【tài xỉu 11/4】Hải Vân quan
Hải Vân quan,tài xỉu 11/4 công trình phòng thủ nổi tiếng của nhà Nguyễn được xây dựng trên đỉnh đèo Hải Vân, nơi giáp ranh giữa Huế và Đà Nẵng. Ảnh: Viết Đức
Công trình mang tính phòng thủ vững chắc được nhà Nguyễn xây dựng để bảo vệ kinh thành Huế từ xa. Ảnh: Viết Đức & Thanh Hòa
Ngay từ thế kỉ 14, dưới thời nhà Trần, đèo Hải Vân đã được coi là vị trí hiểm yếu, có tầm chiến lược hết sức quan trọng trên con đường thiên lí Bắc Nam, là ranh giới phòng thủ tự nhiên giữa hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam.
Kể từ khi các chúa Nguyễn vào làm chủ xứ Đàng Trong, vai trò phòng thủ của đèo Hải Vân lại càng được coi trọng. Chúa Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) nhận định đây là “đất yết hầu của vùng Thuận Quảng”. Còn chúa chúa Nguyễn Phúc Chu (1692 - 1725), năm 1719 khi đi qua đèo Hải Vân đã cảm tác viết bài thơ “Ải lĩnh xuân vân”, trong đó có câu “Việt Nam hiểm ải thử sơn điên. Hình thế hỗn như Thục đạo thiên” ý nói địa thế cửa ải này của nước Nam ta cũng ngoằn ngoèo, hiểm yếu như đường vào đất Thục của Trung Hoa xưa.
Hai cổng và cũng là hai lối vào ra duy nhất của Hải Vân quan, trên cửa phía Nam có chữ Hải vân quan, còn trên cử phía Bắc có chữ Thiên hạ đệ nhất hùng quan. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Đến khi triều Nguyễn thiết lập, Huế trở thành kinh đô, đèo Hải Vân và núi Hải Vân ngày càng được coi trọng trong việc bảo vệ phía Nam kinh đô, bởi đây là nơi có thể quan sát bao quát toàn bộ khu vực cả ở trên biển và trên đất liền, và là yết hầu của con đường độc đạo từ phía Nam ra Huế.
Nhận thức được tầm quan trọng của ải Hải Vân, ngay từ thời Gia Long (1802 - 1820), triều đình đã cho đặt 4 dịch trạm tại huyện Phú Lộc và sửa đường lên đèo Hải Vân. Đến thời Minh Mạng (1820 - 1840), để khuyến khích người dân sinh sống ở vùng núi non hiểm trở này, nhà vua đã ban thưởng cho mỗi nhà dân ở đây một lạng bạc và xây đá thành bậc ở những đoạn đường dốc cho dễ đi lại.
Công trình có tường cao, cửa vững, vọng lâu bao quá rộng nên rất phù hợp cho việc phòng thủ. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Trước khi xây dựng Hải Vân quan, đèo Hải Vân đã được coi là vị trí xung yếu của Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế nhưng nơi đây chưa có công trình kiến trúc nào có tầm quan trọng và quy mô to lớn, vững chắc để phòng thủ Kinh đô Huế. Vì thế, tháng Hai năm Bính Tuất (1826), vua Minh Mạng xuống chỉ cho xây một công trình phòng thủ quy mô ở đỉnh đèo Hải Vân. Công trình gồm có hai cửa quan lớn, to cao, bề thế. Cửa trước (nhìn về phía Đà Nẵng) viết ba chữ “Hải vân quan”, cửa sau (nhìn về phía kinh thành Huế) viết sáu chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, xung quanh xếp đá làm tường tạo thành một vòng thành cao và kín, bên trong có Trú sở (nhà ở của lính), Vũ khố (kho vũ khí)... Từ đó, ai muốn vượt qua ải Hải Vân đều phải qua hai lần cửa xây bằng gạch vồ theo lối vòm cuốn, giống cửa ở kinh thành Huế, nhưng không có vọng lâu, bên trên cửa là sân thượng dùng để quan sát bốn phía, có xây bậc thang lên xuống. Công trình xây dựng trong vài tháng, do phủ Thừa Thiên và tỉnh Quảng Nam cùng thuê dân làm, sau đó triều đình phái biền binh (lính địa phương) chở súng ống theo viên quan trấn thủ đóng giữ.
Sau khi tu bổ, Hải Vân quan trở thành điểm đến yêu thích của du khách khi đi qua đèo Hải Vân. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Về mặt quản lí và canh phòng Hải Vân quan do chính viên Đề đốc Kinh thành quản lí, dưới quyền quan Phủ doãn Phủ Thừa Thiên. Sau khi xây dựng xong cửa ải, triều đình phê chuẩn quyền quản lí từ cửa quan trở về Bắc thuộc quản hạt phủ Thừa Thiên, ngoài cửa quan trở về Nam thuộc quản hạt tỉnh Quảng Nam và ban hành các chính sách khuyến khích dân cư đến sinh sống từ chân núi đến đỉnh đèo, đồng thời dựng đền thờ thần núi Hải Vân.
Năm 1876, trước khi người Pháp lập nền bảo hộ thì Hải Vân quan có 50 lính canh phòng. Năm 1885, sau khi kí Hòa ước Giáp Thân (1884), số lính chỉ còn khoảng 5 người. Sang đầu thế kỉ XX, có thể kể từ năm 1918, Hải Vân quan bị bỏ hoang không còn ai canh gác. Cuối năm 1946, khi Pháp trở lại xâm lược nước ta đã cải tạo Hải Vân quan thành một cứ điểm với nhiều công sự vững chắc án ngữ trên đỉnh đèo hiểm trở do hai trung đội lính Âu - Phi chiếm giữ. Sau năm 1954, hệ thống nhà ở, đồn bốt, công sự... được quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn tiếp tục sử dụng. Có thể nói, thời Pháp và Mĩ chiếm đóng, công trình này đã bị biến đổi rất nhiều so với thời Nguyễn. Cụ thể là các ụ súng thần công, Trú sở và Vũ khố đều bị phá dỡ, nhiều đoạn tường thành bị san ủi, cửa ra vào “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” bị xây bít lại bằng gạch hiện đại và bị đất cát bồi lấp dày gần 2m… Bên cạnh đó, xung quanh Hải Vân quan, các đơn vị quân đội Pháp, Mỹ đã xây thêm 5 lô cốt tại các vị trí xung yếu.
Những góc nhìn thú vị về Hải Vân quan, công trình phòng thủ quan trọng của nhà Nguyễn trên con đường thiên lí Bắc Nam xưa. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Năm 2017, di tích Hải Vân quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia. Đến năm 2021, dự án tôn tạo, trùng tu di tích này được hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng cùng phối hợp triển khai thực hiện với diện tích khoảng 6.500m2và tổng mức đầu tư là hơn 42 tỉ đồng.
Đến nay, sau hai năm, dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan đã cơ bản hoàn thành trả lại diện mạo gần như cũ và được khánh thành đưa vào phục vụ khách tham quan, tạo thành điểm đến thú vị trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua đèo Hải Vân, nơi tiếp giáp giữa hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- ·Bán cơm bình dân, thu chục triệu đồng mỗi tháng
- ·Thắt chặt công tác quản lý, khai thác thủy sản
- ·Người dân gặp khó vì trạm cấp nước
- ·Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- ·Phát hiện 3 cơ sở sản xuất rượu chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- ·Xử lý nghiêm doanh nghiệp tuyển lao động thông qua môi giới, cò mồi
- ·Vĩnh Phúc điều tra vụ vứt xác động vật trên sông Phó Đáy
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·Nghề đặt trúm lươn vào vụ
- ·Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
- ·Người mẹ mang bệnh nặng lòng lo con ăn học
- ·Thận trọng trước khi làm đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- ·Trăn trở từ khu dân cư vượt lũ
- ·Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- ·11 nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 của ngành bảo hiểm xã hội
- ·“Bảo hiểm y tế toàn dân
- ·Sôi động dịch vụ mùa cưới
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Giông lốc làm đổ ngã nhiều lưới điện hạ thế