【lịch đá bóng real madrid】'Chìa khóa' gắn kết tình quân dân
Thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Na Ngoi, Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã nỗ lực mở lớp dạy, học tiếng Mông, qua đó, thắt chặt hơn tình cảm gắn bó quân dân, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân.
Đồn Biên phòng Na Ngoi, Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đứng chân trên địa bàn xã Na Ngoi, huyện biên giới Kỳ Sơn chịu trách nhiệm quản lý hơn 16km đường biên. Đây là địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, điều kiện địa hình, khí hậu khắc nghiệt. Người dân chủ yếu làm nương rẫy, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế; đa số đồng bào là người dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú. Trong đó, đồng bào dân tộc Mông chiếm 85%, vì vậy, nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Mông của cán bộ, chiến sĩ càng trở nên cấp thiết.
Từ thực tế đó, Ban Chỉ huy Đồn biên phòng Na Ngoi quyết định mở các lớp học tiếng Mông. Những lớp học đặc biệt, với giáo viên giảng dạy là cán bộ của Đồn và cũng là con em đồng bào người Mông đã giúp hàng chục cán bộ, chiến sĩ đọc thông, viết thạo tiếng Mông. Ngoài các buổi học tập trung, đơn vị còn phân chia thành từng nhóm, đội công tác do một cán bộ người Mông phụ trách giúp đỡ các thành viên của lớp.
Thiếu tá Nguyễn Xuân Thành, Chính trị viên Đồn Biên phòng Na Ngoi cho biết, đơn vị xây dựng kế hoạch mở lớp ngay từ đầu mỗi năm. Đối tượng học là tất cả cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Đơn vị cũng giao cho các đồng chí là người dân tộc Mông có khả năng sư phạm lên lớp. Ở giữa kỳ đơn vị sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá để rút kinh nghiệm cho kỳ tiếp theo; qua đó có thể kịp thời thay đổi phương pháp học cho người học tiếp cận nhanh hơn.
Là người con của đồng bào Mông, có nhiều năm công tác trong lực lượng Bộ đội Biên phòng ở nhiều địa bàn khác nhau, Thiếu tá Già Bá Ná được Ban Chỉ huy đơn vị giao nhiệm vụ soạn thảo giáo án giảng dạy tiếng Mông và trực tiếp lên lớp cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm to lớn của bản thân khi được đơn vị tín nhiệm giao phó, Thiếu tá Già Bá Ná đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi cách thức truyền giảng để các thành viên trong lớp lĩnh hội được kiến thức một cách dễ nhất và nhanh nhất.
Thiếu tá Ná cho hay, “Từ ngữ của đồng bào Mông có từ phát âm nặng, có từ phát âm nhẹ, xuất phát từ đó, tôi đã truyền đạt cho người học cách phát âm sao cho đúng. Lúc đầu, học viên còn bỡ ngỡ, nhưng nhờ cách tiếp cận theo phương pháp “cầm tay chỉ việc” nên dần dần, học viên đều nắm vững kiến thức”.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- ·Doanh nghiệp bất động sản “để mắt” tới nông nghiệp
- ·Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Du lịch biển Bình Thuận tiếp tục 'lên ngôi'
- ·Đứa con hư khiến mẹ cùng nhóm người bị khởi tố tội cướp tài sản
- ·10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- ·Thuê đất nhà nước rồi phân lô bán, vợ chồng chủ doanh nghiệp lĩnh án
- ·Báo cáo thường niên của Tập đoàn Bảo Việt giành giải thưởng quốc tế
- ·Hoa hậu Thùy Tiên thắng kiện
- ·Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- ·Khởi tố nữ kế toán Ủy ban MTTQ VN tỉnh Gia Lai về tội 'tham ô tài sản'
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Xử tù chung thân thanh niên trộm tài sản, đánh chết người
- ·Cờ Mặt Trời
- ·Ra mắt showroom đầu tiên của thương hiệu HeraDG
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Nguy cơ đằng sau vụ thâu tóm Metro
- ·Nguyễn Võ Quỳnh Trang rút kháng cáo, chấp nhận án tử hình
- ·70 tác phẩm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
- ·Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- ·Mâu thuẫn trong lúc nhậu, 1 người bị đâm tử vong