【nhan dinh liver】Thắt chặt công tác quản lý, khai thác thủy sản
Nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên,ắtchặtcngtcquảnlkhaithcthủysảnhan dinh liver Chi cục Thủy sản Hậu Giang đã chủ động phối hợp với lực lượng chức năng địa phương tuyên truyền sâu rộng để nâng cao ý thức người dân. Trong các giải pháp thực hiện thì có việc tập trung tuần tra, phát hiện và xử lý các trường hợp sử dụng xung điện trái phép trong việc đánh bắt cá.
Chi cục Thủy sản tỉnh phối hợp với lực lượng chức năng địa phương kiểm tra và phát hiện người dân dùng xung điện bắt cá.
Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh, năm nay mưa sớm nên việc khai thác thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh bắt đầu nhộn nhịp, với nhiều hình thức đánh bắt trên sông như giăng lưới, đặt dớn, ghe cào, trong đó nổi bật là sử dụng xung điện.
Vẫn còn trường hợp vi phạm
Ông Nguyễn Thanh Thiện, Phó Trưởng Công an xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, cho biết: Hiện nay, vấn đề người dân sử dụng xung điện để đánh bắt cá trên đồng và ven các nhánh kênh, sông ở địa phương đã và đang rộ lên rất nhiều, gây bức xúc trong nhân dân. Những đối tượng này đã chế tạo ra các dụng cụ và phương tiện đánh bắt cá rất tinh vi, gây nguy cơ tận diệt nguồn cá con trong môi trường tự nhiên.
Là một trong những trường hợp vi phạm trong việc dùng xung điện đánh bắt cá trên sông, anh T.B.T., ở ấp 3, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, thông tin: “Tôi biết việc dùng xung điện để đánh bắt cá là một hình thức vi phạm pháp luật. Nhưng vì ít đất sản xuất và nghèo nên để lo tiền xoay xở trong gia đình, tôi mới làm liều nghe theo lời người thân ở tỉnh Kiên Giang chế ra vợt và mua bình ắc quy về khai thác thủy sản trên sông”.
Theo anh T., việc sử dụng xung điện để đánh bắt cá thì sản lượng mang về sẽ nhiều hơn các hình thức khai thác khác. Theo đó, nếu một đêm thuận lợi, anh có thể bắt được từ 10-20kg cá đồng các loại như: cá thát lát, cá vồ đém, cá lóc, cá trê, mè vinh… Khi đem ra chợ bán với giá dao động khoảng 45.000-80.000 đồng/kg, cũng thu về khoảng 500.000 đồng/đêm.
Chính vì thấy lợi ích trước mắt, không riêng gì anh T. mà một số người dân khác cũng lợi dụng sự thiếu kiểm tra của lực lượng chức năng địa phương để tìm cách đánh bắt cá bằng xung điện bất chấp sự hủy diệt đối với đàn cá non, trực tiếp tác động vào sự phát triển và sinh sản của các loài cá trong môi trường tự nhiên. Đáng nói hơn là nếu không cẩn thận thì khả năng nguy hiểm về tính mạng con người là rất cao.
Tăng cường công tác quản lý
Tại buổi kiểm tra sử dụng xung điện bắt cá trên các nhánh sông vừa qua, ông Nguyễn Thanh Thiện, Phó Trưởng Công an xã Vĩnh Thuận Tây, cho rằng: Do vị trí đặc thù của địa phương là vùng trũng, ngập nước quanh năm và có nhiều nhánh sông lớn sẽ là điều kiện tốt để các loài thủy sản bản địa lưu trú và sinh sản. Vì thế, người dân sử dụng xung điện bắt cá là một lợi thế. Chưa kể họ có trang bị phương tiện nhỏ và gọn di chuyển nhanh trên sông nên bắt quả tang tận mắt họ khai thác thủy sản trái phép rất khó khăn. Từ đầu năm 2017 đến nay, dù địa phương mở nhiều đợt kiểm tra, nhưng chỉ phát hiện và tịch thu gần 20 hộp xuyệt và 1 đối tượng dùng xuyệt với hình thức điện lạnh bắt cá trên kênh Bảy Hấu (thuộc địa phận xã Vĩnh Thuận Tây).
“Về lâu dài, để thắt chặt công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi cá đồng, địa phương đã đề ra các giải pháp cụ thể như tăng cường phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và người dân nơi đây khi phát hiện các trường hợp đánh bắt cá trái phép trên ruộng và các nhánh sông thì báo ngay cho lực lượng chức năng để tìm cách vây bắt phù hợp, đảm bảo về tính mạng con người và nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm tra vào ban đêm, khi phát hiện sẽ tịch thu tang vật và có biện pháp xử phạt hành chính phù hợp, cũng như lồng ghép giáo dục nâng cao ý thức người dân”, ông Thiện nêu rõ.
Bà Lê Kim Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, nhìn nhận: Năm nay, để thắt chặt công tác quản lý, nâng cao ý thức người dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngành đã lập kế hoạch phối hợp với từng địa phương trong tỉnh để tuần tra, kiểm tra đột xuất vào ban đêm và ban ngày đối với các đối tượng dùng xung điện và ghe cào khai thác thủy sản trên sông, nhất là thời tiết mưa nhiều như hiện nay. Đồng thời, lồng ghép vào các buổi tập huấn nuôi trồng thủy sản, hay các ngày thả cá trong năm để tuyên truyền cho người dân hiểu thêm về quy định của pháp luật, nhằm góp phần ngăn chặn và bảo vệ cá con, phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên lâu dài.
Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2017, đơn vị đã phối hợp với lực lượng chức năng địa phương trong tỉnh như: huyện Long Mỹ, Châu Thành, Châu Thành A, Vị Thủy… đi tuần tra, kiểm tra hoạt động khai thác thủy sản hơn 10 cuộc. Qua đây, đã phát hiện 7 trường hợp vi phạm, trong đó có 2 trường hợp sử dụng xung điện để đánh bắt cá và 5 trường hợp ghe cào dùng lưới có kích thước mắc lưới nhỏ so với quy định của pháp luật. |
Bài, ảnh: CHÍ CÔNG
(责任编辑:La liga)
- ·Bộ Công Thương tiếp tục tìm giải pháp bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu cho thị trường
- ·Bệnh viện quận Thủ Đức: Phẫu thuật tim khi tim vẫn hoạt động
- ·Hung thủ giết 2 người tại thành phố Chí Linh đã sa lưới
- ·Phát triển đồng bộ, hiệu quả ngành công nghiệp khí
- ·Hiệu quả từ trồng mai vàng
- ·Hai cậu bé mất hết bố mẹ vì Covid
- ·Tăng trưởng kinh tế 2017 đối mặt với khó khăn
- ·Cụ bà 103 tuổi vẫn đi lại linh hoạt: Các bí quyết ai cũng có thể học theo
- ·Tổng đài FPT Long An khuyến mại lắp đặt Internet, truyền hình, hỗ trợ khách hàng
- ·Bệnh viện cả nước được lệnh phòng chống Covid
- ·Nhu cầu mới của người tiêu dùng về thức uống thực phẩm chức năng
- ·Lixco trao tặng 2000 lít dung dịch rửa tay các loại tiếp sức Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi
- ·Khởi tố 3 đối tượng đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng
- ·Đấu tranh hiệu quả, đẩy lùi ma túy khỏi khu vực biên giới
- ·Hành trình trải nghiệm đầy ý nghĩa với chuỗi sự kiện ‘Gieo mầm thiện tâm’ ngay trong ngày đầu tiên
- ·Phụ lái tàu chặng Hà Nội
- ·Hai người đàn ông phát hiện Covid
- ·38 y bác sĩ Phú Thọ lên đường chi viện Quảng Nam chống dịch Covid
- ·Việt Nam là thị trường xuất khẩu trọng tâm của Cộng hòa Séc
- ·Cứu sống nam thanh niên bị ngộ độc xyanua