【lịch thi đấu uefa】Hiệu quả mô hình canh tác lúa thông minh
Sau thời gian triển khai thực hiện,ệuquảlịch thi đấu uefa mô hình trình diễn quy trình “Canh tác lúa thông minh phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long” được ngành chức năng và người dân trong tỉnh đánh giá là mang lại nhiều kết quả khả quan; đây là cơ sở để nông dân trong tỉnh tiếp tục nhân rộng mô hình vào thời gian tới.
Nhờ áp dụng đồng bộ cơ giới hóa và quy trình sản xuất tiên tiến nên mô hình canh tác lúa thông minh đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho nông dân.
Áp dụng đồng bộ cơ giới hóa và kỹ thuật canh tác mới
Mô hình canh tác lúa thông minh phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện trong vụ lúa Đông xuân 2023-2024 với diện tích khoảng 10ha tại 2 xã, gồm xã Vị Trung và Vị Bình, huyện Vị Thủy. Đây là mô hình do Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền và 3 đơn vị liên quan về thiết bị cơ giới hóa, thuốc bảo vệ thực vật cùng đồng hành thực hiện. Một trong những điểm nổi bật của mô hình là nông dân áp dụng đồng bộ cơ giới hóa từ khâu làm đất, gieo sạ, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch và thu gom rơm rạ từ đồng ruộng ra ngoài.
Ông Nguyễn Văn Em, có 1ha thực hiện thí điểm mô hình canh tác lúa thông minh ở ấp 12, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, thông tin: Khi triển khai mô hình, nông dân được hỗ trợ lúa giống cấp xác nhận và áp dụng biện pháp sạ cụm bằng máy, với lượng lúa giống gieo sạ ở mức 60kg/ha, tức khoảng 8kg cho 1 công (1.300m2). Hạt giống được gieo chính xác với khoảng cách hàng cách hàng 25cm, cụm cách cụm 16cm, mỗi cụm có 7-10 hạt giống, nhờ vậy trong quá trình sinh trưởng cây lúa phát huy được hiệu ứng hàng biên. Ngoài ra, nông dân còn áp dụng biện pháp bón lót vùi phân khi làm đất gieo sạ, từ đó giúp cây lúa phát triển mạnh ngay từ đầu, giảm thất thoát và tiết kiệm được lượng phân bón khoảng 30% so với canh tác thông thường.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, so với bình quân trong canh tác lúa tại địa phương thì mô hình đã giúp nông dân giảm được đáng kể lượng lúa giống trong gieo sạ, cũng như lượng phân bón nhất là phân N và số lần phun thuốc. Không những vậy, mô hình cũng đánh giá thêm về chất lượng gạo và dư lượng qua thu mẫu, phân tích so với sản xuất của nông dân lân cận cho thấy chất lượng gạo được nâng lên, tỷ lệ thu hồi gạo khi xay xát tăng lên, không tồn dư dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Trưởng Ban cố vấn chương trình canh tác lúa thông minh, phân tích: Quy trình canh tác lúa thông minh đáp ứng được 2 tiêu chí, đó là phù hợp với từng vùng sinh thái, từng mùa vụ; đồng thời không ngừng cập nhật giải pháp kỹ thuật mới để nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Đặc biệt, thông qua mô hình, ngành chức năng ghi nhận lần đầu tiên các chỉ số phân tích về chất lượng gạo, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật được theo dõi, đo đạc; từ đó hướng đến việc đáp ứng yêu cầu của thị trường ngày càng cao, cũng như quy định của các nước nhập khẩu gạo ngày càng nghiêm ngặt. Cụ thể, các chỉ số về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong mô hình đạt ngưỡng an toàn, đảm bảo chất lượng hạt gạo cho thị trường tiêu thụ.
Đạt năng suất và lợi nhuận cao
Mới đây, ruộng lúa trong mô hình canh tác lúa thông minh tại ấp 12, xã Vị Trung, đã được nông dân tiến hành thu hoạch để tổng kết đánh giá mô hình dưới sự tham quan, chứng kiến của đại diện lãnh đạo Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia - Bộ NN&PTNT; lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang; nhà khoa học, công ty, doanh nghiệp cung ứng phân bón, kinh doanh thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất lúa và đông đảo nông dân, hợp tác xã sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh. Điều mà ngành chức năng và nông dân trong và ngoài mô hình cảm thấy phấn khởi là năng suất và lợi nhuận thu được từ việc canh tác lúa thông minh đạt khá cao so với canh tác truyền thống.
Cụ thể qua kết quả thu hoạch mẫu lúa để đánh giá của cán bộ chuyên môn, lúa trong mô hình ước đạt năng suất gần 10 tấn (lúa tươi)/ha. Với giá hợp đồng thu mua tại ruộng là 8.800 đồng/kg (giống lúa RVT), nông dân đạt doanh thu gần 88 triệu đồng/ha, trừ chi phí mang lại lợi nhuận cho nhà nông gần 65 triệu đồng/ha. Đây được xem là mức lợi nhuận cao gần gấp đôi so với sản xuất theo tập quán truyền thống của bà con nông dân trong khu vực.
Ông Trần Văn Huynh, ở ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, bộc bạch: “Sau khi đến tham quan mô hình và được nghe trình bày quy trình canh tác lúa thông minh, đồng thời tận mắt chứng kiến cánh đồng lúa vàng tươi trĩu hạt của bà con xã Vị Trung thì bản thân cảm thấy rất ấn tượng, đặc biệt là về năng suất và mức lợi nhuận rất hấp dẫn. Sau khi được học tập kinh nghiệm thì tới đây, tôi và bà con ở cánh đồng quê nhà sẽ tổ chức áp dụng mô hình canh tác lúa thông minh để góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho gia đình, đồng thời làm giảm phát thải khí nhà kính gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long theo mục tiêu mà mô hình đề ra”.
GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Trưởng Ban cố vấn chương trình canh tác lúa thông minh, thông tin thêm: Qua 7 vụ lúa liên tiếp, hiệu quả mô hình mang lại là năng suất lúa tăng 0,5 tấn/ha, chi phí sản xuất giảm từ 1,2-1,4 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng thêm khoảng 4-5 triệu đồng/ha. Về mặt môi trường, canh tác lúa thông minh sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, xử lý tuần hoàn các phụ phẩm rơm, rạ tạo phân bón, phát thải thấp khí nhà kính.
Nông dân Hậu Giang đánh giá cao năng suất, chất lượng mô hình canh tác lúa thông minh của người dân tại ấp 12, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy.
Tiền đề phát triển vùng lúa chất lượng cao
Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Hậu Giang là tỉnh thuần nông với trên 86% diện tích đất nông nghiệp, trong đó diện tích lúa gieo trồng hàng năm đạt trên 177.000ha, sản lượng đạt trên 1,1 triệu tấn. Riêng vụ Đông xuân 2023-2024 này, diện tích xuống giống đạt hơn 74.000ha, ước sản lượng gần 600.000 tấn. Hiện tại, giá trị sản xuất lúa của tỉnh chiếm trên 40% tổng giá trị sản xuất khu vực I (lĩnh vực nông nghiệp). Hàng năm, thông qua công tác tuyên truyền và triển khai nhiều chương trình, đề án, dự án đã giúp nông dân thay đổi đáng kể từ tư duy đến tập quán canh tác. Đặc biệt, từ kết quả khả quan của mô hình trình diễn quy trình “Canh tác lúa thông minh phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện tại xã Vị Trung và Vị Bình của huyện Vị Thủy là tiền đề quan trọng để tỉnh tiếp tục triển khai nhân rộng và thực hiện có hiệu quả theo mục tiêu Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.
Theo kế hoạch đến năm 2025, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp của tỉnh Hậu Giang sẽ đạt 28.000ha và đến năm 2030 là 46.000ha. Trong đó, ngành chức năng có liên quan của tỉnh sẽ ưu tiên về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ và khuyến nông, khuyến khích nông dân và doanh nghiệp liên kết sản xuất, có chính sách chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, bảo vệ quỹ đất chuyên trồng lúa ổn định, lâu dài.
Về giải pháp cụ thể, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tập trung hướng dẫn nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật với lượng lúa giống gieo sạ 80-100kg/ha, lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hóa học giảm 20%, lượng nước tưới giảm 20%, 100% diện tích áp dụng một trong các quy trình canh tác bền vững như “1 phải 5 giảm”, SRP, tưới ngập - khô xen kẽ, 100% diện tích có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tỷ lệ rơm được thu gom khỏi đồng ruộng và được tái sử dụng, chế biến đạt 70%. Giảm lượng phát thải khí nhà kính trên 10% so với canh tác lúa truyền thống. Giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 30%, trong đó tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa đạt trên 40%.
Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết thêm: Hiện nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã biết ứng dụng cơ giới hóa và các công nghệ thông minh trong sản xuất lúa để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, giá thành sản xuất lúa của nông dân Hậu Giang đang thuộc nhóm các tỉnh có giá thành sản xuất lúa thấp nhất vùng ĐBSCL. Với những mặt tích cực đã và đang diễn ra thì tin rằng, lĩnh vực sản xuất lúa của tỉnh sẽ tiếp tục mang lại nhiều gam màu sáng cho nông dân trong thời gian tới.
Tỉnh Hậu Giang triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long tại 6/8 đơn vị cấp huyện của tỉnh; trong đó phấn đấu đến năm 2030, thành phố Vị Thanh có 1.000ha, huyện Châu Thành A có 4.000ha, huyện Phụng Hiệp 10.000ha, huyện Vị Thủy 11.000ha, thị xã Long Mỹ 8.000ha và huyện Long Mỹ 12.000ha. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
(责任编辑:La liga)
- ·Đang bơm nhiên liệu, tàu chở dầu trọng tải 2.000 tấn bất ngờ bốc cháy dữ dội
- ·Hàng nghìn sinh viên các trường đại học bị cảnh báo, buộc thôi học
- ·Nữ đô đốc duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam là ai?
- ·Nữ thần đồng Trung Quốc đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi đặc biệt
- ·Xây dựng chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh
- ·Xô xát trong trường học, 2 thầy cô cùng gửi đơn đến cơ quan công an
- ·Nhiều sinh viên bỗng thành 'con nợ' khi tin chiêu lừa việc nhẹ lương cao
- ·Xô xát trong trường học, 2 thầy cô cùng gửi đơn đến cơ quan công an
- ·Vụ hiệp sĩ đường phố bị đâm tử vong: Kế hoạch 'lấp liếm' và chạy trốn của băng trộm
- ·Lý do Bộ GD&ĐT đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945
- ·Vaccine phòng Covid
- ·Trường đại học đầu tiên chốt thưởng Tết 2025, lao công nhận bằng mức hiệu trưởng
- ·Đào tạo nghề Logistics: Câu chuyện thành công của một trường nghề
- ·Câu hỏi Đường lên đỉnh Olympia hóc búa, 'cậu bé Google' cũng phải 'đứng hình'
- ·Nhiều ý kiến ủng hộ kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu qua một đầu mối
- ·Thầy giáo lừng danh sử Việt Nam với 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ là ai?
- ·Hải Phòng hỗ trợ phí đào tạo 9 nghề trên địa bàn thành phố
- ·'Nữ giảng viên cơ bắp' gây sốt mạng xã hội ở Trung Quốc
- ·Chủ động sử dụng các công cụ PVTM để bảo vệ sản xuất trong nước
- ·Tên thật của 'chị Dậu' là gì?