【ngoại hạng anh đêm qua】Trên 150 doanh nghiệp Nhật Bản tham dự hội nghị đối thoại với Tổng cục Hải quan
Đại diện cơ quan Hải quan giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp. Ảnh: T.H |
Nâng cao năng lực thực thi pháp luật
Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của một số đơn vị Hải quan phía Nam và một số đầu cầu Hải quan phía Bắc.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Bắc Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan- Tổng cục Hải quan cho biết, trong thời gian qua, ngành Hải quan luôn quan tâm và chú trọng đến công tác phát triển quan hệ đối tác hải quan- doanh nghiệp. Việc tổ chức hội nghị đối thoại là hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện chủ trương của Ngành và cam kết của cơ quan Hải quan là luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tăng cường sự hiểu biết, đồng thuận giữa cơ quan Hải quan với cộng đồng doanh nghiệp.
Hội nghị là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp trao đổi, thảo luận trực tiếp cùng cơ quan Hải quan nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực thi pháp luật và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về hải quan; qua đó góp phần năng cao năng lực quản lý và thực thi pháp luật của mỗi bên.
Hội nghị đối thoại lần này được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với hơn 170 đại biểu đại diện cho hơn 150 doanh nghiệp Nhật Bản trên địa bàn khu vực phía Nam tham gia.
Tại hội nghị, cơ quan Hải quan đã dành nhiều thời gian giới thiệu, hướng dẫn sẽ thông tin về một số quy định chính sách, pháp luật hải quan mới ban hành trong năm 2023. Qua đó nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản trên địa bàn quản lý.
Trong phần giới thiệu những điểm mới của Thông tư 33/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính, bà Lê Nguyễn Việt Hà, Trưởng Phòng Giám sát, quản lý xuất xứ hàng hóa và Sở hữu trí tuệ thuộc Cục Giám sát quản lý về hải quan - Tổng cục Hải quan cho rằng, Thông tư này khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện những quy định trước đó, như: việc khai và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ; nộp bổ sung C/O sau khi hàng hoá đã thông quan; nộp C/O đối với trường hợp hàng hoá thay đổi đích sử dụng; quy định liên quan đến thời điểm nộp C/O; trừ lùi C/O cho hàng hóa gửi kho ngoại quan...
Cùng với đó, Thông tư hướng dẫn việc kiểm tra xuất xứ tại các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP,...). Đặc biệt, cơ quan quản lý áp dụng các phương thức quản lý mới phù hợp với xu hướng tạo thuận lợi thương mại, sử dụng chứng từ điện tử thay thế cho chứng từ giấy, bảo lãnh cho hàng hóa nợ, thay đổi hình thức nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Đông đảo doanh nghiệp tham dự hội nghị đối thoại |
Theo bà Lê Nguyễn Việt Hà, Thông tư 33/2023/TT-BTC có một số quy định mới rất quan trọng. Về áp dụng bảo lãnh thuế đối với các trường hợp chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ và xác minh xuất xứ hàng hóa.
Trên thực tế, đối với các trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì doanh nghiệp phải tính thuế theo mức thuế suất xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi -MFN (đối với trường hợp áp dụng ưu đãi thuế quan) hoặc mức thuế suất phòng vệ thương mại cao nhất (đối với hàng hóa thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng) để được thông quan hàng hoá và phải khai sửa đổi, bổ sung sau khi có chứng từ chứng nhận xuất xứ và thực hiện các thủ tục hoàn thuế. Điều này cũng làm chậm quay vòng vốn của doanh nghiệp, lãng phí nguồn nhân lực của cả cơ quan quản lý (hải quan, thuế) và doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục khai bổ sung, hoàn thuế.
Do vậy, đế tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và giảm thiểu thủ tục hành chính liên quan đến hồ sơ hoàn thuế, tại Điều 12 Thông tư 33 đã bổ sung hướng dẫn về việc cho phép áp dụng bảo lãnh thuế trong từng trường hợp cụ thể.
Ngoài ra, để giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định về áp thuế đối với hàng hóa XNK, đại diện Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn chi tiết những chính sách về thuế giá trị gia tăng liên quan đến Nghị định 44/2023/NĐ-CP; quy định mới về phân loại hàng hóa…
Giải đáp nhiều vướng mắc
Trong phần thảo luận, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp, các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan và hải quan địa phương đã giải đáp nhiều câu hỏi của doanh nghiệp về thủ tục XNK tại chỗ; thủ tục gia công hàng cuất khẩu; kiểm tra chuyên ngành đối với hàng phi mậu dịch…
Trả lời vướng mắc của doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao về nhập khẩu hàng là thiết bị công nghệ cao, khi thực hiện kiểm tra hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan Hải quan thì gặp khó khăn trong việc sử dụng mặt bằng để xuất trình hàng hóa kiểm tra thực tế, ông Đặng Thái Thiện, Phó Trưởng phòng giám sát quản lý – Cục Hải quan TPHCM cho rằng, hiện nay, tại Chi cục Hải quan khu công nghệ cao chưa có bãi kiểm tra tập trung, nếu doanh có yêu cầu kiểm tra hàng hóa tại nhà máy, chân công trình, doanh nghiệp liên hệ cơ quan Hải quan tại nơi làm thủ tục hải quan để thực hiện các thủ tục để được xem xét được công nhận địa điểm kiểm tra hàng hóa.
“Ngoài ra, việc xây dựng địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung phải có mặt bằng, cơ quan Hải quan đề nghị các doanh nghiệp kiến nghị với Ban quản lý Khu công nghệ cao để được cấp mặt bằng xây dựng khu kiểm tra hàng hóa tập trung tại khu công nghệ cao để phục vụ cho việc kiểm tra hàng hóa của các doanh nghiệp trong khu”- ông Thiện đề xuất.
Doanh nghiệp nêu vướng mắc tại hội nghị. Ảnh: T.H |
Liên quan đến quyền của doanh nghiệp chế xuất, một doanh nghiệp chế xuất tại Đồng Nai hỏi, doanh nghiệp có được nhập khẩu nguyên liệu chế biến sạch tại nước ngoài về Việt Nam đóng gói để xuất khẩu hay không. Trả lời câu hỏi này, đại diện Cục Thuế XNK cho rằng, doanh nghiệp chế xuất được thực hiện 4 nội dung: tham gia các hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu; thực hiện quyền xuất khẩu; thực hiện quyền nhập khẩu; thực hiện dịch vụ cung ứng phục vụ cho gia công, xuất khẩu. Nên hoạt động chỉ ở khâu đóng gói rồi xuất khẩu, chưa được coi là gia công xuất khẩu. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể này doanh nghiệp nêu báo cáo cụ thể để hướng dẫn chi tiết.
Tại hội nghị, doanh nghiệp cũng nêu bất cập trong việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng nhập khẩu làm hàng mẫu, quảng cáo, không nhằm mục đích kinh doanh. Giải thích cho doanh nghiệp, đại diện Cục Giám sát quản lý hải quan cho biết, chính sách quản lý chuyên ngành không phân biệt mục đích sử dụng đối với hàng nhập khẩu, đặc biệt là những mặt hàng phải kiểm dịch. Chính vì thế, cơ quan Hải quan phải thực hiện yêu cầu doanh nghiệp xuất trình các chứng từ liên quan đến việc quản lý chuyên ngành…
Ngoài các câu hỏi phát sinh tại hội nghị, cơ quan Hải quan cũng đã giải đáp 70 câu hỏi vướng mắc của các doanh nghiệp Nhật Bản.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Bếp ăn trong các trường học chỉ được nhận thực phẩm an toàn
- ·Mỗi học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 chỉ phải mang 6 cuốn sách, vở khi đến trường
- ·Dự án SEQAP ở Bình Phước đã không được hiểu đúng
- ·Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- ·Hội thi “Tin học trẻ” tỉnh lần thứ I
- ·148 cán bộ đoàn được tập huấn nghiệp vụ
- ·Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến gặp gỡ 17 thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội
- ·Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
- ·Chào năm học mới 2013
- ·Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- ·Bộ Giáo dục triển khai chương trình “Giấc mơ sân cỏ”
- ·Dạy thêm khi chưa được cấp phép sẽ bị phạt đến 12 triệu đồng
- ·Sẽ cấp chứng chỉ tiếng dân tộc cho học sinh học tiếng Hoa
- ·Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- ·Học sinh giỏi quốc gia làm rạng danh Bình Phước
- ·Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên
- ·Nhiều hoạt động mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Miễn phí vé xe buýt cho thí sinh dự thi đại học, cao đẳng năm 2012