【tigres – chivas】Hải quan Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình tạo thuận lợi thương mại
Hải quan thực hiện hiệu quả các cam kết WTO
TheảiquanViệtNamđónggóptíchcựcvàotiếntrìnhtạothuậnlợithươngmạtigres – chivaso Tổng cục Hải quan, tại phiên họp quốc tế (diễn ra trực tuyến tại Hà Nội mới đây) với phát biểu của hơn 40 thành viên của WTO, liên quan đến chính sách thương mại của Việt Nam từ 2013 đến 2019 cho thấy nhiều quốc gia đánh giá rất cao sự tích cực của Hải quan Việt Nam trong việc thực hiện chủ trương tạo thuận lợi thương mại; trong đó, nổi bật có 2 thành viên đến từ Hoa Kỳ và Hồng Kông.
Cụ thể, đại diện của Phái đoàn thường trực của Hoa Kỳ tại WTO phát biểu nhấn mạnh việc Hải quan Việt Nam đã thực hiện hiệu quả các cam kết tại Hiệp định TFA của WTO, ghi nhận những nỗ lực gần đây của cơ quan hải quan trong việc ban hành một số biện pháp chống gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp.
Ngoài ra, đại diện phía Hoa Kỳ đề cập đến việc hợp tác của Hải quan Việt Nam với Liên minh Tạo thuận lợi thương mại toàn cầu trong xây dựng hệ thống bảo lãnh thông quan, nếu được triển khai Việt Nam sẽ là nước đầu tiên của châu Á áp dụng hệ thống tiên tiến này.
Trong nội dung phát biểu, Hoa Kỳ cũng đề nghị Việt Nam xem xét tham gia việc ủng hộ giải phóng hàng hóa toàn cầu hiệu quả và kịp thời thông qua đẩy nhanh thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO.
Liên quan đến tạo thuận lợi thương mại, đại diện Phái đoàn Hồng Kông cũng ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong áp dụng quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan phù hợp với chuẩn mực quốc tế, áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, mở rộng áp dụng công nghệ thông tin và trang bị các thiết bị hiện đại trong hoạt động quản lý hải quan.
Ngoài ra, đại diện Phái đoàn Hông Kông cũng ghi nhận thành quả của Hải quan Việt Nam về việc áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại trong tình hình Covid-19; trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin trong thông quan hàng hóa, nhanh chóng giải phóng hàng, giảm kiểm tra thực tế hàng hóa và đơn giản hóa thủ tục hải quan.
Tạo thuận lợi thương mại vẫn đảm bảo chống gian lận C/O
Trên tinh thần phát biểu của các thành viên quốc tế, Trưởng đoàn Việt Nam đã có bài phát biểu làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến lĩnh vực hải quan, nổi bật là tạo thuận lợi thương mại và chống gian lận C/O và chuyển tải bất hợp pháp.
Về tạo thuận lợi thương mại, đặc biệt là việc thực hiện Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại của WTO, với sự giúp đỡ của các đối tác, Hải quan Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó có việc áp dụng cơ chế hải quan điện tử, quản lý rủi ro, và chế độ doanh nghiệp ưu tiên. Ngoài ra, đối với việc thực hiện nghĩa vụ thông báo trong Hiệp định về Trị giá hải quan, Việt Nam cũng đã thông báo cập nhật các quy định của Việt Nam liên quan đến xác định trị giá hải quan.
Cùng với những nỗ lực tạo thuận lợi thương mại, Việt Nam cũng đã thực hiện một loạt các biện pháp chống gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp. Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án về “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” và Nghị quyết 119/NQ-CP về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.
Theo đó, Tổng cục Hải quan đã và đang tăng cường áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu trước, trong và sau thông quan, yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố áp dụng đồng bộ, chặt chẽ các biện pháp nghiệp vụ hải quan từ khâu làm thủ tục hải quan cho đến các biện pháp nghiệp vụ khác như quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan…
Với những nỗ lực và biện pháp cụ thể nêu trên, chỉ riêng trong năm 2020, Tổng cục Hải quan đã kiểm tra hơn 100 doanh nghiệp có nghi vấn và đã phát hiện 45 vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng xuất khẩu; phối hợp với Bộ Công an điều tra 1 vụ việc có dấu hiệu làm giả giấy chứng nhận C/O; đã thực hiện tịch thu 3.590 xe đạp nguyên chiếc, hơn 4.000 bộ linh kiện xe đạp và hơn 12 nghìn bộ linh, phụ kiện lắp ráp tủ bếp là tang vật vi phạm.
Sự chủ động tích cực trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành trong nước và các cơ quan hải quan và tổ chức quốc tế đã góp phần đảm bảo môi trường thương mại công bằng./.
Ngọc Linh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Nỗi lo dịch sốt xuất huyết “trở lại”
- ·Do tính chất rất đặc thù, cần xây dựng luật riêng về hộ kinh doanh
- ·Động thổ xây dựng đường cao tốc Bắc Giang
- ·Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- ·Nga chuyển "thông điệp đặc biệt" về cuộc xung đột Syria cho Iran
- ·Kỳ thi THPT Quốc gia: Đề thi Toán khó đạt điểm tuyệt đối
- ·Bốn bộ họp sơ kết tình hình kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm
- ·Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 57 phát hành ngày 12/5/2020
- ·Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- ·Bầu cử Mỹ: Ông Trump và bà Clinton tiếp tục dẫn đầu
- ·Phó Thủ tướng thị sát kỳ thi THPT quốc gia ở Hà Nội
- ·Cuộc khủng hoảng chính trị tại Brazil tiếp tục gay gắt
- ·Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
- ·Tăng trách nhiệm người đứng đầu trong cải cách thủ tục hành chính
- ·Nước chảy như thác ở Cù Lao Chàm, ĐT611 ngập sâu chia cắt 2 huyện ở Quảng Nam
- ·Thêm một ca Covid
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·24 ca mắc Covid