【kết quả 1.net】“Bông hồng vàng” Lê Hồng Thủy Tiên và chữ "Tín" trên thị trường hàng hiệu
Tập đoàn IPP hiện có 33 công ty thành viên và công ty liên doanh theo từng danh mục kinh doanh khác nhau như: Xuất nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh cửa hàng miễn thuế, dịch vụ hàng không, đầu tư và quản lý trung tâm thương mại, kinh doanh thời trang, mỹ phẩm, trang sức, đồng hồ, rượu, đồ ăn và thức uống, phân khúc từ trung bình đến sang trọng. Tập đoàn IPP còn là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam của hơn 96 thương hiệu đẳng cấp thế giới. |
Thưa bà, gắn bó và điều hành IPP Group hơn 1 thập niên, đâu là “kim chỉ nam” để IPP Group vươn lên khẳng định vị thế như ngày hôm nay?
Đối với tôi, “kim chỉ nam” để bản thân đi đến thành công đó chính là làm việc chăm chỉ và nghiêm túc. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ. Muốn dẫn dắt một tập đoàn lớn vượt qua nhiều thử thách và khẳng định chỗ đứng trên thương trường cần kết hợp những yếu tố về kiến thức, định hướng và lên kế hoạch. Bên cạnh đó, yếu tố then chốt hơn cả là uy tín và minh bạch trong kinh doanh. Về mặt kiến thức, tôi luôn tìm hiểu thị trường bằng cách nghiên cứu chuyên sâu, nắm bắt xu hướng cả về kinh tế, thị hiếu, môi trường kinh doanh, cạnh tranh, chính sách và pháp luật nhà nước (PESTEL). Một khi đã trang bị đầy đủ kiến thức về mọi mặt trong kinh doanh thì không sợ phải đương đầu với “sóng lớn”.
Ngoài ra, tôi luôn giữ bản thân phải tỉnh táo để đánh giá mọi mặt xem mặt nào tốt cần được phát huy và mặt nào chưa tốt để sửa chữa và cải tiến; lên kế hoạch nâng cao dịch vụ kinh doanh và đa dạng hóa sản phẩm; linh động định hướng, chuyển hướng chiến lược kinh doanh nếu thấy cần thiết. Đặc biệt, trong kinh doanh, nhất là kinh doanh hàng hiệu, cần đặt chữ tín lên hàng đầu; sự minh bạch, tuân thủ quy định của các cơ quan quản lý cũng góp phần làm uy tín của doanh nghiệp tăng cao.
Thị trường thời trang cao cấp đang dần nóng lên trong dịp cuối năm, bà đã có kế hoạch chuẩn bị như thế nào cho thời điểm sắp tới?
Tôi đang tích cực mang về cho người tiêu dùng Việt Nam và du khách nhiều hơn nữa các thương hiệu khác nhau từ trung cấp đến cao cấp, giúp người dân có nhiều sự lựa chọn hơn, đáp ứng không chỉ về giá mà còn về mẫu mã và đa dạng hóa các phong cách khác nhau. Chỉ trong 2 tháng vừa qua, IPP đã khai trương 4 thương hiệu đình đám và thời thượng đến từ nước Ý và Vương quốc Anh đó là: Emperio Armani, Dolce & Gabbana, Giuseppe Zanotti và Dune London.
Vào giữa tháng 8, IPP đã có 1 đợt giảm giá vô cùng thành công. Có thể chúng tôi sẽ mở thêm một đợt khuyến mãi (Private Sale mới với quy mô lớn) để chào đón mùa Noel và tết Dương lịch sắp tới.
Khó khăn và thuận lợi khi kinh doanh hàng hiệu là gì, thưa bà?
Việc kinh doanh hàng hiệu hiện nay đã dễ dàng hơn trước rất nhiều nhưng chúng tôi cũng phải đối đầu với các thách thức không nhỏ. Trước hết là chính sách bảo hộ mậu dịch đối với hàng hiệu của ta vẫn chưa được thực thi quyết liệt, thị trường Việt Nam còn nhiều hàng giả, hàng nhái được bày bán tự do; hàng xách tay, trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh vẫn vào Việt Nam tràn lan, khiến cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính đôi lúc thấy nản lòng.
Ngoài phân khúc người tiêu dùng trong nước, ngành hàng hiệu của chúng tôi muốn phát triển cũng phải liên quan mật thiết đến phát triển ngành du lịch, vì mua sắm là một nhu cầu thiết yếu của du khách. Phân khúc khách du lịch này cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong việc góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho Việt Nam. Trong thời kỳ bình ổn kinh tế, chính trị thì du lịch tăng cao nhưng khi có biến động, khách du lịch giảm thì ngành kinh doanh này cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Sắp tới đây, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ có hiệu lực như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)…, với thuế suất nhập khẩu và các thủ tục đi kèm cũng được cắt giảm nhiều, hy vọng việc kinh doanh của chúng tôi sẽ có chuyển biến tốt.
Nhiều khó khăn là thế, nhưng với quyết tâm của cả ban lãnh đạo, cho đến giờ, cái chúng tôi tâm đắc nhất là đã tạo được cho Tập đoàn IPP một nền tảng vững vàng về cơ sở vật chất, nhân lực được đào tạo bài bản về kinh doanh thời trang và một chữ “Tín” trang trọng trên thị trường thời trang quốc tế và trong nước. Tiếng lành đồn xa, các thương hiệu giờ đã tự tìm đến với chúng tôi và sẵn sàng hợp tác, sẵn sàng nghe theo định hướng đúng của một Tập đoàn dày dặn kinh nghiệm về kinh doanh hàng hiệu như chúng tôi.
Trong tương lai, IPP Group có kế hoạch mở rộng mạng lưới như thế nào, thưa bà?
Chúng tôi đa dạng về sản phẩm, đa dạng về thương hiệu, đa dạng về ngành hàng. Và đương nhiên, Tập đoàn IPP cũng sẽ không đứng ngoài cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trong ngành bán lẻ.
Ngoài thành công trong kinh doanh, bà còn là tấm gương điển hình cho thế hệ “Nữ doanh nhân thời hội nhập”. Hàng năm, bà cùng Tập đoàn IPP thể hiện sự chia sẻ với cộng đồng qua những chương trình từ thiện, mong bà chia sẻ thêm?
Song song với việc chăm lo tốt đời sống cho người lao động và mục tiêu “bền vững tiến” trong kinh doanh, chúng tôi luôn coi trọng việc tham gia công tác xã hội và đóng góp từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, đặc biệt là hỗ trợ phát triển ngành giáo dục như trao tặng học bổng cho trẻ em không có điều kiện đến trường, tài trợ xây trường học, cung cấp thiết bị phục vụ dạy và học tại các tỉnh vùng sâu và vùng biển đảo xa xôi, chăm sóc cho gia đình chính sách, hộ nghèo, người già neo đơn, các nước Lào, Campuchia,…
Bản thân chủ tịch Tập đoàn IPP Johnathan Hạnh Nguyễn rất tích cực tham gia công tác từ thiện và là thành viên của hội đồng bảo trợ, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam do Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh làm Chủ tịch quỹ, ông Hạnh còn là Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu do nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa làm Chủ tịch.
Mục tiêu của chúng tôi trong năm tới là vẫn tiếp tục tham gia đóng góp và kêu gọi các thương hiệu, đối tác cùng tiếp tục đóng góp cho các chương trình từ thiện có uy tín và ý nghĩa ở Việt Nam.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Đề nghị có biện pháp xử lýđối với thuê bao gọi đếnnhằm mục đích lừa đảo
- ·Bãi bỏ một số Thông tư, Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ
- ·Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin
- ·Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- ·Giao bổ sung vốn 703,157 tỷ đồng thực hiện 3 dự án phục vụ VSIP Cần Thơ
- ·Tổng giám đốc Samsung: Việt Nam nên giành quyền đánh thuế và bổ sung ưu đãi
- ·Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho dự án đường vành đai 4 Vùng Thủ đô
- ·Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- ·Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- ·Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với tổ chức thi hành pháp luật
- ·Đề nghị xây dựng đường sắt TP.HCM
- ·Từ 1/1/2025, môi giới bất động sản không được hành nghề tự do
- ·Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
- ·Chỉnh hướng tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM giảm hơn 4.000 tỷ đồng
- ·Đồng Tháp tăng cường kết nối 5 vùng kinh tế trọng điểm
- ·Đề xuất phương án nâng đời đường Hòa Lạc
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công chứng giữa Bộ Tư pháp và Liên minh Công chứng Quốc tế