông trực tiếp chỉ huy, bước vào thời kỳ hoạt động mạnh. Các chiến sĩ an ninh T4 đã dũng cảm mưu trí lập nhiều chiến công gây tiếng vang lớn trong thành phố như dùng lựu đạn nổ và lựu đạn cháy tấn công xe ô tô chở tên Thiếu tướng Kiểm, Tham mưu trưởng Biệt bộ Phủ Tổng thống ngụy quyền; vụ tấn công xe hơi có hộ tống của Thủ tướng ngụy Trần Văn Hương ở ngay trong khu vực mà địch coi là an toàn nhất; vụ nổ mìn ngay cổng ra vào Tổng nha Cảnh sát vào lúc tan giờ làm việc; vụ nổ mìn ở rạp Quốc Thanh là nơi bọn cảnh sát và mật vụ ngụy tụ tập chơi bời... Hoạt động điệp báo trong thời kỳ này đã thu được nhiều tin tức quan trọng, và có một số cơ sở có tác dụng tốt cho đến tận 30-4-1975.
Ngày 23-12-1970, khi trên đường đi họp Thường vụ Thành ủy Sài Gòn, ông Nguyễn Tài cùng hai đồng chí của mình đã bị địch bắt trên sông Cửu Long, thuộc địa bàn tỉnh Bến Tre. Từ đây, bọn địch đã đưa ông qua Cần Thơ, Bình Đức và cuối cùng chúng giam giữ ông tại trại tù số 3 Bạch Đằng của Trung ương tình báo Ngụy.
Tính từ ngày bị bắt cho tới khi được quân giải phóng giải thoát, ông Nguyễn Tài đã chịu đựng 4 năm, 4 tháng, 10 ngày tù biệt giam.
Trong suốt thời gian này, người chiến sỹ Nguyễn Tài đã một mình “đối mặt với CIA” và vượt qua những đòn tra tấn hỏi cung mà ông gọi là “trò chơi của bầy quỷ dữ”. Trong cuốn hồi ký Ngọn lửa, ông đã nhắc lại những đòn tra tấn dã man của địch như chúng trói hai tay ra sau lưng rồi buộc treo lơ lửng, đánh bằng dùi cui và bằng điện hay bắt ông nằm ngửa trên một cái ghế dài, đầu thấp hơn chân, lấy nẹp gỗ đóng đinh vào ghế, để giữ đầu nguyên một chỗ rồi chúng cho nước nhỏ vào đúng tinh mũi. Giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác nên sau dần mỗi giọt nước “như một nhát búa”. Có lần bọn địch dùng cái thước kẻ kẹp ngón tay, đau buốt thấu xương. Có lúc chúng bỏ đói cho tới tận 6 ngày, cấm uống nước 3 ngày. Một đòn tra tấn khiến ông nhớ mãi là bắt ông ngồi trên ghế đẩu, không ăn uống, thức suốt 10 ngày đêm liền... Nhưng chúng đã không lay chuyển nổi khí tiết của người cách mạng trong ông, chúng đã không khai thác được bí mật nào mà ông biết, kể cả cơ sở.
Khi bị địch bắt, ông Nguyễn Tài mang “bình phong” Nguyễn Văn Lắm theo giấy căn cước do địch cấp và ông khai là dân di cư vào Nam năm 1954. Nhưng do khi đó địch phát hiện giấy đi đường của ông có thể làm giả nên ông đã chủ động lái hướng điều tra của chúng khỏi hẳn mảng Định Thủy-Mỏ Cày (Bến Tre), nơi có cả mảng giao liên vận tải của ta ở đó và nhận mình mới vào Nam được một tháng, bằng tàu, vùng Bình Đại với tên là Nguyễn Văn Hợp, đại úy dân quân.
Ông kể lại: Lúc đó chúng đã phần nào tin vào những gì tôi khai nếu như không bị sơ hở của ta ở bên ngoài khiến tôi bị lộ. Chuyện là sau khi tôi bị bắt, anh Ba Tâm - Phó ban An ninh T4-gửi thư cho Hai T- là cán bộ điệp báo ở trong nội thành Sài Gòn-với nhiệm vụ tìm Nguyễn Văn Lắm, bị bắt trên sông Cửu Long ngày 23-12-1970, hiện đang bị giam để lo tiền chuộc. Khi địch bắt được Hai T, chúng khám nhà và phát hiện được bức thư nói trên của Ba Tâm mà Hai T chưa kịp hủy. Từ manh mối này, địch đã dần phán đoán được vị trí của tôi ở trong tổ chức. Chúng đã đưa ảnh tôi đi điều tra tại tất cả các trại giam có cán bộ an ninh của ta và lần ra manh mối tôi là Tư Trọng (bí danh của tôi). Thời gian này, địch đã bắt giữ một số đồng chí của ta và trong số này đã có một số kẻ phản bội. Những lần đối chất, những kẻ phản bội khẳng định tôi là Tư Trọng nhưng tôi vẫn khẳng định mình là Nguyễn Văn Hợp. 6 tháng duy trì “trò chơi” như vậy, cuối cùng khi chúng so tự dạng, tôi mới nhận mình là Đại tá Tư Trọng...
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, theo Hiệp định thì những người chống Mỹ cứu nước, đang bị Mỹ ngụy bắt giam giữ đều phải được trao trả cho Chính phủ Việt Nam DCCH hoặc Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Nhưng do phía Mỹ ngụy vi phạm Hiệp định Paris nên rất nhiều người của phía ta vẫn bị chúng giam giữ. Từ tháng 2-1973 đến 30-4-1975, ông Nguyễn Tài đã phải trải qua ba cái Tết mà ông gọi là “Tết tù dư”, cho tới tận quá 12 giờ 30 giờ Sài Gòn ngày 30-4-1975, khi quân giải phóng tấn công vào giải phóng Sài Gòn thì ông mới được giải thoát.
Sau này mới ra tù tôi mới được biết- ông nhớ lại- hồi tháng 11-1971, được phép của tổ chức Đảng cấp trên, anh Trần Bạch Đằng nhân danh Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ký một bức thư, giao cho một Trung sỹ Mỹ được ta phóng thích mang về Sài Gòn, đặt vấn đề với phía Mỹ để trao đổi tôi với một sĩ quan tình báo Mỹ, trước khi đôi bên có ký kết ở Paris. Anh Trần Quốc Hoàn có giải thích cho tôi ý định của lãnh đạo lúc đó biết là việc trao đổi tù binh trước khi ký kết ở Paris khó có thể tiến hành một cách suôn sẻ nhưng cốt để làm cho Mỹ ngụy không thể giết chết tôi. Anh Trần Quốc Hoàn cho tôi hay, bọn nhân viên tình báo ngụy ra trình diện có khai rằng ngày 26-4-1975, Nguyễn Khắc Bình là người đứng đầu ngành cảnh sát, kiêm đứng đầu cơ quan tình báo Trung ương Ngụy quyền Sài Gòn đã ra lệnh thủ tiêu tôi. Nhưng vì thấy quân ta đã đến sát thành phố, nên bọn tay chân bên dưới không dám thi hành, sợ mang thêm tội với cách mạng.
Tháng 7-1975, ông Nguyễn Tài trở về miền Bắc sau 11 năm xa cách, trong đó có 5 năm gia đình không có thông tin về ông, có lúc tưởng ông đã hy sinh. Khi ông đi vào Nam, con gái đầu lòng 10 tuổi, khi ông trở về, con gái ông đã 21 tuổi.
Chia tay vợ chồng Anh hùng LLVT Nguyễn Tài, cổ tôi nghèn nghẹn khi được nghe và biết về cuộc đời hoạt động cách mạng của ông. Sát ngay cạnh nhà ông là một nhà trẻ, tiếng trẻ em nô đùa vang vọng, tôi thấu hiểu giá trị của “Độc lập-Tự do” mà thế hệ những người như ông đã gian khổ đấu tranh giành được. Bất giác nhớ tới hai câu thơ của ông, hai câu thơ như lời thề, lời tổng kết của một đời người đã dành trọn cho cách mạng: Đường đời, Cách mạng dầu gian khổ/Lý tưởng, Tâm tình vẫn sắt son...
ANH HÙNG LLVT NGUYỄN TÀItên thật là Nguyễn Tài Đông, sinh ngày 11-12-1926, quê quán xã Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Cha ông là nhà văn Nguyễn Công Hoan, một cây bút văn xuôi đã có nhiều đóng góp to lớn cho văn học nước nhà. Ông đã từng giữ các chức vụ: Trưởng Văn phòng Công an Khu XI; Ủy viên thường vụ Thành ủy, Trưởng ty Công an Hà Nội; Ủy viên Đặc Khu ủy; Phó giám đốc, quyền Giám đốc Công an Đặc khu Hà Nội; Ủy viên Đảng Đoàn Bộ Công an;Phó Văn phòng Bộ Công an; Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị, Bộ Công an; Ủy viên Ban An ninh Trung ương cục miền Nam (R); Trưởng ban An ninh Sài Gòn-Gia Định, Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an); Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Nhà nước; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (1985 - 1989); Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa VIII và nghỉ hưu từ năm 1992 đến nay. Năm 2002, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng VTND. |
Năm 1977, Frank Snepp-nguyên phụ trách phân tích chiến lược của CIA ở Việt Nam đã xuất bản ở Mỹ cuốn hồi ký Decent Interval. Trong đó có một chương nhan đề "In good faith" (Nói thật tình) có đoạn: “Với sự giúp đỡ của Mỹ, người Nam Việt Nam đã lập cho y (Nguyễn Tài-PV) một xà lim riêng và phòng hỏi cung (số 3 Bạch Đằng -PV), cả hai đều quét màu trắng và hoàn toàn trống trải, trừ một chiếc bàn, một chiếc ghế, một lỗ để đi tiểu; và những máy thu của truyền hình, những micro bí mật để theo dõi mọi cử chỉ mọi lúc thức ngủ của y. Các nhân viên canh gác đã sớm phát hiện một chỗ rạn nứt về mặt tâm sinh lý trong người y. Giống như nhiều người Việt Nam, y cảm thấy các mạch máu bị co lại khi bị phơi ra lạnh. Vì thế chỗ ở của y và phòng hỏi cung được lắp máy điều hòa nhiệt độ có công suất cao và bị giữ lạnh hoàn toàn. Những người hỏi cung Nam Việt Nam đã phải làm việc 8 tháng, từ sau khi y bị bắt, hòng bắt y khai những bí mật. Nhưng họ đã thất bại. Y đã nói với một trong những người tra tấn y: “Tao sẽ bắn gục mày ngoài đường phố nếu tao thoát”... ...Y nhỏ người, nhưng thể lực vững, mỗi ngày tập thể dục hàng giờ trong xà lim 30 bộ vuông. Chỉ có trên nét mặt là thể hiện sự tàn phá của việc bị biệt giam lâu ngày-một khuôn mặt hốc hác xanh xao vì thiếu ánh sáng mặt trời, râu rậm hơn phần đông người Việt Nam vì mỗi tuần chỉ được phép nhổ râu hai lần. Tự mình có kỷ luật rất cao, Tài tự động thức dậy hàng ngày vào 6 giờ sáng, tập thể dục, đọc nửa tiếng đồng hồ sách Pháp hoặc tiếng Việt mà những người gác cung cấp cho y, rồi chờ ăn sáng. Sau đó y lại lặp lại nếp sống thường lệ suốt ngày cho đến khi đi ngủ, cũng tự động vào 10 giờ tối mà chưa hề bao giờ thấy mặt trời mọc và lặn”. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- ·Con trẻ phải điều trị sang chấn tâm lý vì chứng kiến cha mẹ cãi vã thường xuyên
- ·Gương mặt quái dị vì khối u xơ thần kinh to như chiếc đầu thứ 2
- ·6 nguyên tắc giúp nguồn sữa mẹ luôn dồi dào cho bé bú
- ·1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- ·Chế độ ăn kiểu Nhật ngừa gan nhiễm mỡ không do rượu
- ·Chăm sóc răng miệng phòng dịch bệnh khi du lịch
- ·Gương mặt quái dị vì khối u xơ thần kinh to như chiếc đầu thứ 2
- ·Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- ·Xử phạt bác sĩ của phòng khám bị phản ánh 'vẽ bệnh, moi tiền'
- ·Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
- ·Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng để EVN xây cảng trung chuyển than ĐBSCL
- ·Người trẻ ‘sống healthy’ từ những điều đơn giản nhất
- ·Táo bón kéo dài đi khám phát hiện ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Đi khám vì khó thở, người đàn ông phát hiện mắc 2 loại ung thư
- ·Thai phụ trong vụ cây đổ trước cổng trường ở TP.HCM bị vỡ gan, gãy xương
- ·Gần 10 trẻ vào cấp cứu vì hóc xương lợn, đầu bút bi
- ·Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- ·Q&A: Khoai lang và khoai tây loại nào tốt cho sức khỏe hơn?