【tucuman】Doanh nghiệp “chần chừ” gì khi thực hiện các dự án PPP?
Dự án PPP phải có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên | |
Thủ tướng quyết định dự án PPP được bảo lãnh doanh thu | |
Nghiên cứu phản ánh về cơ chế đầu tư PPP |
PPP là một giải pháp hiệu quả để thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng. Ảnh: ST. |
Giải pháp nào cho tranh chấp trong PPP?
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh do đó nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục cần nhiều nguồn lực trong thời gian tới và PPP được đánh giá là nguồn thu hút vốn đầu tư từ xã hội vào phát triển cơ sở hạ tầng.
Cũng theo ông Hoàng Quang Phòng, thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư theo mô hình PPP đã được áp dụng tại Việt Nam và đã khẳng định được đây là một giải pháp hiệu quả để thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân. Theo số liệu từ Chính phủ khi tổng kết về tình hình thực hiện dự án PPP, tính đến thời điểm tháng 1/2019 đã có 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng (trong đó, 140 dự án BOT, 188 dự án BT và 8 dự án khác).
Chính vì vậy, việc thực hiện các hợp đồng theo loại hình PPP này trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã đưa ra những tiêu chuẩn ứng xử với nhà đầu tư nước ngoài mang tính bảo vệ rất cao, việc bảo đảm một cơ chế hiệu quả và công bằng để giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với Nhà nước Việt Nam là một yếu tố hết sức quan trọng để khẳng định uy tín với nhà đầu tư. Không chỉ thúc đẩy thu hút đầu tư, cơ chế này còn là một trong những biện pháp then chốt để phòng, chống tham nhũng. “Trong đó, cần ưu tiên xử lý tranh chấp PPP bằng hình thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại. Đây là lựa chọn hiệu quả, giảm khả năng các tranh chấp PPP bị đẩy thành các vụ kiện về đầu tư theo các hiệp định bảo hộ đầu tư (BITs) hoặc các Hiệp định thương mại mới (FTA)”, ông Phòng nhận định.
Tách bạch vai trò quản lý và đầu tư của Nhà nước
Tuy nhiên theo đánh giá thì phía doanh nghiệp đang phải gánh nhiều rủi ro hơn khi tham gia thực hiện các dự án PPP, bởi việc triển khai dự án PPP thường có thời gian rất lớn nên các doanh nghiệp không thể tránh khỏi được các rủi ro, đặc biệt là rủi ro về mặt chính sách.
Nhận định về vấn đề này, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả cho biết, doanh nghiệp tư nhân tham gia vào dự án PPP đang đối mặt với quá nhiều khó khăn và rủi ro. Trong đó, có việc không tách bạch rõ vai trò của khu vực nhà nước trong dự án PPP, chính vì vậy cần tách bạch chức năng quản lý và chức năng đầu tư của Nhà nước trong luật để tạo ra cơ chế rõ ràng cho các dự án PPP được triển khai thuận lợi. Ông Hoàng đề xuất cần có một cơ quan thẩm định độc lập để tránh tình trạng nhà nước can thiệp quá mức vào dự án PPP, tạo khoảng không cho doanh nghiệp hoạt động.
Còn theo ông Phan Xuân Dương, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3, việc xây dựng Luật PPP là cơ hội tốt thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, giải quyết các vấn đề vướng mắc, nhưng nếu không xem xét tính phù hợp với thông lệ quốc tế thì sau vài năm hiệu quả thu hút đầu tư PPP sẽ không được như mong đợi. Đồng thời, đối với việc đưa ra mẫu hợp đồng, nên đưa nguyên tắc xây dựng nội dung hợp đồng dự án ngay từ đầu. Hợp đồng bao gồm quan điểm của cơ quan nhà nước với nhà đầu tư, cấu trúc dự án làm sao tận dụng ưu thế công và tư, có nguyên tắc phát huy đổi mới sáng tạo của tư nhân. Đặc biệt, cần đưa được cơ chế chia sẻ rủi ro vào mới có thể thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng, chất lượng.
Ngoài những khó khăn trên, một số doanh nghiệp nước ngoài còn cho rằng việc bảo lãnh ngoại tệ cũng là một trong những vấn đề khiến các doanh nghiệp nước ngoài chưa mặn mà.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đáp án môn Toán mã đề 117 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Hải quan Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình tạo thuận lợi thương mại
- ·Sáng tạo và bền vững, tầm nhìn mới về phát triển đô thị Việt Nam
- ·Cá hồi nhập khẩu tăng giá kỷ lục, cua nâu Nauy giá siêu rẻ
- ·Cải thiện chất lượng nước nhiễm dầu bằng chế phẩm vi sinh tạo màng sinh học
- ·Việt Nam sẽ trở thành thị trường điện gió lớn nhất khu vực
- ·Đêm tiệc sang trọng kỷ niệm 1 năm thành lập Venus’Secret
- ·Đề nghị gỡ tên miền không chính thống liên quan đến ngành Hải quan
- ·Chó có thể trở thành nguồn lây nhiễm tiếp theo của đại dịch cúm chết người
- ·Triển lãm công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ lần thứ 16 sẽ diễn ra tại Hà Nội
- ·Bổ nhiệm ông Bùi Thế Duy giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
- ·Giảm gần 70.000 container hàng tạm nhập tái xuất qua cảng Hải Phòng
- ·Hải quan cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- ·TP. Hồ Chí Minh: Giải quyết hoàn thuế hơn 2,7 nghìn tỷ đồng
- ·Nhiều đột phá hỗ trợ doanh nghiệp tham gia cơ chế một cửa quốc gia
- ·Hơn 2,2 triệu tỷ cho vay bất động sản, Ngân hàng Nhà nước chỉ rõ 1 điều rủi ro
- ·Tổng cục Hải quan thông tin việc công bố số liệu xuất nhập khẩu năm 2021
- ·Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng gần 28% so với cùng kỳ
- ·8 việc nhà báo không được làm trên mạng xã hội
- ·PC Hà Nam: Tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng sử dụng điện