【kqbd cremonese】Nỗi lo dịch sốt xuất huyết “trở lại”
Việc phun thuốc muỗi để phòng chống dịch sốt xuất huyết là biện pháp cần thiết khi hè tới. Ảnh: ST |
Cao điểm mùa hè
Cũng như nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác,ỗilodịchsốtxuấthuyếttrởlạkqbd cremonese sốt xuất huyết một khi bùng phát hậu quả sẽ rất nặng nề, số người mắc lớn, số tử vong cũng tăng cao. Cụ thể, năm 2017, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương từng rơi vào cảnh “vỡ trận” khi dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh. Và trong năm 2019, cả nước ghi nhận hơn 105 nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 10 trường hợp tử vong.
Còn thời điểm hiện tại, từ đầu năm đến nay ngành Y tế ghi nhận 6.478 ca sốt xuất huyết. Dịch đang có dấu hiệu phức tạp tại TPHCM. Cụ thể, tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM đã ghi nhận 6 ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết mới phát sinh ở 7 phường, xã thuộc 4/24 quận, huyện, tăng thêm 2 ổ dịch mới so với tuần 17 với tổng số 65 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễn, ông Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, về đặc điểm dịch tễ, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nên bệnh sốt xuất huyết đã thay đổi nhiều so với trước đây.
Theo đó, nếu như trước đây, bệnh chủ yếu xuất hiện ở các khu vực có mùa mưa kéo dài, nhiệt độ cao, thì nay bệnh đã xuất hiện khắp cả nước, xuất hiện quanh năm. Bên cạnh đó, trước đây, số ca mắc chủ yếu là trẻ em, thì hiện cả trẻ em và người lớn đều mắc.
Cũng theo chuyên gia này, bài học dịch sốt xuất huyết năm 2019 cho thấy, tỷ lệ người già và phụ nữ có thai mắc nhiều hơn. Hầu hết người dân tìm đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khi bệnh nhân có biểu hiện nặng như sốc, chảy máu nặng, tổn thương nội tạng...
Đặc biệt, ông Kính cảnh báo, với những bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai, tình trạng tiểu cầu hạ có thể dẫn đến đẻ non và gây ra các biến chứng chảy máu khó cầm, nhau bong non, tiền sản giật... dễ gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi.
“Thống kê nhưng trường hợp tử vong thời gian qua, phần lớn là do bệnh nhân chủ quan, đến viện muộn. Hơn nữa, bệnh sốt xuất huyết xuất hiện ở những người đã có sẵn bệnh như tiểu đường, bệnh tuyến giáp... hay phụ nữ có thai thường khá nặng, đòi hỏi phải xử lý đặc biệt, điều trị sớm”, ông Nguyễn Văn Kính cho biết thêm.
Còn nhớ, năm 2019, khi dịch sốt xuất huyết bùng phát, tình trạng quá tải đã diễn ra ở các bệnh viện, cơ sở y tế khiến cho bệnh nhân không đủ chỗ, bệnh nhân phải nằm ghép hai, ba người một giường, hoặc nằm giường xếp ở gầm cầu thang, hành lang khiến tình trạng lây chéo diễn ra nhiều hơn, dịch bệnh càng thêm khó kiểm soát.
Nhiều sai lầm trong điều trị sốt xuất huyết
Thực tế thời gian qua cho thấy đã có rất nhiều ca mắc sốt xuất huyết virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Nếu một người đã nhiễm với chủng virus này thì vẫn có thể bị mắc lại chủng virus khác và thậm chí lần mắc sau còn nặng hơn lần trước.
Bác sỹ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện nhiều người bệnh mắc sốt xuất huyết, qua điều trị đã giảm sốt hoặc hết sốt thì lập tức dừng điều trị vì nghĩ giảm sốt là hết bệnh. Tuy nhiên, thường trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sốt xuất huyết sẽ sốt cao, từ ngày thứ tư trở đi thì giảm sốt, tuy nhiên đây lại là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh vì giai đoạn này người bệnh có thể có những biến chứng nặng.
Một sai lầm trong điều trị mà nhiều người mắc phải theo chuyên gia này là người bệnh khi bị sốt xuất huyết tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc giảm đau về uống, phổ biến nhất là uống 2 loại thuốc Aspirin và ibuprofen. Thực tế, 2 loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh sốt xuất huyết trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.
“Do đó, khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà. Đặc biệt, không được tự mua thuốc về điều trị bởi khi bệnh trở nặng mới vào bệnh viện, thì việc điều trị sẽ phức tạp, khó khăn hơn rất nhiều lần”, bác sỹ Đỗ Duy Cường nhấn mạnh.
Về phía cơ quan quản lý, theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, bên cạnh việc phòng chống Covid-19, thời điểm hiện tại các quận, huyện phải chuẩn bị công tác phòng ngừa và phun phòng dịch sốt xuất huyết khi mùa hè tới.
“Tuyên truyền để người dân không đựng, chứa nước tù trong nhà để phát sinh mầm bệnh sốt xuất huyết; các quận, huyện, thị xã tổ chức vệ sinh môi trường, phun khử khuẩn phòng chống sốt xuất huyết. "Phấn đấu không để dịch chồng dịch thời điểm hiện tại vì dịch Covid-19 vẫn chưa hết lo", Chủ tịch UBND TP yêu cầu.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·PGS. TS Phạm Thế Anh: Cần bình đẳng giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước
- ·Thanh tra, kiểm tra 150 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết
- ·Phú Yên: 550 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử
- ·Bổ nhiệm Hải đội trưởng Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Trung
- ·Gà mái không đầu, không chân siêu rẻ 40.000 đồng có an toàn?
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia
- ·Hà Nội: Sẽ cưỡng chế với trường hợp nợ thuế trên 5 triệu đồng
- ·TP. Hồ Chí Minh: Đối thoại về thuế với hơn 280 doanh nghiệp
- ·Hà Nội với mục tiêu 1000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào năm 2025
- ·Hình ảnh Hải quan Hải Phòng đo thân nhiệt tại điểm làm thủ tục
- ·Khởi tố nhóm đạo chích cuỗm gần 300kg sắt dự án đường cao tốc
- ·Khánh Hòa: Thu thuế ngoài quốc doanh nhiều khó khăn, thách thức
- ·Cụ bà U80 ở Hà Nội buôn đất lãi bạc tỷ
- ·Tỷ giá USD, Euro ngày 8/12: USD tăng giá mạnh
- ·Standard Chartered nâng vốn lên 300 triệu đô la Mỹ, củng cố cam kết với thị trường Việt Nam
- ·Tổng cục Hải quan: Chính thức triển khai chương trình doanh nghiệp nhờ thu thuế
- ·Thủ tướng Lào: TTXVN cần tiếp tục hỗ trợ KPL phát triển trong kỷ nguyên số
- ·Cục Hải quan Khánh Hòa thu đạt gần 83% chỉ tiêu phấn đấu
- ·Tỉ lệ tiêm vaccine của Việt Nam hiện nay ra sao?
- ·Vingroup trở thành doanh nghiệp lớn thứ 5 Việt Nam