会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd cup y】Gỗ Việt nắm cơ hội chinh phục mục tiêu 15,2 tỷ USD!

【kqbd cup y】Gỗ Việt nắm cơ hội chinh phục mục tiêu 15,2 tỷ USD

时间:2024-12-23 22:25:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:237次

Công ty TNHH Đức Toàn Bình Định ở Khu kinh tế Nhơn Hội,ỗViệtnắmcơhộichinhphụcmụctiecircutỷkqbd cup y thành phố Quy Nhơn xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ ngoại thất, sang thị trường châu Âu. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVNTuy nhiên, các chuyên gia cho rằng để đạt được mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2024 là 15,2 tỷ USD, ngành gỗ sẽ gặp không ít trở ngại đòi hỏi cộng đồng doanh nghiệp ngành này nỗ lực đồng tâm vượt qua.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang đón những tín hiệu phục hồi tích cực của thị trường, đặc biệt là đối với số sản phẩm xuất khẩu chính đều tăng như: dăm gỗ tăng gần 38%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2023. Nhờ đó, 7 tháng qua, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 9,36 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,75 tỷ USD. Riêng thị trường Mỹ tăng 24%.

Khắc phục những yếu tố gây giảm tốc của năm 2023, ngay từ đầu năm nay, các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đã chủ động trong sản xuất, tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Hàng loạt chuỗi hội chợ tìm kiếm thị trường, thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm gỗ Việt Nam được tổ chức ở các địa phương trọng điểm sản xuất sản phẩm này như: TP Hồ Chí Minh, Bình Định, Bình Dương.

Ông Trần Quang Bảo cho rằng, kinh tế thế giới năm 2024 vẫn chịu sức ép từ lãi suất cao, căng thẳng thương mại, xung đột quân sự, biến động chính trị. Điều này, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu về gỗ và sản phẩm gỗ những tháng cuối năm. Các thị trường xuất khẩu chính đồ gỗ của Việt Nam như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc đang đối diện với các khó khăn về kinh tế và bảo hộ hàng hóa.

"Tại thị trường Hoa Kỳ, nước này đã kết thúc vụ điều tra chống lẩn tránh thuế đối với tủ gỗ và bàn trang điểm của Việt Nam. Nhưng trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ tăng cường kiểm soát, hậu kiểm đối với mặt hàng này. Đồng thời, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong nước bằng cách gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại thông qua các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp", ông Trần Quang Bảo đánh giá.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường quan trọng của ngành gỗ Việt Nam, chiếm khoảng 54% tổng giá trị xuất khẩu của ngành. Tuy nhiên, riêng thị trường Hoa Kỳ, đồ gỗ Việt Nam đối diện với 3 vụ kiện cùng với các vụ kiện từ Hàn quốc, Canada.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, Bộ Thương mại Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ. Chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục không được công nhận mà phải sử dụng “giá trị thay thế” của một nước thứ ba để tính toán biên độ bán phá giá.

Đối với thị trường Hàn Quốc, vừa qua Ủy ban Thương mại Hàn Quốc kết luận điều tra và quyết định tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá. Theo đó, các công ty sản xuất, xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam sẽ bị tiếp tục bị áp dụng thuế này trong 5 năm tiếp theo, ở mức từ 9,78% tới 32,28%.

Tại EU, Quy định Chống mất rừng của Liên minh châu Âu (EUDR), tháng 12/2024 sẽ có hiệu lực. Theo ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, nếu các doanh nghiệp ngành gỗ đáp ứng tốt quy chế này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường EU và sản phẩm gỗ đi vào thị trường này sẽ tăng cao. Nhưng nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt EUDR thì hàng hóa sẽ “tắc đường" vào thị trường EU và đồng nghĩa với việc tự loại mình ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.

Những tháng cuối năm sẽ là mùa cao điểm mua sắm của các nước, có thể xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa. Nhưng trong bức tranh các thị trường lớn nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam nêu trên, cộng với tình hình thế giới đang bất ổn ở nhiều khu vực và cước phí vận chuyển, logistics tăng cao sẽ tác động không nhỏ với tình hình đơn hàng của ngành gỗ Việt Nam.

Về giải pháp của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới, ông Đỗ Xuân Lập cho rằng, doanh nghiệp cần tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên năm trụ cột chính là: kỹ thuật và công nghệ sản xuất; sản xuất giảm phát thải; quản trị (chuyển đổi số); xúc tiến thương mại và xây dựng tiêu chuẩn giám sát nội bộ.
Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) đánh giá: Sự tăng trưởng tốt của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thời gian qua là kết quả tích cực với ngành công nghiệp gỗ Việt Nam trong bối cảnh có nhiều khó khăn. Nhưng để tăng trưởng và phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngành gỗ cần chủ động thích ứng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, từ đó đưa ra những thay đổi linh hoạt trong quá trình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu. Đặc biệt là phát triển công nghệ, chuỗi cung ứng sản phẩm từ nguyên phụ liệu đến logistics.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Sở GTVT Hà Nội thu hồi 1.225 giấy phép kinh doanh xe khách
  • Thủ tướng đồng ý tăng cường phân cấp, ủy quyền cho UBND TP.HCM
  • Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 1/6: Giá xăng trong nước vẫn thấp hơn một số quốc gia
  • Ông Nguyễn Ngọc Thành
  • Xe ô tô biển xanh bẹp dúm sau khi bị 'kẹp chả', tài xế thoát chết trong gang tấc
  • Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô trở thành ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
  • Lộ quy mô căn cứ quân sự của TQ ở nước ngoài
  • Thêm 1 ca mắc Covid
推荐内容
  • Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất trong 4 năm nay
  • Sẽ làm rõ trách nhiệm tại 5 ‘đại dự án’ nghìn tỷ lãng phí
  • Cần quyết liệt để ‘lập lại trật tự’ thị trường phân bón
  • Cảnh báo ung thư tuyến giáp tăng nhanh
  • Thu hồi hơn 22.000 sản phẩm tất đi chân có nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ em
  • Càng trừng phạt, Triều Tiên càng trỗi dậy ?