会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ltđ đức】Động lực khơi dậy tăng trưởng kinh tế cao (Kỳ I)!

【ltđ đức】Động lực khơi dậy tăng trưởng kinh tế cao (Kỳ I)

时间:2025-01-11 06:42:52 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:988次

Kỳ I: Nhìn thẳng vào sự thật

Động lực khơi dậy tăng trưởng kinh tế cao (Kỳ I)
Nguyên liệu sản xuất ôtô đều phải nhập khẩu

Thế nào là đi tắt đón đầu?ĐộnglựckhơidậytăngtrưởngkinhtếcaoKỳltđ đức

Nhiều ý kiến khẳng định, điểm nghẽn của nền kinh tế hiện nay là sản xuất chưa được quan tâm đúng mức như: Khoa học công nghệ, hạ tầng năng lượng, công nghiệp chế tạo, vật liệu chế tạo và vật liệu mới...?

Có ý kiến lại cho rằng, công nghiệp hóa với mô hình đi tắt đón đầu không cần phải đi tuần tự. Thế giới đã sản xuất ra nhiều loại vật liệu rồi Việt Nam không cần sản xuất nữa?

Gần đây, có ý kiến của người nước ngoài cho hay, Việt Nam không làm nổi một chi tiết dù là rất nhỏ để tham gia vào chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp lắp ráp, chế tạo, ôtô, công nghệ cao, công nghiệp gia dụng, dụng cụ cầm tay...

Tại các doanh nghiệp, các nhà máy chế tạo của Việt Nam, tỷ lệ “ngoại hóa” từ 70- 90%, bởi vật liệu chế tạo từ thông thường đến cao cấp đều phải nhập khẩu 100%, bao gồm: Vật liệu rắn, vật liệu dẻo, vật liệu mềm, nguyên liệu lỏng..., khiến giá thành cho một đơn vị sản phẩm rất cao; tỷ trọng giá trị vật liệu nhập khẩu hàng năm xấp xỉ 50% GDP của cả nước...

Từ khó khăn thực tiễn, một số chính sách đã ra đời nhưng lại không đi vào cuộc sống, chính sách hỗ trợ sản xuất phát triển chưa phù hợp.

Phải chăng đó là do nhận biết của chúng ta chưa đầy đủ từ các khái niệm cơ bản dẫn đến việc ban hành các chính sách và thể chế về kinh tế không đi vào thực thể của các ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp? Hoặc là do nhận thức về đi tắt đón đầu quan niệm rằng thế giới làm ra sản phẩm gì thì Việt Nam không nên sản xuất nữa?...

Đã đến lúc chúng ta phải nghiêm túc nhìn thẳng vào sự thật, cả về tư duy lý luận và thực tiễn đặt ra, phải tôn trọng quy luật tự nhiên khách quan để xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, phát triển công nghiệp nền tảng của chính mình, hay còn gọi là then chốt, xương sống cho các ngành công nghiệp khác phát triển.

Trước hết, phải nhận thức đầy đủ đi tắt đón đầu như thế nào? Đi tắt đón đầu không phải là người ta đã làm ra sản phẩm hay vật liệu nào thì ta không làm ra cái đấy nữa. Thật sai lầm khi nghĩ như thế. Đi tắt đón đầu phải đi tắt bằng công nghệ, bằng khoa học, chứ không phải thế giới làm ra sản phẩm A thì chúng ta không sản xuất ra A nữa. Ví dụ: Thế giới đã sản xuất ra nồi cơm điện với công nghệ sản xuất bao gồm 15 công đoạn cho ra 1 sản phẩm với giá thành là 100 USD, nên Việt Nam không cần sản xuất ra nồi cơm điện nữa.

Nếu nhận thức như thế thì vô tình đã làm mất đi sự năng động, tính năng suất và hiệu quả, đồng thời làm tăng tính phụ thuộc, ỷ lại và Việt Nam không bao giờ có sản phẩm cạnh tranh, thiếu vắng đi một nền công nghiệp sử dụng tài nguyên trong nước và việc tiếp thu, sử dụng công nghệ hiện đại.

Muốn công nghiệp hóa và đi tắt đón đầu đúng hướng, chúng ta càng phải sản xuất ra nhiều sản phẩm cạnh tranh với chi phí thấp, giá thành rẻ bằng vật liệu chế tạo trong nước, với công nghệ hiện đại của các nước đi trước hoặc tự phát minh sáng chế. Ví dụ: Nồi cơm điện cần bỏ qua công nghệ 15 công đoạn, đi tắt bằng việc sử dụng công nghệ ít công đoạn hơn, giá thành sản phẩm bằng 50% của công nghệ cũ.

Như vậy, nhận thức về đi tắt đón đầu mới đúng với quy luật khách quan và tư duy mới về một nền công nghiệp hiện đại và chủ động từ nguyên, nhiên, vật liệu chế tạo trong nước để không phải phụ thuộc, hoặc phải phụ thuộc thì hạn chế nhập khẩu. Làm được như vậy chúng ta mới có thể tham gia vào các dây chuyền sản xuất trên thế giới, khu vực và chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, trong bối cảnh chúng ta đi sau các nước phát triển, chưa có điều kiện và cũng không thể làm được tất cả, vì vậy, nên lựa chọn các ngành nào, khâu nào và những sản phẩm chủ lực nào là sản phẩm cạnh tranh, hội nhập, rồi từng bước nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Đây là công việc của các chuyên gia, các nhà khoa học, kỹ thuật vật liệu, vật liệu chế tạo cùng với các chuyên gia, các nhà kinh tế.

Đã đến lúc phải nghiêm túc nhìn thẳng vào sự thật, cả về tư duy lý luận và thực tiễn, phải tôn trọng quy luật tự nhiên khách quan để xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, phát triển công nghiệp nền tảng của chính mình hay còn gọi là then chốt, xương sống cho các ngành công nghiệp khác phát triển.

Công nghiệp vật liệu yếu kém

Báo cáo tổng kết Đề tài khoa học và công nghệ “Tái cấu trúc sản phẩm công nghiệp để cất cánh nền kinh tế Việt Nam” của Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh năm 2014 cho rằng: “Cấu trúc kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986- 2012 thông qua nghiên cứu cấu trúc sản phẩm ngành công nghiệp để lý giải sự thiếu vững chắc của cấu trúc kinh tế Việt Nam như nhập siêu kéo dài, đồng tiền mất giá, lạm phát, lãi suất ngân hàng cao ngay khi nền kinh tế suy thoái… có nguyên nhân sâu xa từ cấu trúc sản phẩm công nghiệp chủ yếu là thực phẩm đồ uống, khai thác tài nguyên thô, thâm dụng lao động, trong khi các sản phẩm công nghiệp cơ bản, nền tảng như năng lượng, cơ khí, ôtô, công nghiệp phụ trợ lại rất hạn chế. Với cấu trúc kinh tế như vậy, Việt Nam khó có thể cất cánh nền kinh tế, điều này xuất phát từ hệ quả các thể chế kinh tế, thương mại, đầu tư và công cụ kinh tế nhà nước kém hiệu quả. Do đó, muốn tái cấu trúc kinh tế Việt Nam để cất cánh nền kinh tế cần phải tái cấu trúc sản phẩm ngành công nghiệp ở 4 nhóm ngành công nghiệp nặng, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp chế biến mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, tiếp tục cải cách thể chế kinh tế, thương mại, nhận diện vị thế và vai trò của từng khu vực kinh tế để có chính sách thu hút và đầu tư”.

Biểu đồ nhập khẩu 10 năm gần đây (hình 1)cho thấy: Công nghiệp vật liệu nói chung và vật liệu chế tạo nói riêng kém phát triển, không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp. Hầu hết các ngành sản xuất lớn như: lắp ráp ôtô, xe máy, đóng tàu, máy nông nghiệp, đến tàu đánh cá của ngư dân… đều phải nhập thép lá, tôn tấm. Đặc biệt, các vật liệu chế tạo, thép chịu lực cũng phải nhập khẩu 100% từ nhiều nước, chủ yếu từ Trung Quốc, chưa kể đến các ngành may mặc, đồ nhựa, điện tử cũng có những hạn chế và kết quả tương tự.

Đáng chú ý, tỷ lệ nội địa hóa sản xuất các loại vật liệu cho công nghiệp chế tạo rất thấp; cao nhất là vật liệu gang chế tạo mới đạt khoảng 20- 25%; thấp nhất là vật liệu kim loại, các loại hợp kim cho chế tạo như vật liệu nhôm, vật liệu đồng khoảng từ 2- 5% (hình 2); công nghiệp công nghệ cao phải nhập tới 100% cả vật liệu lẫn công nghệ...

Tình trạng nhập khẩu hầu hết các loại vật liệu chế tạo làm tăng chi phí đầu vào, không chủ động nguồn cung vật liệu chế tạo, khó bảo đảm chất lượng của sản phẩm..., khiến chúng ta chưa có sản phẩm công nghiệp chế tạo trong nước có tính cạnh tranh, chưa tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu. Việc không sản xuất được vật liệu chế tạo trong nước sẽ không giải quyết được điểm nghẽn cho chiến lược phát triển ngành cơ khí chế tạo, tự động hóa... và hỗ trợ công nghiệp quốc phòng phát triển.

Kỳ II: Ưu tiên cho các ngành công nghiệp nền tảng

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
  • 'Lật mặt 7' vượt doanh thu 'Bố già'
  • Sony sắp tung ra mẫu đồng hồ làm từ giấy điện tử
  • Tiếp tục siết hóa đơn đối với vàng Bồng Miêu
  • 32 triệu tài khoản Twitter bị hack
  • Smartphone đầu tiên có hai màn hình Full HD
  • Lý Hải đưa câu chuyện về mẹ và gia đình vào 'Lật mặt 7'
  • Bình Dương: Phát hiện hơn 20 tấn găng tay không nguồn gốc
推荐内容
  • Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
  • Chính phủ Nga chi 1.000 tỷ ruble để hỗ trợ nền kinh tế
  • TP.Hồ Chí Minh: Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020
  • Huy động 265 cán bộ, giảng viên kiểm tra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2
  • Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
  • Học trò Lưu Thiên Hương debut sau 9 năm thi Giọng hát Việt nhí